Cách đây 1010 năm, vào mùa Thu năm Canh Tuất
1010, Đức Vua Lý Thái Tổ với tầm nhìn chiến lược đã quyết định dời đô từ
Hoa Lư (Ninh Bình) về Thành Đại La (tức Thăng Long), vùng đất có “thế
rồng cuộn hổ ngồi”, “núi sông sau trước”, “chốn hội tụ trọng yếu của bốn
phương đất nước, nơi đóng đô bậc nhất của kinh sư muôn đời”. Quyết định
dời đô của Đức vua Lý Thái Tổ đã mở ra thời kỳ phát triển huy hoàng của
Kinh đô Thăng Long – Hà Nội.
Tiếng cồng chiêng bập bùng, tiếng các loại sáo
Đing Năm, Đing Tak Ta, Đing Buốt Tút... cao vút hòa nhịp với các điệu
hát trong sử thi Đam San, Đăm Di, Khinh Dú... như mời gọi du khách đến
với nhà dài ở buôn Kô Sia (phường Tân Lập, Tp. Buôn Mê Thuột) để khám
phá, thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc được người Ê Đê bảo tồn qua
hàng nghìn năm.
Trong ký ức của nhiều người, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man luôn gần gũi, chất phác và trách nhiệm. Giữa những ngày mưa lũ, tin dữ về ông khiến đồng đội, gia đình và người dân Quảng Bình như chết lặng…
Đà Lạt mỗi một thời điểm lại mang một đặc trưng
riêng. Từ giữa tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau là khoảng thời
điểm người Đà Lạt gọi là mùa “nắng lạnh”.
Người dân làng Rạch không biết loại hình nghệ
thuật này có từ bao giờ, chỉ biết múa rối nước đã ăn sâu vào tiềm thức,
trở thành món ăn tinh thần đời này qua đời khác của người dân nơi đây.
Bình Thuận với lợi thế điều kiện tự nhiên nắng
gió đã và đang phát triển ngành năng lượng sạch, trong đó có những dự án
đầu tư lớn phát triển điện gió. Với những cánh đồng quạt gió khổng lồ,
vô tình… trở thành những điểm check-in hấp dẫn dành cho những người
thích xê dịch và ‘sống ảo”.
Làng Dư Dụ (xã Thanh Thủy, huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội) nằm cách quốc lộ 21B không xa, người dân Dư Dụ làm
nghề điêu khắc, trở thành những người thợ lành nghề - nghệ nhân dân gian
ở làng quê Việt. Với bàn tay, khối óc tài hoa và cả cái tâm làm nghề,
những người thợ tạc tượng Dư Dụ có mặt khắp đất nước tạo dựng những tác
phẩm điêu khắc độc đáo cả về kích thước, độ tinh xảo.
TTO - Các tín đồ đam mê "săn mây" đã quá quen
với Lảo Thẩn ở Lào Cai, Tà Xùa ở Sơn La hay đồi chè Cầu Đất ở Đà Lạt.
Nhưng có một cái tên rất mới, gia nhập "câu lạc bộ" địa điểm săn mây độc
đáo, đó là Hang Kia (Hòa Bình).
Chùa Bà Thiên Hậu hay Hội quán Tuệ Thành (số 710
đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh) được xây
dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, do những người Hoa gốc phủ Quảng Châu
(tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) di cư sang Việt Nam buôn bán, lập nghiệp.
Hội quán là nơi hội họp và thờ cúng bà Thiên Hậu - một người phụ nữ ở
thế kỷ X có khả năng thấy trước tương lai, cứu người hoạn nạn.
Du khách biết đến phố núi Buôn Ma Thuột (Đắk
Lắk) như một không gian du lịch mới nhiều ấn tượng bởi sắc xanh tự
nhiên. Sự kết hợp giữa kiến trúc đô thị và hàng nghìn cây xanh cao lớn
tạo điểm nhấn cho các cung đường, công trình công cộng làm nên không
gian xanh rất riêng của miền Ban Mê. Việc bảo tồn và phát triển cây xanh
đô thị trở thành một trong những hướng quan trọng trong xây dựng điểm
đến du lịch của Thành phố.
(NSHN) - Dưới ý tưởng và tâm huyết
của nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách, những món đồ chơi Trung thu mang
đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc như đèn cá hóa long, đèn con
thỏ, đèn cá chép, các con giống bột… đã hồi sinh sống động giúp cho
người Hà Nội hôm nay đón một Tết Trung thu đầy đủ ý nghĩa.
Để làm ra một khuôn bánh Trung thu hoàn chỉnh,
người thợ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và làm nhiều công đoạn
như xẻ gỗ thành khuôn, xử lý độ ẩm, cắt phôi, bào nhẵn, kẻ mực, đục tạo
hoa văn.
Quảng Nam: Độc đáo phiên chợ làng chài Tân Thành - Hội An Phiên chợ làng chài Tân Thành (Hội An, Quảng Nam) hình thành dựa trên mong muốn tạo một sản phẩm du lịch mới, có sự chung sức của người dân, doanh nghiệp du lịch, mang nét văn hóa, tạo điểm nhấn cho du lịch Hội An trở lại sau dịch Coѵīɗ - 19.
Cây bồ đề được xem là biểu tượng thiêng liêng
của Phật giáo và được trồng rất nhiều ở Ninh Bình, như trồng dọc đường
đi, tại các khu di tích lịch sử và các điểm du lịch tâm linh. Tận dụng
thế mạnh vùng nguyên liệu, người dân xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn đã biến
những chiếc lá bồ đề thành các sản phẩm nghệ thuật có ý nghĩa tâm linh:
tranh lá bồ đề.
Lễ hội đền Độc Cước là lễ hội truyền thống lâu
đời được cư dân biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ
công ơn Thần Độc Cước và các bậc tiền nhân, cầu cho quốc thái dân an,
nhân khang vật thịnh, tôm cá đầy khoang, mùa màng thắng lợi, du lịch
phát triển.
Động Thiên Hà nằm ở phía nam dãy núi Tướng có
tuổi đời khoảng 250 triệu năm, thuộc bản Mường Thổ Hà, xã Sơn Hà, huyện
miền núi Nho Quan (Ninh Bình), gồm có động khô dài 200 m và động nước,
được mệnh danh là động “sống”, theo các nhà nghiên cứu có nghĩa là các
lớp địa chất trong động hiện nay vẫn đang tiếp diễn hoạt động phát triển
âm thầm.
Mỗi lần đến Quế Hiệp (Quế Sơn), có dịp thưởng
thức những món ăn đậm chất vùng miền, để rồi mang nỗi nhớ - cái hương vị
đặc trưng của củ nén rẫy Lộc Đại (nay là thôn Lộc Thượng, xã Quế Hiệp)
quyện vào những món ăn, cứ thôi thúc bước chân trở lại.
Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh (Quảng
Ngãi) được thành lập cuối năm 2015. Qua quá trình xây dựng hồ sơ đệ
trình UNESCO, diện mạo của một công viên địa chất toàn cầu đang từng
bước định hình.