Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 25/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Lễ nghĩa của người Việt: Trung hiếu làm đầu Lễ nghĩa của người Việt: Trung hiếu làm đầu , Người xứ Nghệ Kiev
 

“Trai thời trung hiếu làm đầu/Gái thời tiết hạnh là câu trau mình”, câu thơ trong tác phẩm Lục Vân Tiên cho thấy “trung, hiếu” là một giá trị tốt đẹp trong đời sống tinh thần của người Việt.

 Tượng Hưng Đạo Vương ở Nam Định (Ảnh: Ngọc Thắng)

Từ xưa đến nay, sử sách nước nhà đã ghi chép lại nhiều tấm gương trung hiếu, trung nghĩa cho muôn đời sau. Những người con ưu tú ấy luôn được cộng đồng tôn vinh. Trong Việt Nam phong tục, nhà văn hóa Phan Kế Bính cho biết: “Trong làng không cứ đàn ông đàn bà, kẻ quý người tiện, ai có ân nghĩa với dân thì có bia kỷ niệm, lúc còn sống thì dân kính trọng, lúc mất rồi thì dân khắc tên vào bia để dân nhớ ân nghĩa về sau”. Việc làm này còn nhằm “kính khuyến lòng người trong chốn hương đảng”.


Lịch sử của hơn bốn ngàn năm của nước Việt đã chứng minh một điều: Khi đất nước đứng trước nguy cơ ngoại xâm, mỗi người lại tự giác gác mọi tị hiềm, bè phái để tập trung sức mạnh chống kẻ thù chung. Sự đoàn kết một lòng ấy mới là nội lực ghê gớm nhất. Sử gia Pháp là Gosselin đã kinh ngạc nhận định: “Khi chúng ta đặt chân đến đất nước này, chúng ta phải đối đầu với một dân tộc có sự thống nhất ngoài sức tưởng tượng của chúng ta”. Sự thống nhất ấy bền vững ngàn đời, bởi tự thâm tâm của mỗi con người đều hướng đến một lễ nghĩa đã thâm nhập vào máu thịt: Trung hiếu với dân, với nước.

Tinh thần sẵn sàng xả thân vì dân, vì nước đó ở thế kỷ 13 cũng đã được thể hiện một cách quật cường trong bài Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn - bài hịch kêu gọi toàn dân Đại Việt đứng lên đoàn kết chống giặc Nguyên Mông xâm lược: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”. Và chính Trần Quốc Tuấn là một tấm gương sáng ngời trong việc dẹp “thù riêng” để phụng sự cho lợi ích chung của quốc gia.

Xưa nay đã có nhiều người con ưu tú đi sứ, họ đã làm tròn trọng trách đối với dân, với nước. Tưởng cũng nên nhắc lại chuyến đi sứ của Lý Văn Phức vào năm 1831. Lúc đến Phúc Kiến (Trung Quốc), sau khi lên bộ, phái đoàn của ông được đưa đến nhà công quán. Đến nơi, một dòng chữ đập vào mắt khiến ông nổi giận đùng đùng: “Việt Nam quốc di sứ công quán” (Nhà công quán tiếp sứ rợ nước Việt Nam). Lập tức, ông biện bạch rành mạch. Đuối lý, họ phải lột bỏ dòng chữ nhảm nhí đó, thay bằng “Việt Nam quốc sứ quan công quán” (Nhà công quán tiếp quan sứ nước Việt Nam). Không chỉ vậy, Lý Văn Phức còn viết ngay bài Biện di luận dán lên ở cổng quán như một cách khí khái bày tỏ thái độ. Sự bình tĩnh, hiên ngang không hề run sợ trước oai “thiên triều” của những sứ giả nước Việt phải chăng cũng được hun đúc từ lòng thành trung với nước?

Và nếu không đặt vận mệnh đất nước, nhân dân lên hàng đầu, liệu chừng những năm 1946, trong thời điểm đất nước còn muôn vàn khó khăn, đời sống nhân dân còn hết sức cơ cực, các công dân anh tài đang sống xa Tổ quốc có vâng theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước?

Ngày 11/9/1946, từ cảng Marseille, một chuyến tàu lặng lẽ khởi hành. Trên tàu có Chủ tịch Hồ Chí Minh, bác sĩ Trần Hữu Tước và các kỹ sư Võ Quý Huân, Võ Đình Huỳnh, Phạm Quang Lễ... Khi tàu cặp bến Lyon, Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi kỹ sư Phạm Quang Lễ: “Bây giờ, ở nhà còn gian khổ lắm, chú có chịu nổi không?”. “Thưa Bác, tôi chịu nổi!”. Người trầm ngâm rồi hỏi tiếp: “Bây giờ ở nhà kỹ sư về vũ khí không có, máy móc thiếu thốn, liệu chú có làm việc được không?”. “Thưa Bác, tôi đã chuẩn bị 11 năm và tôi tin tưởng là làm được những nhiệm vụ Bác giao”. Rồi lần lượt các bác sĩ Đặng Văn Ngữ, nhà toán học Lê Văn Thiêm, nhà nông học Lương Định Của, nhà triết học Trần Đức Thảo... cũng trở về nước tham gia kháng chiến và kiến quốc. Họ là những tấm gương tiêu biểu cho hàng triệu con người tận trung với nước, trong đó có kỹ sư Phạm Quang Lễ được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên là Trần Đại Nghĩa.

Vâng, trung hiếu với dân, với nước, đó cũng chính là nghĩa lớn của người dân Việt.

(Theo Lê Minh Quốc/ Thanh niên)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/dat-nuoc-con-nguoi/le-nghia-cua-nguoi-viet-trung-hieu-lam-dau-20170420091124707.htm



  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 7
Total: 60363144

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July