Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 27/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Những con đê giữa lòng thành phố Những con đê giữa lòng thành phố , Người xứ Nghệ Kiev
 
(NSHN) - Hà Nội là thành phố nằm trong những con sông nên việc trị thủy là quan trọng hơn bao giờ hết. Từ xa xưa, những con đê nước Việt đã gắn liền với nền văn minh lúa nước và việc đắp đê, trấn giữ dòng nước dữ là việc tối quan trọng của một quốc gia dựa vào nông nghiệp và kinh đô xây dựng bên lưu vực những con sông lớn.

Những con đê dài tít tắp dọc theo các triền sông là hình ảnh rất đỗi quen thuộc của nông thôn Việt Nam. Nếu ai đó đi bằng đường không, khi máy bay hạ độ cao để xuống Sân bay Nội Bài có thể thấy rõ những dòng sông đỏ lịm phù sa nằm giữa những những cánh đồng lúa xanh bát ngát, và những con đê dài uốn lượn ôm sát lấy dòng sông như một con trăn khổng lồ bao bọc, ôm giữ bảo vệ làng mạc, thành phố.

Con đê cổ ở giữa lòng Hà Nội đáng kể nhất chính là Đê La Thành. Trải qua nghìn năm biến thiên của lịch sử, kể từ khi Thăng Long trở thành đế đô chính thức của nước Việt thì những con đê bảo vệ kinh thành có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đê ngăn nước không tràn vào kinh thành, nơi sinh sống của vua và chính quyền đầu não thời phong kiến. Đê La Thành tuy giờ ở khá xa sông Hồng nhưng dễ dàng hình dung ra rằng sông Hồng ngày xưa đã rộng lớn và hung dữ thế nào.

Việc đắp đê là vô cùng mất công và tốn kém, phải huy động rất nhiều dân đinh và binh lính, nếu không vì sự uy hiếp của dòng nước lũ đe dọa tới tồn vong của kinh thành thì đã không có một con đê hộ vệ vòng ngoài kinh thành như thế. Các triều đại phong kiến Việt Nam từ rất sớm đã có ý thức trong việc kiềm chế nước lũ nhằm bảo vệ cuộc sống và mùa màng.

Thời Lý, tháng ba năm 1108, con đê đầu tiên được đắp ở phường Cơ Xá nhưng hệ thống đê vẫn chưa được hoàn chỉnh, thỉnh thoảng nước vẫn tràn vào nội thành. Thời nhà Trần, năm 1248 vua Trần Thái Tông đã lập ra cơ quan Hà đê, có chánh sứ và phó sứ để phụ trách đê điều ở các lộ phủ; Nhà nước cấp kinh phí và cùng nhân dân tu bổ, đắp sửa hàng năm. Những con đê thời phong kiến gọi là đê quai vạc, vì đê đắp có nhiều chỗ phình ra, cong giống hình cái quai vạc.

Hệ thống đê điều có vị trí tối quan trọng tới đời sống, kinh tế nông nghiệp nên luật pháp phong kiến rất nghiêm khắc với những vụ phá hoại. Năm Canh Dần 1830, nguyên Phó tổng Đặng Văn Mai vì tham lam bắt cá đã đào trộm đê ở xã Lưu Khê, huyện Thượng Phúc. Khi mưa lớn, nước lũ tràn về, đê bị vỡ, vùng Sơn Nam bị lụt lớn làm mất nhiều nhà cửa, hoa màu. Việc được báo lên triều đình, vua Minh Mạng ngay lập tức giáng chỉ phạt tội. Đê chính đại thần Lê Đại Cường và Nguyễn Văn Khoa, các viên trấn phủ sở tại cùng Tổng trấn Bắc thành Phan Văn Thúy đều bị giáng chức theo thứ bậc. Riêng kẻ tội đồ Đặng Văn Mai phải chịu án nặng nhất: Xử chém ngang lưng và vứt xác xuống sông.

Quay lại chuyện của Đê La Thành, trải qua biến thiên của lịch sử, Đê La Thành giờ đã nằm giữa lòng thành phố nhưng vẫn có thể thấy rõ dấu vết của nó. Con đê được đắp cao hơn hẳn so với với bề mặt bằng phẳng và hơi trũng của phía nam kinh thành khi xưa. Đê La Thành xưa giờ đã thành phố La Thành sầm uất, nhộn nhịp nhưng đặc điểm của con đê cổ vẫn còn thấy rõ, một con đường cong cong hơi chênh vênh, những ngõ nhỏ trổ xuống từ đường La Thành dốc và sâu hun hút...

Xưa kia, người ta phân định rõ ràng: Trong đê và ngoài bãi sông. Ngoài bãi sông là nơi cấy trồng, đánh cá và người dân chỉ xây nhà, sinh sống ở trong đê vì lo sợ nước lũ có thể kéo đến mà cuốn đi tất cả. Giờ thì thiên nhiên biến đổi, thành phố ngày càng đông dân và dòng sông dường như cũng thu hẹp dần, nguồn nước cũng ít hơn. Người dân đã sinh sống ở ngoài các bãi sông và những khu đất ẩm thấp, lụt lội đầy rắn rết, ễnh ương xưa kia nay đã trở thành phố phường, nhà cao tầng. Và có thể dễ dàng tìm thấy những cái tên phố mang dấu vết ngoài bãi sông Hồng: Bãi Phúc Tân, bãi Phúc Xá, Đầm Trấu… Những nơi ấy, giờ đông vui, nhộn nhịp có kém gì những con phố giữa trung tâm.

Những con đê, theo biến chuyển của thiên nhiên và lịch sử cũng dần có những thay đổi về công năng và hình dạng. Những con đê xưa chỉ dùng để ngăn nước lũ thì nay trở thành đường, không phải chỉ là đường nhỏ mà là những con đường lớn huyết mạch. Mặt đê giờ đã được trải nhựa và thân đê xây bằng bê tông, thỉnh thoảng người ta lại trổ một cửa khẩu trên thân đê để làm lối đi lại cho dân cư.

Những con đê dài bao quanh Hà Nội giờ đã thành những con đường lớn: Trần Quang Khải, Nguyễn Khoái, Yên Phụ, Âu Cơ… Đi trên những con đường đó vẫn cảm giác được độ cao và vị trí gần sông của nó; đi qua đường Âu Cơ có thể nhìn thấy chợ hoa Quảng Bá rực rỡ ở phía dưới và đoạn qua An Dương Vương vẫn thấy những rặng tre um tùm xanh tốt, chỉ cần qua mặt đường một chút rồi đi xuống là thấy sông Hồng mênh mang đỏ lừ mùa nước lũ.

Nhưng vẫn còn những con đê giữ được vẻ yên bình vốn có của mình. Những con đê khu vực quận Long Biên, huyện Gia Lâm, Đông Anh hoặc ngược lên mạn Sơn Tây như đê bao sông Đáy, sông Tích… vẫn thấy những màu xanh của cỏ hai triền đê. Ngay cả đoạn đê sông Hồng đi ra làng gốm Bát Tràng cũng vậy, một màu xanh mướt mát của cỏ và mặc cho sự ầm ĩ, đông đặc của phố xá, cỏ vẫn xanh và dịu mát yên bình.

Và ở những khúc đê ngoại thành không khó để tìm ra một cây gạo, cây đa mọc cạnh triền đê - nơi vẫn có sự phân biệt rõ ràng ngoài bãi sông và trong đê. Bên trong đê là những xóm làng trù phú, những mái nhà thấp thoáng dưới bóng cây; ngoài bãi sông là những vạt ngô, vạt chuối, rau muống, rau cải xanh tốt. Những con trâu thong thả gặm cỏ ở triền đê thoai thoải êm đềm và những điếm canh như một điểm nhấn mộc mạc canh chừng con đê vào mùa nước lũ.

Những con đê cứ trải dài, vươn ra ôm giữ dòng sông là bức tường thành bảo vệ sự trường tồn của các làng quê và thành phố. Xa quê lâu ngày, sau khi bỏ lại những nhấp nhô nhà cao tầng sau lưng cũng là lúc tầm mắt gặp vóc dáng của triền đê mênh mang với lũy tre xanh xa... ấy cũng là lúc trong lòng thấy bình yên đến lạ, và từ sâu thẳm bật lên tiếng reo thân thương: Quê nhà ơi...!
 

Bình Nguyên

Nguồn nhipsonghanoi.vn

http://nhipsonghanoi.vn/tin-tuc/doi-song/819242/nhung-con-de-giua-long-thanh-pho



  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 12
Total: 66138625

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July