Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 25/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Đàn đá – nhạc cụ cổ xưa nhất của Tây Nguyên Đàn đá – nhạc cụ cổ xưa nhất của Tây Nguyên , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên cách đây trên 3000 năm, đàn đá là một nhạc cụ cổ xưa nhất, chiếm một phần quan trọng trong đời sống tinh thần và là “sợi dây” kết nối giữa con người với thế giới tâm linh từ thời tiền sử. Đàn đá ngày nay vẫn sống động trong tâm thức và đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

 Độc tấu đàn đá Tây Nguyên. Ảnh: st


Âm hưởng từ đại ngàn Tây Nguyên kì bí

Trong nền văn hóa dân gian, nhất là các dân tộc phía Bắc, nhạc cụ gõ cổ xưa nhất là trống đồng, hay còn gọi là trống đồng Đông Sơn, có niên đại cách ngày nay từ 2500 - 2000 năm (trước công nguyên). Cùng với giai đoạn lịch sử ấy, người Tây Nguyên bản địa cũng đã chế tác nhạc cụ đá hàng ngàn năm tuổi.

Ở Tây Nguyên, bộ đàn đá thời tiền sử gồm 11 thanh được phát hiện đầu tiên vào năm 1949 tại tỉnh Đắk Lắk, sau đó được đưa sang Pháp nghiên cứu và công bố kết quả trên Tạp chí Âm nhạc học. Bộ đàn đá này có niên đại cách ngày nay trên dưới 2500 năm, hiện trưng bày ở Bảo tàng Con Người tại Paris. Bộ đàn đá thứ hai được phát hiện năm 1956, trong chiến tranh chống Mỹ, hiện trưng bày tại New York. Điều này khẳng định thêm giá trị về lịch sử văn hóa hàng ngàn năm, giá trị về nghệ thuật âm nhạc cổ đại của đàn đá Tây Nguyên. Những bộ đàn đá cổ xưa ấy không những được người Tây Nguyên gìn giữ, bảo tồn mà các dân tộc trên thế giới như Mỹ, Pháp quan tâm và ngưỡng mộ, nó xứng đáng là di sản văn hóa nhân loại.

Ở Đắk Nông, năm 1993 đồng bào M’Nông phát hiện bộ đàn đá tại suối Đăk Kar (sau này gọi là đàn đá Đăk Kar - lấy tên theo địa danh của suối), đã được các nhà nghiên cứu giải mã, tái hiện dòng lịch sử quay về với Tây Nguyên thời cổ đại cách đây khoảng 2500 năm; cho thế hệ đương đại một góc nhìn toàn cảnh về di sản văn hóa độc đáo mà người tiền sử trên vùng đất Tây Nguyên đại ngàn đã sáng tạo và lưu truyền đến ngày nay.

Đàn đá Đăk Kar được làm từ chất liệu đá sừng cordierit, qua gia công ghè đẽo, chế tác, người tiền sử đã tạo ra bộ đàn đá hoàn chỉnh gồm 3 thanh: thanh Tru (cha), thanh T’rơ (mẹ) và thanh Tê (con). Các thang âm của bộ đàn đá này hoàn toàn tương đồng với thang âm cồng chiêng Tây Nguyên.

Đàn đá thường được hình thành từ nhiều thanh, làm bằng đá sừng, hoặc đá nham... Cách thức ghè đẽo khá tinh xảo và chau chuốt; kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau để cho được các thang âm trầm bổng, thánh thót khi gõ. Thanh đá dài, to, dày thường có âm trầm và trong. Ngược lại, thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh... Kích thước của đàn đá thường khá dài nên ít được treo mà được các nghệ nhân đặt nằm song song nhau trên một giá đỡ ngang trong quá trình diễn tấu.

Qua hàng ngàn năm, dù đã chuyển sang sử dụng nhạc cụ bằng đồng như cồng và chiêng, nhưng người Tây Nguyên vẫn giữ tâm hồn tinh túy, âm hưởng mộc mạc của nhạc cụ thời tiền sử, thể hiện phong tục tập quán chơi đàn đá phổ biến của đồng bào M’Nông cổ xưa, được gìn giữ qua nhiều thế hệ như một sự phục hồi và tiếp nối truyền thống văn hóa dân tộc.

Gần đây, tại huyện Đắk Mil (Đắk Nông) người ta lại phát hiện thêm một bộ đàn đá 16 thanh. Kiểu dáng và hình thức chế tác tinh xảo, đẹp mắt. Theo Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ, bước đầu nhận định bộ đàn đá này được người tiền sử chế tác và sử dụng cách đây khoảng 3000 năm, ở giai đoạn lịch sử thời kỳ đá mới. Hiện nay, ngành văn hóa đang tham mưu, đề xuất thành lập hội đồng thẩm định giá trị của bộ đàn đá. Hy vọng sẽ làm sáng tỏ diện mạo văn hóa âm nhạc truyền thống của người tiền sử và bảo lưu bản sắc văn hóa tinh túy của nền văn hóa âm nhạc cổ xưa ở Tây Nguyên, phát huy hòa quyện cùng dòng nhạc đương đại.

Ngoài ra, ở Lâm Đồng, bộ sưu tập đàn đá gồm 43 thanh, phát hiện trên địa bàn huyện Di Linh cũng đã được Viện Phát triển bền vững vùng Đông Nam bộ giám định, có niên đại cách nay khoảng 2.000 năm. Đây là bộ sưu tập đàn đá thời tiền sử có số lượng thanh âm lớn nhất trong các sưu tập đàn đá ở Tây Nguyên.

Người tiền sử dùng các loại đá có sẵn ngay trên địa bàn sinh sống để tạo ra đàn đá. Với những phiến đá thô, vô tri, nhưng họ đã nghiên cứu và chế tác ra khí cụ để những thanh đá ấy cất lên âm hưởng đại ngàn Tây Nguyên từ ngàn xưa vẫn còn vang mãi. Âm thanh của đàn đá vừa sống động, vừa vui nhộn và trầm lắng, cả nhịp nhàng lẫn du dương khó tả... Thế mới biết ở buổi đầu lịch sử hoang sơ, vừa đấu tranh sinh tồn với môi trường khắc nghiệt của thiên nhiên, nhưng tổ tiên người Tây Nguyên ngày nay vừa khám phá, gửi gắm biết bao điều kỳ lạ, hữu tình vào thế giới kỳ bí của vùng đất hùng vĩ.

Âm hưởng của đàn đá đã được giới nghiên cứu âm nhạc nhận định như biểu hiện tâm tư của con người, là yếu tố kết nối giữa vũ trụ, con người, thần linh. Khi nghệ nhân diễn tấu, ở thang âm cao, âm thanh thánh thót, vang vọng; ở thang âm trầm, âm vang như khúc du dương của dòng thác đổ, của gió Tây Nguyên đại ngàn rừng núi. Người Bana, Gia Rai, Êđê, M’Nông... quan niệm, âm thanh của đàn đá là mạch huyết nối liền cõi âm với cõi dương, giữa con người với trời đất, thần linh, giữa hiện tại với quá khứ.

Đàn đá Tây Nguyên. Ảnh sưu tầm

Bảo tồn và phát huy giá trị của đàn đá

Tây Nguyên sở hữu nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể có giá trị lịch sử và thẩm mỹ độc đáo như nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ hội, nghệ thuật diễn xướng và kho tàng văn học dân gian mà tiêu biểu là những bản trường ca (sử thi) được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, thời gian qua, văn hóa Tây Nguyên ngày càng mai một bởi nhiều nguyên nhân.

Rừng - vốn được coi là cội nguồn của đời sống tâm linh người dân đang bị tàn phá; quy mô, không gian làng bản truyền thống ngày một thu hẹp - nhất là tại những khu định cư mới, cho các công trình thủy điện; những nhà rông, nhà dài, nhà sàn cũng ít đi. Việc di dân, di cư ồ ạt làm tỷ lệ người dân tộc giảm sút, bản sắc văn hóa bản địa có phần bị phá vỡ, lai tạp. Trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, một bộ phận không nhỏ thanh niên ít quan tâm đến văn hóa của dân tộc mình; chạy theo lối sinh hoạt lai căng. Và điều hết sức quan trọng là đời sống các dân tộc Tây Nguyên còn rất nhiều khó khăn nên đồng bào chưa có nhiều điều kiện gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống. Việc phát huy và bảo tồn đàn đá cũng không tránh khỏi những hạn chế trên. Nhưng với sự quan tâm của các cấp, các ngành và chính bản thân đồng bào, nên âm thanh tiếng đàn đá lúc hào hùng, sôi động như ngọn núi trên cao nguyên, khi thánh thót, nhẹ nhàng như tiếng suối chảy qua khe, tiếp tục vang vọng.

Đàn đá ngày nay vẫn được sử dụng trong các hoạt động nghi lễ, hội hè của đồng bào. Tiếng đàn đá tạo cho các nghi thức tế lễ thêm linh thiêng. Tiếng đàn đá phối tấu cùng các nhạc cụ khác tạo nên những tiết tấu sôi động cho các động tác nhảy múa trong các lễ hội. Trong âm thanh rộn ràng vang vọng của đàn đá, cả buôn làng cùng hòa mình vào những điệu múa tập thể, các nghi thức lễ hội như: Lễ hội mừng lúa mới, mừng nhà mới, cúng tạ ơn thần linh…

Năm 2005, đàn đá được UNESCO xếp vào danh sách các nhạc cụ trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và danh tiếng đàn đá được lan truyền. Nhiều bộ đàn đá tiếp tục được phát hiện và được cá nhân và tổ chức bảo tồn.

Có thể khẳng định, tổ tiên của nhạc cụ truyền thống xuất hiện đầu tiên ở Tây Nguyên là đàn đá, khởi nguồn của các nhạc cụ khác, mang tố chất lưu truyền qua nhiều thế hệ; có giá trị văn hóa sâu sắc bổ sung vào sưu tập nhạc cụ cổ đại của dân tộc Việt Nam. Việc nghiên cứu và bảo tồn loại nhạc cụ độc đáo này cần tiếp tục được quan tâm để âm thanh đại ngàn mãi vang vọng và vang xa.

Phương Linh (tổng hợp)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/dan-da--nhac-cu-co-xua-nhat-cua-tay-nguyen-20180912155722520.htm


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66059934

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July