Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
  -  Khoa học - Phát minh - Nghiên cứu
  -  Thiên nhiên - môi trường
  -  Hiện tượng bí ẩn
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Khoa học & Môi Trường > Thiên nhiên - môi trường >
  Những cộng đồng người sống ở nơi khắc nghiệt nhất thế giới Những cộng đồng người sống ở nơi khắc nghiệt nhất thế giới , Người xứ Nghệ Kiev
 
Ởnhững nơi khí hậu cực đoan tưởng chừng không tồn tại sự sống, con người vẫn có thể thích ứng và sinh hoạt một cách bình thường.
 Một miệng núi lửa lộ thiên ở Dallol.

Tại một số nơi trên Trái Đất, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra như "điều bình thường" trong nhiều thế kỷ. Mặc dù điều kiện khắc nghiệt như vậy, những nơi này vẫn có người sinh sống, họ là các bộ lạc gắn bó lâu đời, đã học cách thích nghi và tồn tại.

Oymyakon, Nga

Siberia là nơi có người ở lạnh nhất Trái Đất. Tại đây, nhiệt độ xuống tới gần âm 68 độ C vào mùa đông. Chỉ hít thở không khí bên ngoài cũng có thể gây chết người vì phổi của bạn sẽ bị đóng băng. Tuy nhiên, người Yakut đã sống ở khu vực Oymyakon từ thế kỷ 13.

Để chống lạnh, người dân địa phương không dùng các loại vải hiện đại, thay vào đó họ sử dụng len merino và lông động vật. Các chất liệu này có khả năng đàn hồi cao. Họ cũng có chế độ ăn đặc biệt gồm thịt bò, sữa tuần lộc và sữa ngựa. Việc ăn thịt bò nhằm làm chậm quá trình trao đổi chất và cung cấp đủ năng lượng cho c‌ơ th‌ể.

Nhiệt độ trung bình vào mùa đông ở Oymyakon là âm 50 độ C.

Dallol, Ethiopia

Là một trong những vùng đất nóng nhất Trái Đất, nhiệt độ ở Dallol thường xuyên tăng cao trên 100 độ C và có thể lên tới 145 độ C. Nơi đây nằm trên một ngọn núi lửa đang hoạt động. Giày của bạn cũng có thể tan chảy nếu đứng tại chỗ dù chỉ vài phút.

Dallol là nơi sinh sống của người Afar. Họ là những người du mục và thường di chuyển khắp vùng vào ban đêm, khi trời mát hơn, để thu thập muối. Người Afar uống sữa bò hoặc sữa dê như một thức uống bổ sung nước, chất điện giải.

Để thích ứng với khí hậu, họ sử dụng màu sơn đặc biệt phản chiếu ánh nắng Mặt Trời. Họ cũng tận dụng nhiệt độ cao để sử dụng kỹ thuật ủ phân nhằm đun nóng nước và diệt vi khuẩn trong nước.

Sa mạc Atacama, Chile

Gần như khô hạn đến mức khó tin, một số khu vực ở đây chưa từng thấy mưa trong hơn 400 năm qua. Tuy nhiên, vẫn có những cư dân sinh sống ở Atacama. Động vật vẫn đi lang thang. Thực vật vẫn tồn tại. Từ lâu, bộ lạc Atacameno đã sinh sống trên sa mạc cực đoan này trong ngôi làng trung tâm của khu vực San Pedro de Atacama.

Địa hình của sa mạc Atacama được ví như Hỏa tinh. Không giống bất kỳ nơi nào trên Trái Đất, đất ở đây quá khô nên không có bất kỳ sinh vật sống nào.

Người nông dân đặt sừng của những con gia súc mới giết mổ để thu hút côn trùng đến bón đất. Điều này giúp tăng năng suất cây trồng lên 75%. Những người sống ở Atacama thậm chí đã tìm ra cách tạo ra nước từ không khí. Đó là lưới sương mù giữ hơi ẩm trong không khí và cung cấp nguồn nước có thể sử dụng được.

Nhà thờ ở sa mạc Atacama.

Mawsynram, Ấn Độ

Nằm ở phía đông bắc Ấn Độ trên biên giới Bangladesh, Mawsynram là nơi ẩm ướt nhất Trái Đất có người sinh sống. Trong khu rừng nhiệt đới tươi tốt, gió và hơi ẩm bị mắc kẹt và gây mưa.

Lượng mưa hàng năm ở Mawsynram và các khu vực lân cận gấp khoảng 10 lần so với các thành phố lớn của Mỹ như Seattle, Washington...

Mùa mưa ở Mawsynram kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9. Lượng mưa có thể lên tới hơn 1,5 m/ngày. Các bộ tộc Garos và Khasis sinh sống trong khu vực này. Người dân ở đây học cách làm cầu bằng rễ cây và tạo ra áo mưa từ sợi tre. Họ cũng sử dụng các kỹ thuật xây dựng tránh lở đất.

Những cây cầu bằng rễ cây mất nhiều năm để xây dựng nhưng có thể chịu được thời tiết ẩm ướt và hoang dã của khu vực.

Nguồn:  zingnews
https://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3002368

  Các Tin khác
  + 20 năm tới, cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao khi 70% dân số đối mặt với thiên tai? (17/09/2024)
  + Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4 (17/09/2024)
  + Bí ẩn "cụ cây" đã 3000 năm tuổi, trường sinh bất tử là có thật? (11/08/2024)
  +   Giải mã lời tiên tri ngày tận thế sau nhiều thập kỷ: Điềm báo những sự kiện thảm khốc có thể sắp xảy ra (11/08/2024)
  +   Phát hiện mới gây chấn động: Sét có thể đã kích hoạt sự sống trên Trái Đất (11/08/2024)
  +  Chú bò trắng có giá bán cao khủng khiếp ai nấy đều giật mình (08/07/2024)
  + Kỳ quan vũ trụ xuất hiện: Chứng kiến sự kiện thiên văn hiếm gặp 18 năm mới có 1 lần (21/06/2024)
  + Top 7 sinh vật kỳ bí trong sử Việt: Nhiều loài được cho là vẫn còn tồn tại (16/06/2024)
  + Động vật tiền sử to lớn gấp nhiều lần động vật ngày nay, vì sao? (16/06/2024)
  + Điều khủng khiếp gì đã xảy ra vào cái ngày thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái đất khiến khủng long bị tuyệt diệt? (16/06/2024)
  + Vích mẹ từ Malaysia sang Côn Đảo đẻ hơn 100 trứng, nở 87 con (10/06/2024)
  + Bí quyết phòng tránh sét đánh an toàn cho bạn (07/06/2024)
  + 2 cách lấy lại mật khẩu VNeID đơn giản và nhanh nhất: Ai cũng nên biết phòng khi cần đến (04/06/2024)
  +   Số điện thoại lạ lừa đảo thường có dấu hiệu này: Đừng nghe máy mà sập bẫy (04/06/2024)
  + Cách chặn cuộc gọi từ người lạ trên Zalo cực nhanh, không lo bị làm phiền (08/05/2024)
  + Dao cùn chẳng gọt được cái gì, bôi thứ này lên là sắc lẹm, sáng bóng như mới (30/04/2024)
  + Người thông minh luôn úp mặt điện thoại xuống bàn, biết lý do ai cũng phải gật gù học theo (23/03/2024)
  + Nút âm lượng trên điện thoại có 6 tính năng "đặc biệt lợi hại": Bạn đã biết dùng chưa? (23/03/2024)
  + 5 chiêu lừa đảo mới rất tinh vi: Cẩn thận để không thành nạn nhân (12/03/2024)
  + Điện thoại báo đầy bộ nhớ? Ấn vào nút này giải phóng dung lượng ngay, lướt cực nhanh gấp 10 lần (10/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65162052

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July