Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 21/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
  -  Khoa học - Phát minh - Nghiên cứu
  -  Thiên nhiên - môi trường
  -  Hiện tượng bí ẩn
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Khoa học & Môi Trường >
  NASA: Khoảnh khắc cuối cùng tàu DART đâm sầm vào tiểu hành tinh NASA: Khoảnh khắc cuối cùng tàu DART đâm sầm vào tiểu hành tinh , Người xứ Nghệ Kiev
 
Tàu vũ trụ DART của NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh Dimorphos trong thử nghiệm lịch sử nhằm hất tung các vật thể nguy hiểm có khả năng đâm vào Trái Đất.
NASA: Khoảnh khắc cuối cùng tàu DART đâm sầm vào tiểu hành tinh
 Ảnh đồ họa mô tả tàu DART và tiểu hành tinh mục tiêu - Ảnh: NASA

Theo NASA, cú đâm sầm của DART xảy ra vào lúc 7 giờ 14 phút tối 26-9 giờ EDT (giờ miền Đông của Mỹ, tương ứng với 6 giờ 14 phút sáng ngày 27-9 theo giờ Việt Nam.

DART tức "Thử nghiệm Chuyển hướng tiểu hành tinh đôi", ra đời nhằm mục tiêu thử nghiệm một phương pháp phòng thủ Trái Đất, trong đó tàu vũ trụ DART sẽ thực hiện nhiệm vụ cảm tử, đâm sầm vào tiểu hành tinh Dimorphos hay còn gọi là Didymoon, cái nhỏ hơn trong cặp đôi Didymos - Dimorphos và đóng vai trò như mặt trăng của tiểu hành tinh lớn.

Didymos và Dimorphos tuy được xếp trong nhóm vật thể gần Trái Đất (NEOs) nhưng không được coi là mối đe dọa đối với chúng ta, tuy nhiên tình trạng của nó phù hợp cho thử nghiệm.

Hai tiểu hành tinh trước khi va chạm. Mục tiêu Dimorphos là cái nhỏ hơn - Ảnh: DART/NASA

Lịch sử đã cho thấy, đôi khi các tiểu hành tinh lớn có thể gây nên thảm họa toàn cầu, ví dụ như tiểu hành tinh Chicxulub gây nên đại tuyệt chủng tiêu diệt toàn bộ khủng long, do đó NASA đã cho ra đời sứ mệnh DART như bước đầu của một phương pháp phòng thủ Trái Đất tối tân, sẽ được sử dụng trong tình huống nguy hiểm nhất.

Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) của Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA, một bộ phận của Văn phòng Điều phối phòng thủ hành tinh (PDCO), được giao nhiệm vụ xác định không chỉ vị trí của Didymos trong không gian trong phạm vi 16 dặm (25 km), mà còn cả khi các Dimorphos sẽ có thể nhìn thấy -theo hướng tiếp cận của DART.

Cùng với các cộng sự từ các tổ chức khác, các thành viên của CNEOS cũng sẽ nghiên cứu nhiều khối đá bụi được đẩy ra bởi vụ va chạm, cũng như miệng hố va chạm mới hình thành trên Dimorphos và chuyển động của nó sau va chạm.

Các nhà khoa học cho rằng cú va chạm sẽ rút ngắn chu kỳ quỹ đạo của mặt tiểu hành tinh này xung quanh tiểu hành tinh lớn hơn Didymos vài phút. Khoảng thời gian đó phải đủ dài để các kính thiên văn trên Trái Đất có thể quan sát và đo lường các hiệu ứng.

Nó cũng đủ để thử nghiệm này chứng minh liệu công nghệ tác động động học - tác động đến một tiểu hành tinh để điều chỉnh tốc độ và đường đi của nó - trên thực tế có thể bảo vệ Trái Đất khỏi một cuộc tấn công từ ngoài vũ trụ hay không.

Nguồn Tin:  baomoi
https://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3586769

  Các Tin khác
  + 20 năm tới, cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao khi 70% dân số đối mặt với thiên tai? (17/09/2024)
  + Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4 (17/09/2024)
  + Bí ẩn "cụ cây" đã 3000 năm tuổi, trường sinh bất tử là có thật? (11/08/2024)
  +   Giải mã lời tiên tri ngày tận thế sau nhiều thập kỷ: Điềm báo những sự kiện thảm khốc có thể sắp xảy ra (11/08/2024)
  +   Phát hiện mới gây chấn động: Sét có thể đã kích hoạt sự sống trên Trái Đất (11/08/2024)
  +  Chú bò trắng có giá bán cao khủng khiếp ai nấy đều giật mình (08/07/2024)
  + Kỳ quan vũ trụ xuất hiện: Chứng kiến sự kiện thiên văn hiếm gặp 18 năm mới có 1 lần (21/06/2024)
  + Top 7 sinh vật kỳ bí trong sử Việt: Nhiều loài được cho là vẫn còn tồn tại (16/06/2024)
  + Động vật tiền sử to lớn gấp nhiều lần động vật ngày nay, vì sao? (16/06/2024)
  + Điều khủng khiếp gì đã xảy ra vào cái ngày thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái đất khiến khủng long bị tuyệt diệt? (16/06/2024)
  + Vích mẹ từ Malaysia sang Côn Đảo đẻ hơn 100 trứng, nở 87 con (10/06/2024)
  + Bí quyết phòng tránh sét đánh an toàn cho bạn (07/06/2024)
  + 2 cách lấy lại mật khẩu VNeID đơn giản và nhanh nhất: Ai cũng nên biết phòng khi cần đến (04/06/2024)
  +   Số điện thoại lạ lừa đảo thường có dấu hiệu này: Đừng nghe máy mà sập bẫy (04/06/2024)
  + Cách chặn cuộc gọi từ người lạ trên Zalo cực nhanh, không lo bị làm phiền (08/05/2024)
  + Dao cùn chẳng gọt được cái gì, bôi thứ này lên là sắc lẹm, sáng bóng như mới (30/04/2024)
  + Người thông minh luôn úp mặt điện thoại xuống bàn, biết lý do ai cũng phải gật gù học theo (23/03/2024)
  + Nút âm lượng trên điện thoại có 6 tính năng "đặc biệt lợi hại": Bạn đã biết dùng chưa? (23/03/2024)
  + 5 chiêu lừa đảo mới rất tinh vi: Cẩn thận để không thành nạn nhân (12/03/2024)
  + Điện thoại báo đầy bộ nhớ? Ấn vào nút này giải phóng dung lượng ngay, lướt cực nhanh gấp 10 lần (10/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65077426

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July