Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Những phong tục lạ đón Tết xuân ở vùng núi Những phong tục lạ đón Tết xuân ở vùng núi , Người xứ Nghệ Kiev
 

Đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở vùng núi cao. Với địa vực cư trú đặc thù này bà con tích tụ được những giá trị văn hóa truyền thống vui xuân đón Tết rất độc đáo.

 Dân tộc Dao đỏ thổi kèn vui hội đón năm mới

Đón Tết bằng đuốc lửa, dao sắc, đốt ống nứa nổ

Với người Dao, cỗ cúng giao thừa là tục lệ đón năm mới thiêng liêng nhất, đây chính là mở đầu cho ngày Tết của gia đình, cộng đồng. Có một nghi thức đón Tết không thể thiếu là trước giờ phút cúng giao thừa, chủ nhà đốt một bó đuốc rồi tay cầm đuốc rực lửa, cầm con dao sắc to bản đi từ nhà ra ngõ. Vừa đi chủ nhà vừa khấn xua đuổi tà ma, rủi ro, vận hạn.

Sau lời khấn ngoài cổng vẫn cây đuốc cháy sáng và con dao sắc trong tay, chủ nhà quay trở vào vừa đi vừa cầu may, cầu phúc, đón lộc theo vào. Cùng lúc đó, trẻ nhỏ trong nhà quây quần bên bếp lửa đốt những ống nứa lép tép còn tươi tạo ra tiếng nổ xua đuổi tà ma và những điều xấu xa khỏi nhà, ra khỏi đầu óc. Cầu cho năm mới sáng dạ thông minh, trưởng thành hơn năm cũ.

 

Xong nghi thức này, cả nhà cùng đi rửa mặt để đón thời khắc thiêng liêng của năm mới trong khói hương mâm cỗ cũng tỏa nghi ngút thành kính ngưỡng vọng tổ tiên.

Đóng cửa chặt, cài then chắc, đón thời khắc giao thời

Người Pà Thẻn có phong tục lạ thờ bát nước lã quanh năm trên bàn thờ tổ tiên của gia đình. Bát nước này được đậy kín không được để cho cạn khô. Trong năm chỉ vào cuối tháng 6, gia chủ mới được phép mở ra xem, nếu cạn thì tiếp thêm nước lã cho đầy bát để đợi đến Tết.

 

Vào đêm ba mươi Tết, trời tối như ống tre nút lá, nhà nhà cửa đóng, then cài. Cửa đi ra vào, cửa sổ, cửa trước cửa sau, cửa hậu, cửa nách, ô thoáng đều phải bịt kín, che kín. Sau khi đóng kín mọi ô cửa, gia chủ lấy bát nước trên bàn thờ xuống lau chùi, cọ rửa và thay nước mới. Lúc đó, nghi thức cúng giao thừa mới được bắt đầu.

Cùng trong đêm giao thừa cửa đóng then cài đó, trong nhà thường bí mật nấu một nồi cháo gà để cả gia đình cùng ăn. Ăn cháo xong, gia chủ mới làm lễ xin nước mới vào bát nước thờ. Việc làm này giữ bí mật trong nhà không lộ ra ngoài.

Sáng sớm mùng 1 Tết, mọi người trong nhà mở toang các cửa để cùng vui đón năm mới. Lúc này, tục lệ giữ bí mật đêm giao thừa mới được cởi bỏ.

Bánh chưng đen cúng năm cũ, bánh chưng trắng cúng năm mới

Người Pu Péo có tục lệ đón năm mới rất lạ. Theo quan niệm của đồng bào, bánh chưng là sản vật thiêng liêng, gần gũi không thể thiếu trong nghi thức đón Tết cổ truyền.

Tối ngày 29 Tết, bà con Pu Péo gói bánh chưng đen cúng tiễn năm cũ. Vẫn là lá dong gạo nếp nhân đỗ nhưng gạo được nhuộm màu đen của nước lá cây rừng không độc hại, nhân bánh được làm bằng đậu đen hoặc vừng đen. Bánh chín trong đêm được cúng lễ tiễn năm cũ vào sáng sớm 30 Tết, lúc tinh mơ gà gáy - bà con tin rằng như vậy sẽ khép lại những đen đúa, rủi ro của năm cũ.

Đêm 30 Tết, bà con nô nức gói bánh chưng trắng gồm nếp trắng, nhân đậu xanh đãi vỏ vàng ươm hoặc nhân đậu trắng. Bánh được luộc trong đêm vớt ra lúc gà gáy sáng để cúng tổ tiên đón năm mới. Bà con tin rằng với bánh chưng trắng sẽ được tổ tiên mang lại cho họ điều may mắn phúc lộc của cả năm.

Đợi cho gà gáy sáng mới đón giao thừa

Người Lô Lô có một phong tục lạ là trong đêm 30 Tết chờ cho tiếng gà gáy sáng đầu tiên trong bản cất lên lúc ấy cả cộng đồng mới thực sự tưng bừng đón phút giao thừa.

 

Ngày 30 Tết là quan trọng nhất. Buổi chiều nhà nhà làm bữa cúng tất niên, cúng sức khỏe, hồn sống cho mọi thành viên gia đình. Trong lễ cúng này đàn ông được cúng bằng gà mái còn đàn bà cúng bằng gà trống. Các công cụ sản xuất như cuốc, xẻng, dao rựa, cày bừa, nông trại đều được dán giấy quét màu vàng, màu bạc để cầu may.

Đêm giao thừa, cả cộng đồng Lô Lô giỏng tai, sốt ruột chờ đợi tiếng gà đầu tiên gáy sáng. Bất kể lúc nào dù sớm hay muộn, cứ hễ tiếng gà gáy đầu tiên trong đêm giao thừa đó chính là thời khắc thiêng liêng đón Tết của bản. Lúc đó, chủ nhà thắp hương cúng năm mới, cử người gánh nước cầu may, cử người đánh thức các con vật nuôi dậy cùng người đón Tết. Tiếng lợn kêu, gà gáy, chó sủa, ngựa hí và tiếng người reo hú ầm ĩ làm náo nhiệt đêm đón giao thừa.

Tiếng sấm của đất trời mới là hiệu lệnh đón Tết xuân

Một số vùng người Thái lại có tục lệ đón Tết xuân kỳ lạ, là phụ thuộc vào tiếng sấm đầu xuân. Theo chu kỳ sản xuất, cuối năm cũ thu hoạch mùa màng xong, trời thường hanh khô rét mướt, bà con chưa vội ăn Tết. Vì vậy, Tết xuân cổ truyền của đồng bào không dựa vào quy định ngày tháng cụ thể mà phụ thuộc vào lẽ tự nhiên của trời đất. Khi trời chuyển mùa cũng là lúc bà con chuẩn bị đón Tết xuân chờ mong sấm dậy.

Hễ có tiếng sấm đầu mùa là chủ nhà gọi mọi người dậy động tay động chân vào các vật dụng để đánh thức nó. Sau bài khấn tổ tiên và trời đất, chủ nhà phát cho mỗi người trong nhà một quả trứng gà. Tiếng chiêng bản nổi lên với lời cầu cho mặt trời trắng như quả trứng gà bóc, tròn như quả dưa nương, hồng hoa vông nở. Trứng được đem luộc và mọi người ăn phần trứng của mình.

Dựa tiếng sấm già làng đưa ra dự báo năm mới tốt đẹp an lành. Mọi người hội nhập vào cuộc vui rượu cần, hát khắp điệu xòe, cồng chiêng mừng sấm về mang mưa thuận, nắng hòa cho mùa vụ mới.

Ngô Quang Hưng/ langvietonline.vn

Nguồn quehuongoline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/nhung-phong-tuc-la-don-tet-xuan-o-vung-nui-20200130104609310.htm



  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66010543

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July