Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của người Việt Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của người Việt , Người xứ Nghệ Kiev
 

Trong bất kỳ thời điểm lịch sử nào, dù xã hội có phát triển và đổi thay, "tôn sư trọng đạo" vẫn là một truyền thống, một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Việt Nam.

 Ảnh minh họa

Vai trò của người thầy luôn được đề cao và coi trọng, hình ảnh người thầy giáo luôn tiêu biểu trong mọi tầng lớp của xã hội, và nghề giáo được thừa nhận là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý.

Trong ba vị trí đặc biệt quan trọng của xã hội Việt xưa “Quân - Sư - Phụ”, thì "Thầy" chỉ đứng sau "Vua" và trên cả "Cha mẹ". Vai trò của người thầy được khẳng định qua ca dao, tục ngữ: "Không thầy đố mày làm nên", "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy"... Thầy là người được xã hội đặc biệt coi trọng và tôn vinh, là người mà nhân dân gửi gắm niềm tin, giúp con em họ học hành mà thành tài. Thầy giáo là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách để học trò noi theo, để trở thành người có đức, có nhân, có tài đứng ra giúp nước.

Đạo lý thầy-trò là một trong những đạo lý thiêng liêng nhất của con người. Cũng như đạo trung của dân với nước và đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ, đạo lý thầy-trò góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc và cốt cách con người Việt Nam.

Trong tuyền thống Việt Nam, thầy giáo luôn hết mình dạy dỗ, không chỉ truyền tải kiến thức cho học trò, mà còn luôn giữ lòng thanh cao để làm gương cho học trò. Còn học trò cũng phải giữ đúng “đạo học trò”, nhất mực coi trọng những lời dạy bảo của thầy, chăm chỉ học tập và ứng xử cho phải đạo. Nếu phạm lỗi phải biết kính cẩn xin lỗi và sửa chữa lỗi lầm. Vì vậy, nước ta mới có nhiều thầy giỏi, trò tài, tạo nên lịch sử vẻ vang hàng nghìn năm văn hiến.

Người thầy được xã hội tôn vinh nhưng trọng trách mà xã hội đặt ra cho người thầy cũng hết sức nặng nề. Trò không ngừng học, người thầy cũng phải không ngừng tự làm mới mình để đủ sức khai sáng, khơi nguồn cho thế hệ trẻ theo đà tiến bộ của văn hóa xã hội và khoa học kỹ thuật hiện đại.

Ngày nay, đạo thầy-trò truyền thống vẫn được giữ gìn và phát huy. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước lúc đi xa, Bác Hồ luôn luôn chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, quan tâm đến công tác và đời sống của các nhà giáo. Những dịp khai trường và kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Bác thường gửi thư khen ngợi, nhắc nhở nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo, hoặc đến thăm các trường học.

Điều đặc biệt làm cho các nhà giáo vô cùng xúc động, thấm thía, như Bác Hồ khẳng định: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất... Người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh” (Bài nói chuyện của Bác tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội ngày 21.10.1964)

Trong xã hội ngày nay, mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người, nhưng vẫn không gì có thể thay thế được vị trí đặc biệt quan trọng của thầy-cô giáo. Bởi lẽ, dù xã hội có phát triển như thế nào đi nữa, người thầy vẫn luôn là biểu tượng cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và là người truyền vào tâm hồn học trò những điều tốt đẹp, gieo mầm thiện để nhân lên những điều thiện trong tâm căn mỗi học trò.

Thầy là người truyền lửa ham học cho học trò, khơi lên trong các em những ước mơ, hoài bão để thổi bùng lên những khát vọng cao đẹp trong tương lai; là người định hướng tri thức để học trò khám phá, tìm tòi tri thức. Để làm được những điều đó, khi xã hội phát triển, khoa học công nghệ đạt được những thành tựu to lớn, người thầy càng phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để bắt kịp với thời đại, đáp ứng được những nhu cầu đổi mới cũng như học tập ngày càng cao của học sinh.

Chính vì thế, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong xã hội ngày nay không khác xưa là mấy, vẫn vẹn nguyên giá trị về sự kính trọng người thầy, coi trọng sự học. Tuy nhiên, việc kính yêu, biết ơn thầy cô giáo ngày nay cũng có phần thay đổi so với xưa kia. Khoảng cách giữa thầy và trò đã gần gũi, thân thiện hơn, không còn bị chi phối bởi những giáo lý nghiêm ngặt như trong xã hội xưa. Những quy định về lễ nghĩa giúp học trò có thể thể hiện sự kính trọng thầy cô bằng nhiều cách khác nhau.

Tuy nhiên, khi những giá trị kinh tế thị trường và mặt trái của công cuộc mở cửa tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội, đạo lý thầy-trò đã và đang có nhiều biểu hiện suy yếu đáng báo động. Một bộ phận giáo viên chất lượng chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số ít giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có những vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống và cả đạo thầy-trò.

Bên cạnh đó, do “bệnh thành tích”, không ít học sinh, sinh viên lười biếng học hành, không quý trọng tri thức văn hóa-khoa học; nhiều học sinh, sinh viên có lối sống thực dụng thấp kém, quậy phá trong trường và ngoài xã hội, coi thường lễ nghĩa và cả hành hung thầy, cô. Những hành động này cho thấy giá trị đạo đức trong giáo dục có hiện tượng xuống cấp. Tình trạng này cần được sự can thiệp mạnh mẽ của các nhà quản lý, của nhà trường, gia đình và cả toàn xã hội nhằm bồi đắp đạo lý thầy-trò và phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện.

Những hiện tượng nêu trên chỉ là cá biệt. Và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dù ở ngày xưa hay hôm nay và mãi mãi mai sau vẫn là một nét đẹp của dân tộc Việt Nam, là thước đo của sự phát triển bền vững của văn hóa Việt.

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/truyen-thong-ton-su-trong-dao-cua-nguoi-viet-20201119161642441.htm


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65097117

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July