Làng Cổ Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội) còn lưu giữ
món thịt quay đòn gánh gắn với câu chuyện lịch sử thủa Ngô Quyền (939 –
944) đánh đuổi quân Nam Hán bảo vệ non sông nước nhà.
(HNMCT) - Muốn ra đền Ngọc Sơn
phải có thuyền nên năm 1865, Nguyễn Văn Siêu, một nhà thơ lớn của Hà Nội
đã quyên tiền làm cầu bắc từ bờ ra đền Ngọc Sơn và đặt tên là Thê Húc
(có nghĩa là giọt ánh sáng đậu lại). Cầu gồm 15 nhịp, 32 chân cột gỗ
tròn xếp thành 16 đôi. Mặt cầu lát ván gỗ và sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc
thếp vàng. Thê Húc mềm mại, duyên dáng như thiếu nữ, được coi là cây
cầu đẹp nhất Hà Nội.
Từ thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, du khách đi
về hướng Nam khoảng 40km sẽ đến với đảo Tam Hải để được tận hưởng không
gian đầy thơ mộng và bình yên.
Hàng năm vào tháng Giêng - mùa lễ hội - cũng như
bao làng quê khác, nhân dân thôn Phù Liễn - xã Đồng Tĩnh - huyện Tam
Dương, Vĩnh Phúc lại tổ chức lễ hội truyền thống Đúc Bụt.
Đèo Khánh Lê là con đường quen thuộc của những
tín đồ cuồng di chuyển. Đoạn đường nối liền Nha Trang- Đà Lạt được mệnh
danh là “con đèo nối giữa Biển và Hoa” mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ,
tráng lệ.
Gần 3 tuần sau cuộc đại phẫu tách dính, sức khỏe của cặp song sinh Trúc Nhi – Diệu Nhi bình phục kỳ diệu. Các bé đã tự thở khí trời cười đùa vui vẻ trong niềm hạnh phúc của gia đình, y bác sĩ.
Hầm Hô, một đoạn suối vẫn còn rất hoang sơ và
chứa đựng nhiều điều bí ẩn, nằm trong Thung lũng Cò bay, thuộc địa phận
thôn Bông Miêu một thời đã đi vào sử sách với cái tên nổi tiếng “cánh
đồng vàng Bông Miêu” (nay thuộc Thôn 10, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh,
tỉnh Quảng Nam). Để đi đến được Hầm Hô chỉ có một cách duy nhất là từ
Dốc Dẻo đi bộ hoặc xe máy theo con đường mòn dài khoảng 5km băng qua một
khu rừng rậm rạp. Con đường này do người Pháp mở khi xưa để phục vụ cho
việc khai thác vàng tại Bông Miêu, nay chỉ còn lại là một lối mòn nhỏ,
một bên là dòng sông Bông Miêu cuồn cuộn chảy một bên là vách núi với
cây cỏ chằng chịt, rậm rạp.
Ngồi trên chiếc thuyền nan du ngoạn cảnh quan
Vân Long, được những người dân bản địa vừa chèo thuyền vừa hướng dẫn về
lịch sử văn hóa vùng đất là một trải nghiệm thú vị khi khám phá vùng đất
Cố đô Ninh Bình...
Từ trung tâm thành phố Hà Giang dọc theo hướng
đi Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy chừng 5 km, thôn Tha (xã Phương Độ, thành
phố Hà Giang) hiện ra với vẻ đẹp truyền thống, nguyên sơ đầy mê hoặc.
Là bản của đồng bào dân tộc Tày, thôn Tha mang một vẻ đẹp thanh bình,
yên ả với những nếp nhà sàn mộc mạc thấp thoáng bên những ruộng lúa, đồi
cọ xanh tốt. Phong cảnh hữu tình cùng nét văn hóa đậm đà bản sắc chắc
chắn sẽ đủ sức níu giữ bước chân du khách khi đã một lần đến với thôn
Tha.
(HNMCT) - Kẻ Mơ - Cổ Mai xưa của
Thăng Long bao gồm các làng Hoàng Mai, Tương Mai, Mai Động, nay đã là ba
phường thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội. Giữa phố phường hôm nay, ký ức
làng và giá trị văn hóa truyền thống ở một vùng địa linh của đất kinh kỳ
văn vật vẫn được lưu giữ, trao truyền bằng nhiều hình thức.
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong
truyền thống được những người phụ nữ dân tộc Dao Tiền tại xóm Sưng (xã
Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) giữ gìn và truyền lại qua từng thế
hệ như một cách để bảo tồn văn hóa.
Trong hùng vĩ của núi rừng, giữa mênh mang của
hồ thủy điện, câu chuyện về Cọc Vài kỳ bí, sự tích hoa phặc phiền, những
trùng trùng điệp điệp của 99 ngọn núi với truyền thuyết chim phượng
hoàng về xây tổ,... mỗi câu chuyện được gắn với sự tích của dòng sông,
con suối, của đất và con người nơi đây đã đưa chúng tôi về "miền cổ
tích" Lâm Bình.
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra vô
vàn loại nhạc cụ bằng tre nứa giản dị nhưng rất độc đáo, đặc biệt âm
thanh của nó diệu kỳ quyến rũ lay động lòng người. Một trong số đó là
chiếc khèn bè của dân tộc Thái vùng Tây Bắc.
(HNM) - Trải qua bao thăng trầm
lịch sử, làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) nhỏ bé, hiền hòa
nằm bên dòng sông Nhuệ vẫn lưu giữ những nếp nhà xưa cùng lối sống mang
đậm hồn cốt kinh kỳ. Những ý tưởng bảo tồn, phát huy giá trị truyền
thống của làng Cựu được kỳ vọng, trong tương lai không xa sẽ giúp ngôi
làng cổ này trở thành một trung tâm văn hóa sáng tạo mới ở phía Nam Thủ
đô, một điểm đến hấp dẫn du khách.
Nghề khảm trai làng Chuôn Ngọ, xã Chuyên Mỹ,
huyện Phú Xuyên, Hà Nội mặc dù trải qua biết bao thăng trầm, có lúc
tưởng như bị mai một, nhưng chính những người thợ khảm trai tâm huyết
trong làng mà nghề khảm trai vẫn đang được gìn giữ và phát huy.
(HNNN) - Xã Phùng Xá, huyện Mỹ
Đức, Hà Nội nổi danh với nghề trồng dâu, nuôi tằm, se tơ, dệt lụa. Phát
huy thế mạnh truyền thống làng nghề, bằng sự đam mê, sáng tạo, Nghệ nhân
Ưu tú Phan Thị Thuận đã, đang gây dựng nên thương hiệu độc đáo qua
những sản phẩm lụa tinh xảo, có giá trị cao được làm từ tơ sen.
Đã thành thông lệ, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày
8 tháng 4 âm lịch hằng năm, đồng bào dân tộc Bố Y ở huyện vùng cao biên
giới Mường Khương, tỉnh Lào Cai lại náo nức tổ chức một ngày Tết truyền
thống rất riêng và độc đáo của dân tộc mình – đó là Tết tháng Tư –
tiếng dân tộc Bố Y còn gọi là Tết “Sử giề pà”…
“Đột nhập” rừng khóm Tắc cậu – đệ nhất khóm Nam Bộ Trái khóm hay một số vùng miền gọi là quả dứa là một trong những đặc trưng không thể thiếu khi nhắc đến Kiên Giang. Khóm Tắc cậu là một thương hiệu từ lâu được mọi người truyền tai nhau là loại khóm có chất lượng cao, trái to, ngọt và thơm ngon. Vì thế, hôm nay các bạn hãy cùng tớ khám phá rừng khóm Tắc cậu nhé!