Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Ksor Krôh - Người đi tìm hồn gỗ của đại ngàn Tây Nguyên Ksor Krôh - Người đi tìm hồn gỗ của đại ngàn Tây Nguyên , Người xứ Nghệ Kiev
 

05/05/2020

 

Với nghệ nhân ưu tú Ksor Krôh, một tác phẩm tượng gỗ dân gian ra đời được xem như đứa con tinh thần, gắn với nhiều câu chuyện ly kỳ của mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn hùng vỹ.

 Nghệ nhân ưu tú Ksor Krôh tạc tượng dân gian Tây Nguyên

Từ một khúc gỗ vô tri vô giác, nghệ nhân ưu tú Ksor Krôh (66 tuổi, làng Mrông Ngó 4, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, Gia Lai) đã tỉ mỉ từng công đoạn để tạc thành bức tượng mang trong nó hồn người Jrai mạnh mẽ, hoang sơ.

Với ông, một tác phẩm tượng gỗ dân gian ra đời được xem như đứa con tinh thần, gắn với nhiều câu chuyện ly kỳ của mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn hùng vỹ.

Để có một bức tượng như ý từ kiểu dáng đến chất liệu, từ nhiều tháng trước, trong khi lên rừng lên rẫy, các nghệ nhân tạc tượng sẽ chú ý đến những thân cây gỗ vừa mắt. Trước đây, cây của rừng, rừng là của dân làng, cứ thế, họ lên đốn về để tạc tượng, nên tượng đa phần là gỗ quý, thời gian sử dụng hàng chục năm, có khi hàng trăm năm. Nay, rừng được quản lý chặt chẽ nên hiếm có cây rừng để tạc tượng, các nghệ nhân thường mua các loại cây trồng như mít, xoan đào hay cà chít, xà cừ để thỏa đam mê.

Dậy từ sáng sớm, nghệ nhân Ksor Krôh cùng vài thanh niên trong làng mài dao, rựa, rìu để sáng sớm mai tập trung đi đốn cây. Cây gỗ phải đốn hạ lúc mặt trời chưa ló dạng, được chặt thành từng khúc theo chỉ đạo của nghệ nhân. Thường một thân cây sẽ được tận dụng để cho ra vài ba bức tượng tùy theo kích thước.

Các thân gỗ thường được mang về trong khuôn viên nhà rông của làng để các nghệ nhân thực hiện các công đoạn tạc tượng trước sự chứng kiến của đông đảo người dân. Gọi là tượng gỗ dân gian bởi chỉ từ những khúc cây như thế, rồi bằng bàn tay khéo léo, óc sáng tạo và một trái tim yêu mến cộng đồng, các nghệ nhân phác thảo ra bức tượng chỉ bằng rìu, rựa, dao, đục.

Đơn sơ, mộc mạc, nhưng bức tượng gỗ dân gian nào ở Tây Nguyên cũng trông rất sinh động, lôi cuốn ánh nhìn người chiêm ngưỡng bởi từ chúng toát ra được cái hồn con người Tây Nguyên chân chất, thật thà.

 Nghệ nhân ưu tú Ksor Krôh hướng dẫn các em nhỏ tạc tượng gỗ

Nghệ nhân Ksor Krôh cho hay, từ lúc còn chưa biết con chữ, ông đã theo bố là nghệ nhân tạc tượng có tiếng trong vùng, đi khắp nơi tạc tượng cho bà con mỗi mùa lễ Pơthi (Lễ bỏ mả, một nghi lễ lớn vẫn còn được lưu giữ cho đến tận bây giờ của người Tây Nguyên).

Nghĩ con còn nhỏ, bố ông chưa truyền dạy nghề, bắt đi học chữ trước. Với đam mê truyền nối như máu chảy trong người con Jrai, ông Ksor Krôh lén bố, trộm một khúc gỗ nhỏ ra sau nhà đục đẽo. Từ đó, hàng ngày, hàng năm cứ nuôi dưỡng niềm đam mê đến năm 12 tuổi, sau một tuần miệt mài, ông đã tạc hoàn chỉnh một bức tượng nhỏ với tên gọi “người đàn ông Jrai đánh trống.”

Ông cũng cho biết thêm, cái khó của việc cho ra một tác phẩm tượng gỗ dân gian của người Tây Nguyên là lột tả được thần thái nhân vật. Mỗi bức tượng có các trạng thái cảm xúc khác nhau. Những bức tượng được đặt ở các khu nhà mồ thường diễn tả tâm trạng đau buồn, nhung nhớ của người còn sống đối với người đã mất.

Các tượng gỗ miêu tả hoạt động sinh hoạt thường ngày được trưng bày ở nhà rông, nhà sàn hay các khu du lịch thường có trạng thái vui mừng, phấn khởi, niềm hân hoan vụ mùa bội thu hay hạnh phúc với con cháu…

Thời trẻ, ông không quản ngại khó khăn đi khắp các vùng, miền tạc tượng cho bà con có nhu cầu. Về già, lo sợ văn hóa dân tộc mai một, ông lại đi tìm lớp trẻ để truyền dạy nghề. Hàng chục lớp truyền dạy nghề tạc tượng trong và ngoài tỉnh đã được nghệ nhân Ksor Krôh đứng lớp và có hàng chục nghệ nhân trẻ tiếp nhận được "lửa nghề" của thầy Ksor Krôh.

Mải miết đi tìm hồn tượng trong những thân cây, truyền thần thái đó cho thế hệ trẻ, cho đến bây giờ, ông vẫn luôn mang nặng một niềm đam mê tượng gỗ dân gian, niềm đam mê đó được biết đến với một cái tên Ksor Krôh vang danh trong lĩnh vực tạc tượng dân gian tại Tây Nguyên.

Những đóng góp của ông được ghi nhận bằng nhiều phần thưởng, giấy khen, bằng khen. Ngày 8/3/2019, Nghệ nhân Ksor Krôh được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, cụ thể là nghề tạc tượng dân gian. Đây là món quà tinh thần cho bản thân ông Ksor Krôh và cũng là niềm động viên khích lệ cho những nghệ nhân chưa được vinh danh tại các buôn, làng Tây Nguyên.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Gia Lai Nguyễn Đức Hoàng, nhằm khuyến khích người dân tộc thiểu số trên địa bàn lưu giữ và phát huy nghề tạc tượng, tỉnh Gia Lai tiếp tục đề nghị, khuyến khích các địa phương duy trì tổ chức các cuộc thi văn hóa các dân tộc thiểu số, qua đó đẩy mạnh khuyến khích các nghệ nhân say mê với nghề. Đơn vị đã có kế hoạch phối hợp với sở Công Thương và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn làm những tượng gỗ nhỏ dân gian làm quà lưu niệm, điểm nhấn cho du khách khi đến với Gia Lai./.

Hồng Điệp / TTXVN/Vietnam

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/ksor-kroh-nguoi-di-tim-hon-go-cua-dai-ngan-tay-nguyen-20200505144941042.htm



  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66561850

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July