Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Những phong tục đầu năm "có một không hai" ở Việt Nam Những phong tục đầu năm "có một không hai" ở Việt Nam , Người xứ Nghệ Kiev
 

Thứ Ba ngày 20/02/2018

Bên cạnh các phong tục quen thuộc như xông đất, mừng tuổi hay hái lộc, người Việt còn vô vàn những phong tục thú vị mà chỉ cần nghe đến tên cũng khiến người ta phải bất ngờ.

Đi ăn trộm lấy may

Người Lô Lô ở Hà Giang quan niệm, vào đúng thời khắc bước sang năm mới, nếu mang về nhà được một chút gì đó thì gia đình sẽ gặp nhiều điều tốt lành. Do vậy, họ đi lấy trộm để cầu may. Tuy nhiên, người Lô Lô không lấy nhiều hay lấy những món đồ có giá trị lớn mà chỉ lựa chọn củ hành, củ tỏi, thanh củi…
 
Người Lô Lô đón Tết bằng cách… ăn trộm. (Ảnh: hagiangsensetravel)

Người ăn trộm đi lặng lẽ, gặp người quen cũng không chào hỏi. Nếu chẳng may bị bắt, người đó phải phạt vạ, uống rượu với chủ nhà cả đêm. Thông thường, người Lô Lô sẽ lấy trộm cho đủ con số 12. Ví dụ, lấy ngô đủ 12 bắp, lấy gà, gạo, hoa quả cũng đủ con số 12. Đó là con số may mắn ứng với 12 tháng trong năm tới.

Vỗ mông ngày Tết

Trước đây, đồng bào người Mông thường đón Tết sớm hơn 1 tháng. Nhưng những năm gần đây, họ cũng bắt đầu ăn Tết chung theo lịch của người Kinh.

Cứ đến ngày Tết, các cô gái, chàng trai lại khoác lên mình bộ trang phục truyền thống, nô nức tìm đến các bãi đất rộng, khoảng trống dưới các chân núi để vui chơi, tâm tình. Họ đi thành từng tốp, gặp nhau cùng với những lời thăm hỏi, chúc tụng đầu năm.
 
Vỗ mông là nét đẹp văn hóa vào ngày Tết. (Ảnh: dulichhagiang)

Cùng với các hoạt động như ném pao, thổi khèn, hát giao duyên thì tục “vỗ mông” cũng được coi là nét văn hóa tiêu biểu của người Mông. Khi những ánh mắt đã tìm được nhau, cô gái sẽ e thẹn tách khỏi đám đông chờ đợi. Chàng trai ngay lập tức tiến tới, dùng tay vỗ vào mông cô gái. Nếu cô gái ưng thuận thì quay lại vỗ nhẹ vào mông chàng trai mà đáp lời đường mật.

Cứ như vậy, trước sự chứng kiến của nhiều người, đôi trai gái vừa đi chơi hội và vỗ qua vỗ lại trao nhau những lời yêu thương cho đến khi vỗ đủ 9 cặp. Sau đó, các đôi trai gái nắm tay nhau lên núi tìm chỗ tâm sự, trao gửi những lời yêu thương hứa hẹn.

"Cướp" giọng gà

"Cướp giọng gà" là phong tục rất độc đáo của người Pu Péo ở Hà Giang. Đến thời khắc giao thừa, người Pu Péo sẽ canh chừng mấy chú gà trống. Khi nào thấy gà vỗ cánh để chuẩn bị gáy, họ đốt ngay một quả pháo rồi nhanh tay ném vào chuồng gà. Lũ gà giật mình, nhảy lên thi nhau gáy. Ngay lập tức, mọi người hò nhau hát vang trời để át tiếng gà gáy.

Người Pu Péo quan niệm rằng, tiếng gà gáy vừa hay, vừa thiêng liêng, có thể đánh thức mặt trời. Vậy nên nếu át được tiếng gà gáy thì sang năm mới sẽ hát hay, may mắn và gặp nhiều điều hạnh phúc.

Xem bói gan lợn thiến

Trong ngày Tết của người Hà Nhì, thịt lợn dâng cúng tổ tiên là lễ vật bắt buộc các gia đình phải có. Dù giàu hay nghèo, vào ngày Tết, tất cả mọi gia đình đều mổ lợn đón năm mới. Đây là những con lợn đực, được thiến từ đầu năm để vỗ béo do các hộ gia đình tự nuôi lấy.
 
Người Hà Nhì có tục xem bói bằng gan lợn. (Ảnh minh họa)

Khi mổ lợn ăn Tết, lá gan là thứ đặc biệt quan trọng. Người Hà Nhì nhìn vào lá gan lợn lành lặn, màu sắc tươi tốt, mật lợn phải căng đầy thì năm đó chăn nuôi phát triển, anh em con cháu sẽ vui vẻ thuận hòa.

Thờ bát nước lã

Trên mỗi bàn thời của người Pà Thẻn tại Hà Giang đều có một bát nước lã dùng để thờ cúng quanh năm. Bát nước này phải luôn được đậy kín vào không bao giờ để cạn. Phải chờ đến tháng 6, gia chủ mới được phép mở ra xem và tiếp thêm nước lã cho đầy bát để đợi đến Tết.
 
Bát nước lã có vị trí quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng người Pà Thẻn. (Ảnh minh họa)

Vào đêm 30 Tết, nhà nhà đều phải bịt kín tất cả các cửa hoặc lỗ thông khí. Trong lúc cửa đóng, then cài, gia đình bí mật nấu một nồi cháo gà để cả nhà cùng ăn. Ăn cháo xong, gia chủ mới lấy bát nước trên bàn thờ xuống cọ rửa và thay nước mới. Ngay sau đó, nghi thức cúng giao thừa mới bắt đầu.

Việc làm này giữ bí mật trong nhà không lộ ra ngoài. Theo tín ngưỡng của người dân tại đây, nếu những việc trên bị lộ ra ngoài hoặc ai khác nhìn thấy thì cả gia đình đó năm sau sẽ gặp xui xẻo, làm ăn vất vả, đau ốm liên miên...

Người Mường gọi trâu về ăn Tết

Từ mấy ngày trước Tết, người Mường ở Hoà Bình chuẩn bị sẵn mõ để qua giao thừa đốt đuốc đi gọi vía trâu. Họ tin rằng, đó là cách trả ơn vật nuôi trung thành đã vất vả giúp gia chủ cấy cày.

Ngoài ra, người Mường ở đây cũng treo bánh ống lên các dụng cụ sản xuất như cày, bừa, đòn gánh để mời “những người bạn đồng hành” này về ăn Tết với gia đình. Họ quan niệm, con trâu hay cái cày cũng cần được nghỉ Tết sau một năm vất vả trên đồng ruộng. 
Theo Dân trí
Nguồn hanoimoi.com.vn
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Van-hoa/893172/nhung-phong-tuc-dau-nam-co-mot-khong-hai-o-viet-nam



  Các Tin khác
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
  + Mùa len trâu trở thành một cuộc di cư lớn của con người và hàng nghìn con trâu đi tìm sự sống (01/11/2022)
  + Lên núi cao nhất vùng Đông Bắc ở Hà Giang, bất chợt thấy rừng nguyên sinh rêu phong y như bên châu Âu (01/11/2022)
  + Tam giác mạch bung nở trên cao nguyên đá Đồng Văn (27/10/2022)
  + Quân đoàn 1: Xứng đáng với truyền thống “Thần tốc - Quyết thắng” của Binh đoàn Quyết thắng anh hùng (24/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 59797914

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July