Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 05/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
  -  Khoa học - Phát minh - Nghiên cứu
  -  Thiên nhiên - môi trường
  -  Hiện tượng bí ẩn
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Khoa học & Môi Trường > Thiên nhiên - môi trường >
  Các nhà khoa học quan sát thành công cách thực vật "uống nước" Các nhà khoa học quan sát thành công cách thực vật "uống nước" , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Dân trí

 Thực vật cũng khát nước, giống như động vật, nhưng chính xác cách chúng hút nước vẫn còn là một bí ẩn vì nếu cố gắng quan sát sẽ làm hỏng quá trình.

Các nhà khoa học quan sát thành công cách thực vật uống nước - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bằng cách áp dụng một kỹ thuật hình ảnh đặc biệt, nhà vật lý Flavius Pascut của Đại học Nottingham (Anh quốc) và nhóm nghiên cứu của mình đã có thể quan sát các bộ phận bên trong của thực vật khi chúng hút nước theo thời gian thực.

"Chúng tôi đã phát triển một phương pháp cho phép theo dõi quá trình đó ở cấp độ các tế bào đơn lẻ. Chúng ta không chỉ nhìn thấy nước đi lên bên trong rễ mà còn có thể biết được vị trí và cách thức nó di chuyển xung quanh", nhà điện sinh lý học Kevin Webb của Đại học Nottingham cho biết.

Nước không chỉ là yếu tố cần thiết cho cây trồng mà còn đóng vai trò như một phương tiện vận chuyển các chất dinh dưỡng, khoáng chất và các phân tử sinh học quan trọng khác trong các cấu trúc sống.

Việc thực vật có thể di chuyển chất lỏng quý giá xung quanh một cách hiệu quả như thế nào có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chịu đựng các điều kiện môi trường khắc nghiệt của chúng.

Webb giải thích: "Để quan sát sự hút nước của thực vật sống mà không làm hỏng chúng, chúng tôi đã áp dụng kỹ thuật kính hiển vi quang học, nhạy cảm dựa trên tia laser để quan sát chuyển động của nước bên trong rễ sống, điều chưa từng được thực hiện trước đây".

Bằng cách phát hiện cách các photon ánh sáng tán xạ từ một nguồn laser hẹp, kính hiển vi Raman cung cấp hình ảnh thời gian thực ở cấp độ phân tử trong điều kiện tự nhiên.

Kỹ thuật này nhạy đến mức nó có thể phát hiện khối lượng và định hướng của các liên kết phân tử. Như vậy tức là nó có thể tạo ra sự tương phản bằng cách sử dụng các phân tử nổi bật với môi trường xung quanh, trong trường hợp này là deuterium oxide, được gọi là nước nặng, thay cho nước bình thường.

Deuterium là một đồng vị của hydro có một neutron cũng như một proton đơn lẻ của hydro thông thường, tăng gấp đôi khối lượng của nó.

Mặc dù nước nặng có các đặc tính hơi khác một chút, nhưng nó tương tự như nước bình thường để không thay đổi mọi thứ về mặt sinh lý với một lượng nhỏ.

Quá trình quét đã phát hiện một mạch nước nặng trong vòng 80 giây sau khi để lộ rễ của loại cây được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất của các nhà nghiên cứu là cải xoong (Arabidopsis thaliana). Pascut và nhóm nghiên cứu đã xen kẽ giữa việc cho cây tiếp xúc với nước thường và nước nặng để xem cách nước di chuyển qua các mô của cây.

Kỳ lạ ở chỗ, các nhà nghiên cứu chỉ phát hiện ra phần nước bị hút ở phần bên trong của rễ, nơi xylem vận chuyển nước của các mô rễ xảy ra, cho thấy sự hấp thụ nước ban đầu này không được chia sẻ cho các mô xung quanh trên đường đi lên từ rễ đến phần còn lại.

Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này có nghĩa là có "hai thế giới nước" bên trong thực vật và hệ thống khuếch tán nước thứ hai phân phối nước đến các mô bên ngoài này.

Có thể quan sát quá trình này sẽ giúp chúng ta hiểu nó và lập kế hoạch cây trồng tốt hơn cho tương lai đầy biến động mà chúng ta đang đối mặt.

"Mục tiêu là tăng năng suất lương thực toàn cầu bằng cách hiểu và sử dụng các giống cây trồng có cơ hội sống sót tốt nhất, có thể đạt năng suất cao nhất trong bất kỳ môi trường nào, bất kể khô hay ẩm ướt", Webb cho biết.

Pascut và nhóm nghiên cứu hiện đang phát triển một phiên bản di động của công nghệ hình ảnh để cho phép các nghiên cứu thực địa dễ tiếp cận hơn và họ cũng tin rằng kỹ thuật này có thể được sử dụng trong các thiết bị theo dõi chăm sóc sức khỏe, mặc dù tế bào của chúng ta nhỏ hơn nhiều so với thực vật.

Tuy nhiên, hiện tại điều này hứa hẹn sẽ giúp chúng ta giải quyết những câu hỏi quan trọng, như làm thế nào để thực vật "cảm nhận" được nguồn nước sẵn có. Các câu trả lời cho câu hỏi này rất quan trọng đối với việc thiết kế các loại cây trồng trong tương lai thích nghi tốt hơn với những thách thức mà chúng ta phải đối mặt với biến đổi khí hậu và các kiểu thời tiết thay đổi", Malcolm Bennett, nhà khoa học thực vật của Đại học Nottingham giải thích.

Trang Phạm

Theo Science Alert

https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/cac-nha-khoa-hoc-quan-sat-thanh-cong-cach-thuc-vat-uong-nuoc-20210808003019565.htm


  Các Tin khác
  + Khu rừng rộng qua 5 tỉnh, trong đó có Đồng Nai la liệt động vật hoang dã, đàn bò tót đứng chung với con nai (18/12/2024)
  + Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2024: ''Tấm vé thông hành'' giúp doanh nghiệp Việt vươn xa (06/12/2024)
  + Giải mã bí ẩn về loài cá voi kỳ lạ và hiếm nhất thế giới (06/12/2024)
  + 20 năm tới, cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao khi 70% dân số đối mặt với thiên tai? (17/09/2024)
  + Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4 (17/09/2024)
  + Bí ẩn "cụ cây" đã 3000 năm tuổi, trường sinh bất tử là có thật? (11/08/2024)
  +   Giải mã lời tiên tri ngày tận thế sau nhiều thập kỷ: Điềm báo những sự kiện thảm khốc có thể sắp xảy ra (11/08/2024)
  +   Phát hiện mới gây chấn động: Sét có thể đã kích hoạt sự sống trên Trái Đất (11/08/2024)
  +  Chú bò trắng có giá bán cao khủng khiếp ai nấy đều giật mình (08/07/2024)
  + Kỳ quan vũ trụ xuất hiện: Chứng kiến sự kiện thiên văn hiếm gặp 18 năm mới có 1 lần (21/06/2024)
  + Top 7 sinh vật kỳ bí trong sử Việt: Nhiều loài được cho là vẫn còn tồn tại (16/06/2024)
  + Động vật tiền sử to lớn gấp nhiều lần động vật ngày nay, vì sao? (16/06/2024)
  + Điều khủng khiếp gì đã xảy ra vào cái ngày thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái đất khiến khủng long bị tuyệt diệt? (16/06/2024)
  + Vích mẹ từ Malaysia sang Côn Đảo đẻ hơn 100 trứng, nở 87 con (10/06/2024)
  + Bí quyết phòng tránh sét đánh an toàn cho bạn (07/06/2024)
  + 2 cách lấy lại mật khẩu VNeID đơn giản và nhanh nhất: Ai cũng nên biết phòng khi cần đến (04/06/2024)
  +   Số điện thoại lạ lừa đảo thường có dấu hiệu này: Đừng nghe máy mà sập bẫy (04/06/2024)
  + Cách chặn cuộc gọi từ người lạ trên Zalo cực nhanh, không lo bị làm phiền (08/05/2024)
  + Dao cùn chẳng gọt được cái gì, bôi thứ này lên là sắc lẹm, sáng bóng như mới (30/04/2024)
  + Người thông minh luôn úp mặt điện thoại xuống bàn, biết lý do ai cũng phải gật gù học theo (23/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66332126

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July