Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Trống cái da trâu, báu vật thiêng của người Ê Đê Trống cái da trâu, báu vật thiêng của người Ê Đê , Người xứ Nghệ Kiev
 

Cùng với nhà dài, ghế k’pan và dàn chiêng đồng, trống cái da trâu (trống h’gơr) là những di sản quý báu, biểu tượng của các giá trị văn hóa tiêu biểu của người Ê Đê.

 Trống h’gơr được đặt trang trọng trên ghế k’pan trong nhà dài của người Ê Đê tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội)

Độc đáo chiếc trống da trâu

Trống h’gơr là loại trống được chế tác, diễn tấu hết sức độc đáo của người Ê Đê. Trống được khoét từ thân cây gỗ nguyên khối (thường là gỗ sao, lim) với đường kính từ 70 cm đến 1,5 m. Sau đó, nghệ nhân phải dùng lửa hơ đốt bên trong lòng trống để tạo thành tang trống mà phần giữa thân tang trống phình to nhất, 2 đầu nhỏ lại, trong đó một đầu lớn hơn.

Mặt trống được bưng bằng da trâu, mà phải nguyên da của cả con và còn nguyên lông (sau khi hoàn thành trống mới cạo lông trên 2 mặt trống) và dùng hệ thống dây néo để bưng vào tang trống. Một phía đầu tang trống bao giờ cũng to hơn, sử dụng chủ yếu khi diễn tấu - mặt cái, bưng bằng da trâu cái. Đầu phía còn lại nhỏ hơn - là mặt đực, bưng bằng da trâu đực. Da trâu được thuộc thủ công bằng muối, nước vôi, nước lá cây và vỏ cây rừng ngâm, sau đó phơi nắng. Da trâu được cố định giữ trên tang trống bằng hệ thống đinh làm từ gốc tre gi vót nhọn. Da trâu phủ mỗi mặt trống xuống một nửa tang trống, giữa chừa 2 - 3cm đúng vào vị trí đã được đục lỗ tạo móc sắt để treo.

Trên cả hai mặt trống đều dùi một lỗ tròn nhỏ có cỡ bằng hạt bắp, đường kính khoảng 5 - 6 mm để chỉnh âm và lưu thông không khí trong lòng trống.

Theo truyền thống, việc chế tác cũng như sở hữu và diễn tấu h’gơr không thể tùy hứng hay tùy tiện, tất cả đều có những quy định bất thành văn cũng như những cấm kỵ, kiêng cữ.

Vật liệu cùng cách chế tạo độc đáo đã tạo nên loại nhạc cụ quý hiếm và bền chắc, có âm thanh mạnh mẽ. Trống h’gơr trở thành một tài sản vô giá của người Ê Đê.

Nhạc cụ thiêng

Từ xưa, trống h’gơr được coi là một tài sản quý, chỉ những nhà có thế lực, giàu có, sở hữu ghế k’pan và dàn ching char mới được làm trống h’gơr, có thể cùng một lúc với làm k’pan. Trống càng to càng chứng tỏ gia đình đó càng giàu có.

Không những thế, trống còn là một vật thiêng liêng, cầu nối với thế giới thần linh.
Sự linh thiêng này được thể hiện cả trong quá trình làm trống và việc gìn giữ, diễn tấu. Để làm trống, đồng bào phải tổ chức một nghi lễ cúng Yang với vật hiến sinh là trâu. Trống được hoàn thiện tại rừng phải tiến hành lễ cúng thổi hồn cho trống mới đưa về nhà và đặt trên ghế k’pan. Sau đó là lễ xỏ mũi, dùi một lỗ nhỏ ở mặt cái, cách tang trống khoảng 10 - 15cm để treo cing (chiêng) rieo, cing kngan cho trống và tiến hành đặt tên cho trống bằng tên của người phụ nữ lớn tuổi, có uy tín của dòng họ đã qua đời. Từ đây, trống được gọi tên riêng kèm theo danh từ có nghĩa là bà (aduôn).

Được đặt trên ghế k’pan, nằm giữa phòng ngủ và phòng khách, trống h’gơr có nhiệm vụ giữ giấc ngủ bình an và chứng kiến những vui buồn của các thành viên trong gia đình. Vì thế, việc giữ gìn trống h’gơr đồng nghĩa với gìn giữ sự may mắn, an lành trong gia đình. Khi muốn đưa trống ra khỏi nhà, đồng bào phải làm một lễ cúng nhỏ để xin phép thần linh.

 Diễn tấu trống h’gơr trong lễ hội của người Ê Đê

Trống h’gơr trong đời sống đồng bào Ê Đê

Tiếng trống da trâu đã gắn bó với đồng bào Ê Đê từ lúc sinh ra đến nghi lễ mừng đầy tháng, tuổi trưởng thành, cho đến lễ mừng thọ hay lễ bỏ mả….

Được diễn tấu cùng dàn ching chiêng trong các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng nhưng trống h’gơr thường cố định 1 chỗ (trên ghế k’pan hoặc đầu hồi nhà hay sân lễ), có vai trò điều khiển sự ngừng nghỉ và nhịp điệu nhanh chậm của cả dàn ching char.

Theo nghệ nhân Y’Thim Byă, dân tộc Ê Đê, buôn Ea Bông, xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk: “Trống h’gơr là kiểu trống cổ của người Ê Đê. Hiện nay trống không còn nhiều nữa, tuy nhiên trong đời sống văn hóa, tâm linh của người Ê Đê, trống vẫn có vai trò quan trọng như từ bao đời nay”.

Trong lịch sử chống ngoại xâm, những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi quân Xiêm và thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tiếng trống h’gơr đã vang lên, hiệu triệu và thúc giục các lực lượng nghĩa quân thắt chặt tình đoàn kết và ý chí bảo vệ quê hương, đất nước.

Hiện nay tại nhà dài Ê Đê, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đang trưng bày bộ sưu tập của gia đình cố Nghệ sĩ Nhân dân Y Moan, trong đó có chiếc trống quý này. Đây là cơ hội quý giá để du khách gần xa đến tham quan và được tận mắt ngắm nhìn những di sản quý báu của người Ê Đê, ngoài trống h’gơr còn có ghế k’pan, ching đồng và nhiều vật dụng khác.

Trống h’gơr không còn được làm nữa vì nhiều nguyên nhân, nguyên liệu làm tang trống đã khan hiếm, quy trình chế tác khó và phức tạp. Những nghệ nhân chế tác trống dần khuất bóng. Bất chấp những điều đó, trong các buôn làng của người Ê Đê, trống da trâu vẫn được gìn giữ cùng với những lễ nghi truyền thống của mình như suối nguồn cuộn chảy mãi…

Hoài Thu/ langvietonline.vn

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/trong-cai-da-trau-bau-vat-thieng-cua-nguoi-e-de-20171207094135876.htm



  Các Tin khác
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
  + Mùa len trâu trở thành một cuộc di cư lớn của con người và hàng nghìn con trâu đi tìm sự sống (01/11/2022)
  + Lên núi cao nhất vùng Đông Bắc ở Hà Giang, bất chợt thấy rừng nguyên sinh rêu phong y như bên châu Âu (01/11/2022)
  + Tam giác mạch bung nở trên cao nguyên đá Đồng Văn (27/10/2022)
  + Quân đoàn 1: Xứng đáng với truyền thống “Thần tốc - Quyết thắng” của Binh đoàn Quyết thắng anh hùng (24/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 59787045

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July