Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
  -  Khoa học - Phát minh - Nghiên cứu
  -  Thiên nhiên - môi trường
  -  Hiện tượng bí ẩn
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Khoa học & Môi Trường > Thiên nhiên - môi trường >
  Cây có bất tử không? Cây có bất tử không? , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Dân trí

 Có những cây có thể sống hàng nghìn năm, nhưng chúng ta không sống đủ lâu để thực sự thấy được chúng chết vì già hay vì lý do nào khác.

Cây có bất tử không? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Một cây linh sam Douglas 800 năm tuổi trên đảo Vancouver, Canada.

Cây cối là sinh vật phát triển mãnh liệt, một số cây dường như còn không hề biết đến cái chết. Nhiều sinh vật cổ đại nhất trên thế giới là cây, trong đó có cây bách 3.600 năm tuổi ở Chile và một cây vả linh thiêng ở Sri Lanka được trồng vào thế kỷ III trước Công nguyên. Một cây thông được đặt tên là Methuselah đã sống gần 5 thiên niên kỷ trong khu rừng ngày nay gọi là California, Mỹ.

Nhưng theo một nghiên cứu mới đây thì cuối cùng thời gian cũng sẽ chấm dứt mọi sự sống, ngay cả những cây đáng kinh ngạc nhất cũng có giới hạn sinh lý, cho dù chúng ta với tuổi đời có hạn, có thể không bao giờ chứng kiến được thời điểm chúng chết.

Nhà thực vật học của Trường đại học Barcelona, Tiến sĩ Sergi Munné-Bosch, Tây Ban Nha, đã viết một bài báo đáp lại thông tin của một nghiên cứu công bố vào tháng 1/2020 về cây ginkgo sống được hơn 1.000 năm. Theo nghiên cứu này, các cây ginkgo 600 tuổi vẫn có khả năng sinh sản và quang hợp mạnh mẽ như các cây cùng loài 20 năm tuổi. Phân tích di truyền tượng tầng libe gỗ (lớp tế bào mỏng nằm ngay dưới vỏ cây, tạo ra các tế bào sống mới) của các cây này cho thấy “không có bằng chứng của tuổi già”, hay tế bào chết.

Tiến sĩ Munné-Bosch nói rằng ông thấy kết luận của nghiên cứu nói trên “rất thú vị” nhưng không đồng ý với cách hiểu của một số người về nghiên cứu này sau khi nó được công bố rộng rãi trên phương tiện truyền thông. Ông nói rằng “ít nhất theo quan điểm của cá nhân tôi thì không có gì là bất tử cả.”

Những loài cây có thể sống nhiều thế kỷ hoặc nhiều thiên niên kỷ có rất nhiều yếu tố hỗ trợ khiến chúng trẻ lâu. Chúng có cấu tạo thân đơn giản và phát triển theo hình thái nhiều bộ phận hợp lại với nhau (module), vì thế chúng có thể tái sinh những bộ phận bị mất đi. Chúng cũng sinh trưởng nhờ chính những tế bào chết đi của bản thân chúng, nhờ đó chúng lớn lên mà chỉ cần trao đổi chất ở mức thấp. Thân của một cây cổ thụ có thể chết đến 95% và chỉ còn 5% vẫn sống tiếp.

Vì thế, một cái cây như vậy rất dễ chết vì những lý do khách quan hơn là lý do về tuổi đời. Ở một số loài, đây là hiện tượng lão hóa không thể đảo ngược, một hiện tượng trong đó sức sống lâu bền của các cây cổ thụ nằm ở chỗ chúng có cơ hội sống sót nhiều hơn những cây non.

Đó là quan điểm của Tiến sĩ Munné-Bosch, còn những người khác lại không nghĩ như vậy. Tiến sĩ Peter Brown, nhà khoa học lâm nghiệp đang xây dựng một cơ sở dữ liệu có tên OldList về cây cổ thụ, lại cho rằng một sinh vật dạng module như một cái cây về lý thuyết hoàn toàn có thể sống mãi.

“Tôi không nghĩ rằng có một giới hạn nào về cả sinh lý và giải phẫu khiến chúng không thể tiếp tục sống.” – ông nói – “mặc dù vậy, trên thực tế, luôn có một điều gì đó đi kèm, và những yếu tố tác động giữa chừng, cho dù đó là một cơn dông lớn, một người thu hoạch gỗ hay một đàn ong bắp cày. Rất nhiều cây trong cơ sở dữ liệu OldList đã giành được “chiếc vé xổ số” để sống tiếp. Chúng có bộ rễ bám sâu vào lòng đất xuyên qua những tảng đá, khó có thể bị đốn ngã và sống đủ xa những cây khác để không bị lây sâu bệnh.”

Cây có bất tử không? - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Những cây thông trong rừng Twisted ở Utah, Mỹ. Một số cây đã hàng nghìn năm tuổi.

Tiến sĩ Munné-Bosch lại đề cập đến một số giới hạn, ví dụ như mỗi năm cây ginkgos lại sinh ra những mô mạch mỏng hơn năm trước, và đến một lúc nào đó các mô mạch này sẽ mỏng đến nỗi không thể hoạt động đúng chức năng được nữa khiến cho cây chết đi.

Cây ginkgo còn chịu áp lực sinh lý theo thời gian, cùng với nguồn hóc môn tăng trưởng suy giảm dần. Cho dù chúng có tượng tầng libe gỗ kỳ diệu đến mức nào đi nữa thì “chúng vẫn có thể chết vì các nguyên nhân tự nhiên”. Đó là nhận định của Giáo sư Richard Dixon, một trong những tác giả của nghiên cứu về cây ginkgo đã công bố vào tháng 1/ 2020.

Tiến sĩ Brown và Tiến sỹ Munné-Bosch đều cho rằng về mặt thực nghiệm, câu hỏi này gần như không thể trả lời được. Những cây sống cực kỳ lâu năm là rất hiếm. Các nhà khoa học chỉ tìm thấy 3 cây ginkgo già nhất và chúng cũng chưa đến 700 tuổi. Vì vậy khó có thể vạch ra một nghiên cứu toàn diện về loài cây này. 

Bên cạnh đó, tuổi đời của chúng ta quá ngắn. Ngay cả nếu một nhà khoa học cống hiến cả đời làm việc chỉ để nghiên cứu về cây cổ thụ thì nhà khoa học đó cũng chỉ có thể theo đuổi nghiên cứu của mình trong một khoảng thời gian rất ngắn của cả cuộc đời của những cây cổ thụ đó. Và một nghiên cứu kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác có thể lại chứa đựng những phương pháp mà các thế hệ sau thấy lỗi thời.

Vì những lý do đó, Tiến sĩ Munné-Bosch cho rằng chúng ta sẽ không bao giờ chứng minh được tuổi thọ của các cây cổ thụ là bao lâu, cho nên trong công trình thí nghiệm của mình, ông tập trung vào những loài cây có tuổi thọ trong tầm kiểm soát của con người, tức là những cây sống khoảng 30 năm. Ông nói “theo tôi, cuối cùng chúng ta phải chấp nhận rằng tất cả mọi vật rồi cũng sẽ chết.”

Phạm Hường 

Theo Nypost

https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/cay-co-bat-tu-khong-20200812130510981.htm


  Các Tin khác
  + 20 năm tới, cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao khi 70% dân số đối mặt với thiên tai? (17/09/2024)
  + Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4 (17/09/2024)
  + Bí ẩn "cụ cây" đã 3000 năm tuổi, trường sinh bất tử là có thật? (11/08/2024)
  +   Giải mã lời tiên tri ngày tận thế sau nhiều thập kỷ: Điềm báo những sự kiện thảm khốc có thể sắp xảy ra (11/08/2024)
  +   Phát hiện mới gây chấn động: Sét có thể đã kích hoạt sự sống trên Trái Đất (11/08/2024)
  +  Chú bò trắng có giá bán cao khủng khiếp ai nấy đều giật mình (08/07/2024)
  + Kỳ quan vũ trụ xuất hiện: Chứng kiến sự kiện thiên văn hiếm gặp 18 năm mới có 1 lần (21/06/2024)
  + Top 7 sinh vật kỳ bí trong sử Việt: Nhiều loài được cho là vẫn còn tồn tại (16/06/2024)
  + Động vật tiền sử to lớn gấp nhiều lần động vật ngày nay, vì sao? (16/06/2024)
  + Điều khủng khiếp gì đã xảy ra vào cái ngày thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái đất khiến khủng long bị tuyệt diệt? (16/06/2024)
  + Vích mẹ từ Malaysia sang Côn Đảo đẻ hơn 100 trứng, nở 87 con (10/06/2024)
  + Bí quyết phòng tránh sét đánh an toàn cho bạn (07/06/2024)
  + 2 cách lấy lại mật khẩu VNeID đơn giản và nhanh nhất: Ai cũng nên biết phòng khi cần đến (04/06/2024)
  +   Số điện thoại lạ lừa đảo thường có dấu hiệu này: Đừng nghe máy mà sập bẫy (04/06/2024)
  + Cách chặn cuộc gọi từ người lạ trên Zalo cực nhanh, không lo bị làm phiền (08/05/2024)
  + Dao cùn chẳng gọt được cái gì, bôi thứ này lên là sắc lẹm, sáng bóng như mới (30/04/2024)
  + Người thông minh luôn úp mặt điện thoại xuống bàn, biết lý do ai cũng phải gật gù học theo (23/03/2024)
  + Nút âm lượng trên điện thoại có 6 tính năng "đặc biệt lợi hại": Bạn đã biết dùng chưa? (23/03/2024)
  + 5 chiêu lừa đảo mới rất tinh vi: Cẩn thận để không thành nạn nhân (12/03/2024)
  + Điện thoại báo đầy bộ nhớ? Ấn vào nút này giải phóng dung lượng ngay, lướt cực nhanh gấp 10 lần (10/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 65083060

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July