Bạn có thể thấy điểm gặp nhau giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương phân ranh giới rõ rệt, như có một bức tường ngăn hai đại dương hòa vào nhau.
2 đại dương không thể hòa lẫn.Play
Nước ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương tách biệt
Khi nhìn vào bản đồ, có thể bạn sẽ nghĩ rằng các vùng biển là một khối thống nhất. Hầu hết mọi người sẽ nghĩ các phần đại dương được phân ra và đặt tên.
Tuy nhiên, đại dương cũng giống như các quốc gia, chúng cũng có "lãnh thủy" riêng. Hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy ranh giới giữa các đại dương sống động ra sao.
Ranh giới giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương rõ như 2 thế giới. Giống như thể giữa 2 đại dương có một bức tường vô hình ngăn cách chúng hòa vào nhau vậy
Thế nhưng, nước chỉ là nước và chắc chắn là không có bức tường vô hình nào ở đấy cả. Vậy điều gì đã khiến nước của 2 đại dương này không hòa làm một?
Đó thực chất là do cấu tạo nước của 2 đại dương này khác nhau. Độ mặn, thành phần, mật độ và cấu trúc hóa học của nước ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương hoàn toàn khác nhau.
Nhìn từ trên cao, bạn có thể dễ dàng thấy rằng chúng không hề giống nhau chút nào. Ranh giới giữa 2 vùng nước có sự riêng biệt, thậm chí đặc tính sinh học, vật lý đều khác biệt nhau.
Xuất phát từ hiện tượng Halocline
Đó được gọi là các vùng đệm của đại dương. Trong đó, có thể kể đến Halocline - hiện tượng làm ranh giới giữa các vùng nước có độ mặn khác nhau.
Nhà thám hiểm Jacques Cousteau phát hiện ra điều này khi ông lặn xuống eo biển Gibraltar. Các lớp nước có độ mặn khác nhau tựa như được phân chia bởi một lớp màng trong suốt. Đặc biệt, mỗi lớp nước có hệ động thực vật riêng.
2 đại dương không hòa vào nhau tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp.
Trong sinh học, vùng đệm là khu vực chuyển tiếp giữa hai hệ sinh thái khác nhau ở liền kề nhau. Hiện tượng halocline xuất hiện khi độ mặn ở các biển hoặc đại dương chênh lệch nhau ít nhất 5 lần.
Bạn có thể tự tạo ra Halocline ở nhà nếu bạn đổ một ít nước biển hoặc nước mặn có màu vào cốc sau đó đổ thêm một ít nước ngọt lên trên. Điều khác biệt duy nhất là halocline của bạn nằm ngang còn trên đại dương nằm dọc.
Một số vùng biển khác cũng có hiện tượng halocline.
Hai đại dương không thể hòa hợp vào nhau đã tạo nên ranh giới biển tự nhiên tuyệt đẹp như vùng biển trắng đen, ranh giới của Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Quả là kiệt tác từ thiên nhiên đúng không nào.