Việt Nam Đất Nước Con Người
|
Độc đáo nghi lễ Then “pang” của người Tày
Một ngày đầu tháng 7, chúng tôi có dịp đến thôn
Lập Thành, xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, tham dự nghi lễ
Then “pang” cho bà Hoàng Thị Lả, năm nay đã ngoài 70 tuổi. Nghi lễ được
diễn ra 3 ngày 2 đêm trong không gian văn hóa nhà sàn của người Tày ở xã
Làng Giàng còn gọi là “đại pang”. Then “pang” là nghi lễ độc đáo của
dân tộc Tày nằm trong thực hành Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái của
Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện
nhân loại.
|
Chi tiết »
|
|
|
|
|
Những ''''Kẻ'''' của Hà thành
(HNMCT) - “Kẻ” là từ chỉ một khu
vực tương đương với đơn vị hành chính làng. Những địa danh có kèm theo
tiếng “Kẻ” này đa phần là vùng đất cổ của nước ta. Hà Nội từ xưa là nơi
có nhiều “Kẻ” nhất. Trong khi “Kẻ” ở nhiều nơi không còn được nhắc tới
thì “Kẻ” ở Hà Nội vẫn tồn tại đến ngày nay.
|
Chi tiết »
|
|
|
|
|
Ngôi chùa cổ và di tích kháng chiến chùa Bối Khê
Dừng chân khám phá đất Thanh Oai, Hà Nội, du
khách chắc chắn không thể không ghé thăm chùa Bối Khê ở xã Tam Hưng. Đây
là một ngôi chùa cổ còn lưu giữ được những giá trị văn hóa độc nhất như
hoa sen đất, hình tượng Garuda và căn hầm kháng chiến kiểu mẫu thời
kháng chiến chống Pháp.
|
Chi tiết »
|
|
Chợ phiên vùng cao - nơi lưu giữ văn hóa truyền thống
Từ ngàn xưa, Cao Bằng được mệnh danh là kho tàng
của các giá trị văn hóa đặc sắc độc đáo, trong đó có giá trị chợ phiên
của các dân tộc anh em với 55 phiên chợ huyện, chợ liên xã của 9 dân
tộc, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt của non nước Cao Bằng.
|
Chi tiết »
|
|
Thịt quay đòn gánh làng Đường Lâm
Làng Cổ Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội) còn lưu giữ
món thịt quay đòn gánh gắn với câu chuyện lịch sử thủa Ngô Quyền (939 –
944) đánh đuổi quân Nam Hán bảo vệ non sông nước nhà.
|
Chi tiết »
|
|
Duyên dáng cầu Thê Húc
(HNMCT) - Muốn ra đền Ngọc Sơn
phải có thuyền nên năm 1865, Nguyễn Văn Siêu, một nhà thơ lớn của Hà Nội
đã quyên tiền làm cầu bắc từ bờ ra đền Ngọc Sơn và đặt tên là Thê Húc
(có nghĩa là giọt ánh sáng đậu lại). Cầu gồm 15 nhịp, 32 chân cột gỗ
tròn xếp thành 16 đôi. Mặt cầu lát ván gỗ và sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc
thếp vàng. Thê Húc mềm mại, duyên dáng như thiếu nữ, được coi là cây
cầu đẹp nhất Hà Nội.
|
Chi tiết »
|
|
|
Tam Hải thơ mộng và bình yên
Từ thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, du khách đi
về hướng Nam khoảng 40km sẽ đến với đảo Tam Hải để được tận hưởng không
gian đầy thơ mộng và bình yên.
|
Chi tiết »
|
|
|
|
|
Hầm Hô thơ mộng, trữ tình
Hầm Hô, một đoạn suối vẫn còn rất hoang sơ và
chứa đựng nhiều điều bí ẩn, nằm trong Thung lũng Cò bay, thuộc địa phận
thôn Bông Miêu một thời đã đi vào sử sách với cái tên nổi tiếng “cánh
đồng vàng Bông Miêu” (nay thuộc Thôn 10, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh,
tỉnh Quảng Nam). Để đi đến được Hầm Hô chỉ có một cách duy nhất là từ
Dốc Dẻo đi bộ hoặc xe máy theo con đường mòn dài khoảng 5km băng qua một
khu rừng rậm rạp. Con đường này do người Pháp mở khi xưa để phục vụ cho
việc khai thác vàng tại Bông Miêu, nay chỉ còn lại là một lối mòn nhỏ,
một bên là dòng sông Bông Miêu cuồn cuộn chảy một bên là vách núi với
cây cỏ chằng chịt, rậm rạp.
|
Chi tiết »
|
|
Du thuyền Vịnh không sóng
Ngồi trên chiếc thuyền nan du ngoạn cảnh quan
Vân Long, được những người dân bản địa vừa chèo thuyền vừa hướng dẫn về
lịch sử văn hóa vùng đất là một trải nghiệm thú vị khi khám phá vùng đất
Cố đô Ninh Bình...
|
Chi tiết »
|
|
Ngẩn ngơ vẻ đẹp thôn Tha
Từ trung tâm thành phố Hà Giang dọc theo hướng
đi Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy chừng 5 km, thôn Tha (xã Phương Độ, thành
phố Hà Giang) hiện ra với vẻ đẹp truyền thống, nguyên sơ đầy mê hoặc.
Là bản của đồng bào dân tộc Tày, thôn Tha mang một vẻ đẹp thanh bình,
yên ả với những nếp nhà sàn mộc mạc thấp thoáng bên những ruộng lúa, đồi
cọ xanh tốt. Phong cảnh hữu tình cùng nét văn hóa đậm đà bản sắc chắc
chắn sẽ đủ sức níu giữ bước chân du khách khi đã một lần đến với thôn
Tha.
|
Chi tiết »
|
|
|