Chiến sĩ Trường Sa và “cuộc chiến” làm quen với con Hơn 4 năm ở đảo Trường Sa, trở về đất liền, Trung úy Nguyễn Ngọc Sơn, (SN 1982) trở nên xa lạ với hai đứa con. Vợ anh, chị Lê Thị Hồng Đào, (SN 1982), thành sợi dây kết nối, thắp lên ngọn lửa hạnh phúc của gia đình nhỏ.
Rằm tháng bảy: Cúng thế nào mới đúng? Vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch, người dân và Phật tử tại Việt Nam lại lên chùa dự lễ Vu Lan báo hiếu, nhớ đến công ơn của cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất... Về tại tư gia, các gia đình cũng thắp hương tưởng nhớ đến người thân và mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.
Nguyễn Gia Thiều khơi nguồn thi ca từ đất Thăng Long Nguyễn Gia Thiều là người làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nhưng ông sinh ra và lớn lên ở Thăng Long vì cha ông là một võ quan cao cấp được phong tước Đạt Vũ hầu và mẹ ông là Quận chúa Quỳnh Liên, con gái chúa Trịnh Cương. Năm 19 tuổi ông đã được phong là Hiệu úy từng giữ chức Tổng binh coi xứ Hưng Hóa và do có công nên ông được phong tước hầu Ôn Như.
Người con nuôi hiếu thảo Anh trai chết trong nhà tù Côn Đảo vào những năm chiến tranh chống Mỹ, mẹ hóa điên, bà Nguyễn Thị Lắm (năm nay 69 tuổi ở ấp Quý Thành, xã Nhị Quý, huyện Cai Lậy, Tiền Giang), lần lữa bao duyên tình để ở vậy chăm sóc mẹ.
Sống như tên gọi Vừa thấy một người đàn ông trung niên, người gầy đét, thất thểu cầm tập vé số ngang qua tiệm sửa xe gắn máy giữa trưa nắng gắt, vợ chồng anh Nguyễn Văn Phúc liền gọi: “Bác lấy cơm trưa không?”.
Dựng bia ghi nhớ nơi diệt gọn đại đội quân Pháp Ngày 18-8, tại xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang (Khánh Hòa), Ban liên lạc Truyền thống Tiểu đoàn 365 Anh hùng, đã tổ chức lễ động thổ xây dựng Bia ghi nhớ trận đánh lịch sử diễn ra ngày 15-3-1949. Nơi đây, ngày 15-3-1949, Tiểu đoàn 360 (tiền thân Tiểu đoàn 365, thuộc Liên trung đoàn 80-83 Liên khu V) do đồng chí Hà Vi Tùng – Tiểu đoàn trưởng chỉ huy, đã vận động tiến công, tiêu diệt và bắt sống một đại đội quân Âu Phi và một trung đội Ngụy binh tại khu vực Xuân Hiệp - Cầu Ngói (nay thuộc xã Vĩnh Phương – Nha Trang).
Thác Bảo Đại - Vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên Nằm giữa núi rừng Tà Hine thanh vắng, thác Bảo Đại cuồn cuộn tung bọt trắng xóa, tiếng ì ầm âm vang cả một khoảng trời, tạo nên vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa hoang sơ, bởi chưa bị “nhào nặn” của bàn tay con người. Có lẽ thác Bảo Đại là một trong những ngọn thác hiếm hoi ở Lâm Đồng còn giữ được nét tự nhiên, khơi gợi sự khám phá của những ai đã từng một lần đặt chân đến.
Việt Nam và những khoảnh khắc tuyệt đẹp Những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Hoàng Nam có góc nhìn tinh tế, màu sắc cuốn hút, lột tả được vẻ đẹp nguyên sơ của dải đất hình chữ S làm say đắm lòng người!
Vùng vẫy trong thác nước ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì, Hà Giang hẳn không phải ai cũng thích điều đó. Nhưng, mùa này nếu đã đặt chân đến với vùng đất của những tuyệt phẩm ruộng bậc thang thì thật khó cưỡng lại được tiếng thác đổ nước láng núi thành mặt “gương trời”.
Thêm nhiều tư liệu mới về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa Từ ngày 22 đến 29-8, tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức cuộc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”.
Nguyễn Trường Tộ với triều đình Tự Đức (Thethaovanhoa.vn) - Từ xưa đến nay, giới nghiên cứu vẫn “chia hai phe” khi luận bàn về công/tội của danh sĩ Nguyễn Trường Tộ (1830?-1871). Có một thời, phái luận tội thắng thế. Những năm gần đây thì tình thế có thay đổi, khi mà nền học thuật nước nhà đã có nhiều bước chuyển biến tích cực và khách quan hơn trong đánh giá.
Người Kháng cho rằng, con người có 2 phần, phần hồn và phần xác luôn luôn gắn kết, giao hòa không thể tách rời. Khi người ốm, phần hồn rời khỏi xác và lưu lạc nơi rừng thiêng, nước độc, bị các thần cây, thần núi giữ lại.
Kỳ bí ngôi chùa biết tránh đạn giặc, chặn nước lũ Cả vùng Sơn Tây (Hà Nội) nước ngập mênh mông, nhà cửa ruộng vườn chìm trong biển nước. Nhưng người dân sống gần Chùa Mía vẫn bình yên vô sự bởi nước chỉ bò đến cổng Đông, phải bảy tám trăm mét nữa mới tới cửa Tam quan chùa.
Người nông dân khiến các kỹ sư hàng đầu Việt Nam phải sửng sốt Nông dân 100%, trình độ văn hóa hết lớp 6, không biết sử dụng internet, chưa từng đọc qua một cuốn sách về chế tạo máy, Bùi Văn Dự, 43 tuổi, thôn Hiệp Đồng, xã Thành Thắng, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang đã khiến các kỹ sư hàng đầu Việt Nam phải sửng sốt với chiếc máy lột nan nứa.
Trong xã hội phong kiến của Việt Nam thời xưa, có một đẳng cấp được đào tạo để suốt đời chuyên làm nghề cai trị dân chúng, tức nghề làm quan. Cũng có thời gian học nghề gian khổ, tập sự công phu, có niềm vinh và nỗi nhục nghề nghiệp.
Cũng có khi chàng trai, cô gái vô tình gặp nhau trong một phiên chợ họ cũng làm quen với nhau qua câu hát. Ở thể loại dân ca này mỗi câu hát bao gồm có bảy chữ dùng để hỏi khi gặp người ở xa đến chơi chợ mình.
Nơi lưu giữ tục nhuộm răng đen cổ xưa Theo quan niệm xưa, hàm răng đen được coi là chuẩn mực của cái đẹp không chỉ riêng đối với phụ nữ mà ngay cả nam giới cũng vậy.
Những câu chuyện chưa kể về Bác Hồ khi ở làng Lài Cài Đến với làng Lài Cài, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, Hà Nội, nhìn ngôi nhà đơn sơ mà Bác Hồ Và đồng chí Vũ Kỳ thư ký riêng của Bác từng ở, ít ai có thể tưởng tượng được cuộc sống giản dị của một vị lãnh tụ. Người còn giữ những câu chuyện đời thường, mộc mạc của Bác trong 19 ngày đêm đã xúc động trong những lời kể lại của mình.