Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Dàn nhạc ngũ âm – tinh hoa văn hóa của người Khmer Nam Bộ Dàn nhạc ngũ âm – tinh hoa văn hóa của người Khmer Nam Bộ , Người xứ Nghệ Kiev
 

08/05/2020

Trong kho tàng văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Nam Bộ, dàn nhạc ngũ âm là sự hội tụ tinh tế của chủ thể văn hóa, không chỉ về sự tài hoa của người diễn tấu, thẩm mỹ âm nhạc truyền thống mà còn chứa đựng trong đó lịch sử - địa văn hóa, phong tục tập quán và khát vọng thuần hậu.

 Dàn nhạc ngũ âm – nhạc cụ truyền thống của người Khmer

Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa tài hoa

Người Khmer Nam Bộ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, vốn có chung nguồn gốc với người Campuchia và có nguồn gốc gần gũi với các dân tộc Indonesia, Malaysia ở các hải đảo phía Nam. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh sống gần gũi, đồng bào đã hòa hợp với các cộng đồng Chăm, Hoa, Việt tại vùng Nam Bộ. Những sự tiếp nối, giao lưu văn hóa này là nguồn gốc tạo nên bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ. Dàn nhạc ngũ âm phản ánh rõ nét những đặc điểm này với ảnh hưởng từ âm nhạc cổ truyền Campuchia, Ấn Độ và Indonesia, đã được bản địa hóa.

Nhạc cụ truyền thống của người Khmer ở Nam Bộ rất đa dạng, được kết cấu thành nhiều dàn nhạc khác và tuỳ theo từng cuộc lễ mà lựa chọn sử dụng dàn nhạc với các nhạc cụ khác nhau để biểu diễn. Trong đó, dàn nhạc ngũ âm là sự kết hợp giữa nhạc Pin và nhạc Peat. Nhạc Pin vốn là dàn nhạc cổ xưa, được ra đời từ thời đại Noko Knum của vương quốc Phù Nam, mang đậm dấu ấn văn hóa Ấn Độ và được du nhập theo tôn giáo Bà La Môn. Sau này, có sự kết hợp thêm nhạc cụ của người Khmer có sẵn và dàn nhạc krong-sko-trom min có từ thời trung đại. Hai loại nhạc gồm Pin và krong-sko-trom min được nhập chung với nhau thành một dàn nhạc Pin-peat.

Là dàn nhạc lễ nên có những quy định chặt chẽ về việc sử dụng trong những hoạt động tín ngưỡng cụ thể. Theo quy định cổ truyền, dàn nhạc ngũ âm chỉ được sử dụng trong các ngày đại lễ tại chùa (Lễ Cầu Phước, Lễ Dâng Bông…) và ngày Tết như Sel Done-ta, Chnam Thmây, Óc Om Bok, Lễ Dâng y hoặc sử dụng trong đám tang. Đến nay, nhạc ngũ âm đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống, mang tính giải trí cao, từ liên hoan mừng công và trình diễn trong các hoạt động văn hóa.

Sự độc đáo của dàn nhạc ngũ âm

Dàn nhạc ngũ âm tổng hợp từ 5 loại chất liệu, đồng, sắt, gỗ, da và hơi với 9 loại nhạc: Đàn thuyền (Rô-Niết ek, Rô-Niết-thung), bộ trống (Kha so-somphô, Sakho-thôm), đàn cò và bộ trống Sa dăm, bộ cồng lớn và nhỏ (Pét-Kuong-Thôn, Ro-Niết-Đek), đàn Tà-Khê, đàn Khưm, kèn Srô-lây (2 loại Srô-lây-Tôck (kèn nhỏ) và Srô-Lây-thung (khèn lớn).

 Dàn nhạc ngũ âm – nhạc cụ truyền thống của người Khmer


Trong đó, Rôneat-ek là nhạc cụ chủ đạo, có vai trò dồn bè. Dàn nhạc ngũ âm có thể thiếu một vài nhạc cụ nhưng không thể thiếu cặp đàn Rôneat-ek, Rô-neat-thung, Cuông-tuôch, Cuông-thôm và cặp trống lớn thì mới hội đủ điều kiện diễn tấu.

Đặc biệt, dàn nhạc ngũ âm còn phối hợp hài hoà với các nhạc cụ khác như đàn cò, đàn a dây hoặc có thể tách ra thành những nhạc cụ riêng lẻ để dễ thực hiện cho các điệu múa sa dzăm, rom vong, lam thone, múa dzù kê…

Mỗi bộ trong dàn nhạc ngũ âm còn có thể có nhiều hơn nếu có thêm người chơi nhạc. Mặt khác, các nhạc cụ trong dàn nhạc này còn được tách ra để độc tấu nhằm khai thác tối đa tính độc đáo trong âm thanh của từng nhạc cụ và thể hiện khả năng biểu diễn của từng nhạc công.

Vai trò, giá trị của dàn nhạc ngũ âm

Dàn ngũ âm của người Khmer Nam Bộ độc đáo về các loại nhạc cụ, phương thức trình diễn, có giá trị nghệ thuật cao và khẳng định trình độ thẩm mỹ về âm nhạc của chủ thể văn hóa. Nếu như những ngôi chùa luôn có mặt trong các phun sóc của người Khmer Nam Bộ và là trung tâm tín ngưỡng, văn hóa, giáo dục của cộng đồng thì dàn nhạc ngũ âm là một phần không thể thiếu. Nó được sử dụng trước hết trong các lễ hội, theo từng nghi thức là phương tiện trao gửi những khát vọng, lòng biết ơn của con người đến thế giới thần linh.

 Truyền tải khát vọng bình dị của người Khmer


Theo ông Thạch Suôl (Trà Vinh) - nghệ nhân tâm huyết, gắn bó suốt đời với nghiên cứu, bảo tồn dàn nhạc ngũ âm có hơn 30 năm tâm huyết nghiên cứu dàn nhạc ngũ âm cho biết: “Dàn nhạc ngũ âm là vốn quý tinh hoa văn hóa của người Khmer Nam Bộ. Về hình thức, các nhạc cụ của dàn nhạc ngũ âm được thiết kế rất tinh xảo, đảm bảo tính thẩm mỹ. Về đặc tính, mỗi loại nhạc khí đều được định âm chuẩn xác, đảm bảo được yếu tố hòa âm, phối khí của dàn nhạc. Vì vậy, để sử thành thạo các nhạc cụ của dàn nhạc ngũ âm, người sử dụng phải có khả năng thẩm âm tốt, nắm vững phương pháp hòa âm, phối khí và nhất là phải thật sự đam mê, sáng tạo mới có thể biểu diễn thành công”.

Tuy nhiên, những nhạc công ngũ âm hầu hết học cách sử dụng nhạc cụ từ truyền nghề theo kinh nghiệm. Điều đó chứng tỏ niềm đam mê và sự tài hoa của nhạc công.

Âm nhạc của ngũ âm nói riêng là tiếng lòng của khát vọng về cuộc sống an lành, khỏe mạnh, ấm no, hạn phúc của chủ thể văn hóa. Những nghi thức trong các lễ hội đều phản ánh khát vọng bình dị này mà dàn nhạc ngũ âm có vai trò truyền tải. Bên cạnh yếu tố tâm linh, dàn nhạc ngũ âm còn mang tính giải trí khi hòa nhập với sinh hoạt thường nhật của người dân. Cả 2 yếu tố này đã kết nối cộng đồng trong mối quan hệ bền chặt, hướng con người tới những điều tốt đẹp.

Hoa Mộc Miên/ langvietonline.vn

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/dan-nhac-ngu-am--tinh-hoa-van-hoa-cua-nguoi-khmer-nam-bo-20200508154207592.htm



  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66002856

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July