(NSHN) - Lại mùa dã quỳ nữa về
trên vùng non Tản. Trong cái hanh hao lành lạnh cuối thu - đầu đông,
khắp sườn núi, trong các khu thắng cảnh của miền núi Ba Vì, trên nền
xanh mướt của cỏ cây hoa lá, dã quỳ rực rỡ tô điểm cho cảnh sắc nơi đây
bừng sáng, ấm áp. Núi Tản - sông Đà vào mùa hoa dã quỳ cũng như được
khoác lên tấm áo họa tiết thiên nhiên sinh động khiến du khách đắm say,
mê mải...
Trong bất kỳ thời điểm lịch sử nào, dù xã hội có
phát triển và đổi thay, "tôn sư trọng đạo" vẫn là một truyền thống, một
nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Không chỉ là một trong những người thầy nổi
tiếng của lĩnh vực sân khấu, nghệ sỹ Nhân dân Đinh Bằng Phi còn là người
thầy tận tuỵ, hết lòng, đào tạo nhiều thế hệ học trò trở thành những
nghệ sỹ giỏi.
Nói vần là cách nói của người Êđê, được truyền
miệng qua nhiều thế hệ, được xem là thể loại văn học dân gian. Mới đây,
tỉnh Đắk Lắk đã lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem
xét, đưa lời nói vần của dân tộc Ê đê vào danh mục Di sản văn hóa phi
vật thể cấp Quốc gia.
(HNMO) - Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch vừa ban hành các quyết định xếp hạng 17 di tích quốc gia trên
địa bàn các tỉnh: Bắc Ninh, Bình Phước, Cần Thơ, Đồng Tháp, Gia Lai, Nam
Định, Thái Bình, Nghệ An, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Quảng Bình, Hà Tĩnh,
Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh.
Khi những người dân các địa phương của tỉnh Nam
Định về lập ấp, lập làng tại xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, họ cũng bắt
đầu gắn bó với cánh đồng muối. Trước đây, Bạch Long là vựa muối lớn nhất
miền Bắc với tổng diện tích trên 230 ha, là sinh kế của hàng nghìn
người dân trong vùng.
Năm 1384, Côn Sơn đã được Nguyễn Phi Khanh (thân
sinh của Nguyễn Trãi) miêu tả như một cảnh thần tiên “Khói đầu non,
ráng ngoài đảo, gấm vóc phô bày. Hoa dọc suối, cỏ ven rừng, biếc hồng
phấp phới. Bóng mát để nghỉ, chỗ vắng để ngồi, mùi thơm để ngửi, sắc đẹp
để xem. Phàm những hình ảnh trong mát, tiếng suối reo xa vời mà hư
không, sâu thẳm mà yên lặng, hợp với tai mắt và tâm hồn con người ở đây
đều có cả…”.
Ao Châu là một hồ nước lớn thuộc địa bàn thị
trấn Hạ Hòa và các xã ấm Thượng, Y Sơn, Phụ Khánh (huyện Hạ Hòa), huyện
phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, giáp với huyện Trấn Yên và Yên Bình tỉnh
Yên Bái.
Với sự kỳ công, khéo léo của đôi bàn tay, nghề
đan võng từ cây sa ri được xem như một nghề thủ công truyền thống đặc
sắc mang dấu ấn văn hóa của người Cadong (thuộc dân tộc Xơ-đăng) trên
vùng Trường Sơn-Tây Nguyên.
Đối với người bản địa Tây Nguyên, văn hóa truyền
thống dân tộc chính là điều quý báu nhất mà họ có được và muốn gìn giữ
đến tận mai sau. Đàn ông, con trai Tây Nguyên phải biết đan lát, săn
bắt, đánh cồng chiêng; đàn bà, con gái phải biết dệt vải, múa xoang, nội
trợ. Theo thời gian, nhiều nét văn hóa bản sắc dân tộc tại đây dần mai
một nhưng riêng nghề dệt thổ cẩm vẫn luôn được phụ nữ Bahnar tại Gia Lai
gìn giữ như là một bảo chứng cho phái đẹp dân tộc mình.
Mỗi vùng đất của Việt Nam không chỉ sản sinh ra
các món ăn đặc sản thơm ngon tượng trưng cho từng miền mà đi liền với nó
là những câu chuyện lịch sử nổi bật của vùng đất đó. Bánh đậu xanh ở
Hải Dương từ lâu đã là một loại bánh nổi tiếng trong và ngoài nước bởi
sau nó là một câu chuyện tự hào của vùng đất Hải Dương.
Lý Sơn không chỉ là một “thiên đường” du lịch
với biển xanh cát trắng trong nắng vàng rực rỡ, nơi đây còn được mệnh
danh là “vương quốc tỏi” với những cánh đồng xanh mướt nổi bật trên nền
cát trắng...
Dân tộc Tày là cư dân bản địa cư trú sớm nhất ở
vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc tổ quốc. Bà con có bề dày truyền thống văn
hóa mà lễ hội Dàng Then là lễ hội rất tiêu biểu trong đời sống tín
ngưỡng.
Được mệnh danh là "thiên đường biển đảo" của
miền Bắc, Cô Tô đem tới cho du khách ưa khám phá những bất ngờ. Có một
điểm đến lý thú mà du khách nên trải nghiệm một lần, đó là bãi Vụng
Tiên.
Nằm ngay vị trí trung tâm quy hoạch khu du lịch
Quốc gia, Ninh Chữ là điểm đến quốc tế hàng đầu tại Việt Nam cho du
khách đam mê các môn thể thao biển như: lướt ván diều, sailing, motor
nước… với nhiều trải nghiệm không đâu có.
Nếu Mã La là linh hồn của người Raglai thì loại
nhạc cụ đơn sơ phỏng theo thanh âm của tiếng Mã La chính là đàn Chapi.
Nhưng những nghệ nhân chế tác được đàn Chapi thì chỉ còn đếm trên đầu
ngón tay, Và nghệ nhân Ka Tơr Đôi (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh
Ninh Thuận) là một trong số những người còn lưu giữ những tiếng đàn
Chapi.
Làng cổ Phước Tích với lịch sử hơn 500 năm tuổi,
được bao bọc bởi dòng sông ô Lâu hiền hòa, đang là điểm du lịch thú vị
hấp dẫn cho du khách khi đến xứ Huế mộng mơ.