Đa số các trò chơi hiện nay trên điện thoại đều miễn phí, người dùng chỉ cần tạo tài khoản và bắt đầu chơi mà không cần tốn bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, những trò chơi này thường nhồi nhét rất nhiều quảng cáo, yêu cầu quyền truy cập vào danh bạ, vị trí, máy ảnh và các quyền n.h.ạ.y c.ả.m hơn khi bạn cài đặt chúng.
Các ứng dụng truy cập WiFi
Các ứng dụng truy cập WiFi, chẳng hạn như WiFi Chùa vẫn hay được ví là app thần kỳ vì nó giúp người dùng dễ dàng truy cập mọi loại WiFi mà không cần mật khẩu. Tuy nhiên, ứng dụng này lại có thể lấy cắp WiFi của chính bạn cho người khác, thậm chí là những thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hay các mật khẩu bạn lưu trong máy cũng có thể bị mất bất cứ lúc nào.
Ứng dụng quét mã QR
Mã QR hiện nay được ứng dụng rộng rãi khắp mọi nơi, đặc biệt phổ biến trong các trung tâm mua sắm hoặc các cửa hàng tiện lợi.
Trước đây, người dùng cần phải tải về các ứng dụng của bên thứ ba để có thể quét được mã QR. Tuy nhiên, hiện nay, cả hai hệ điều hành lớn là iOS và Android đều hỗ trợ tính năng nhận diện mã QR ngay trong camera điện thoại. Bạn chỉ cần một thiết bị có bản cập nhật iOS 11 trở lên đối với iPhone hoặc hệ điều hành Android 8 trở lên đối với điện thoại di động từ nhà sản xuất Samsung, Oppo,… để có thể sử dụng tính năng này.
Các ứng dụng trình duyệt của bên thứ 3
Tốt nhất là bạn chỉ nên sử dụng trình duyệt mặc định có sẵn trên máy, tránh các ứng dụng trình duyệt bên thứ 3 vì nó hoàn toàn không cần thiết, chưa kể là còn chứa nhiều quảng cáo và có khả năng đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng.
Ứng dụng chống virus
Các ứng dụng chống virus thường thu thập rất nhiều dữ liệu trên thiết bị và trình duyệt, do đó vì sao chúng ta không gỡ cài đặt chúng để tiết kiệm tài nguyên hệ thống, lấy lại dung lượng lưu trữ và ngừng cho phép các công ty chống virus thu thập dữ liệu của bạn.
Dọn dẹp rác
Clean Master và các phần mềm dọn dẹp rác khác đều dùng để xóa cache và các dữ liệu không cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết các điện thoại hiện đại có chức năng này trong hệ thống nên không cần đến các ứng dụng này nữa. Chúng cũng làm giảm tuổi thọ pin nên bạn hãy loại bỏ. Ngoài ra, chúng làm chậm hệ thống và bắt buộc bạn phải nhận quảng cáo.
Ứng dụng làm tăng dung lượng RAM
Các ứng dụng làm tăng dung lượng RAM đều tối ưu hóa. Chúng chỉ có thể xóa bộ nhớ tạm thời cache và điện thoại có khả năng thực hiện việc đó. Bạn nên xóa bỏ vì các ứng dụng này không chỉ tiêu hao tài nguyên, mà còn có thể dễ dàng thu thập dữ liệu của bạn.
Ngoài ra, mới đây, các chuyên gia bảo mật vừa đưa ra cảnh báo người dùng cần xoá ngay 2 ứng dụng độc hại dưới đây để tránh bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng. Đội ngũ ThreatLabz tại Zscaler mới đây lên tiếng cảnh báo về 2 ứng dụng đánh cắp tiền ngân hàng trên Google Play, được thiết kế để phát tán phần mềm độc hại Xenomorph.
Cụ thể, phát hiện này thuộc về 2 nhà nghiên cứu bảo mật Himanshu Sharma và Viral Gandhi. Họ đã nhận thấy Xenomorph - một trojan đánh cắp thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng được cài cắm trong ứng dụng quản lý chi tiêu và tạo kế hoạch cho người dùng. Phần mềm độc hại còn có khả năng chặn tin nhắn SMS (OTP) và thông báo.
Các ứng dụng dạng này còn được gọi là Dropper, được thiết kế để cài cắm thêm mã độc sau khi phần mềm được cài đặt lên hệ thống. Đây đang trở thành một kỹ thuật được tin tặc sử dụng rộng rãi để phát tán phần mềm độc hại, qua mắt các giải pháp bảo mật của Google.
Được phát hiện lần đầu vào tháng 2/2022, mã độc Xenomorph được thiết kế để chiếm quyền truy cập của Android để thực hiện các cuộc tấn công, đơn cử như giả mạo màn hình đăng nhập ngân hàng để đánh cắp tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Hiện tại, hai ứng dụng này đã bị Google gỡ khỏi kho ứng dụng Google Play Store. Tuy nhiên, những ai đã vô tình cài đặt ứng dụng trước đó vẫn phải gỡ bỏ chúng khỏi thiết bị. Hai ứng dụng được đề cập bao gồm:
- Todo: Day manager (com.todo.daymanager)
- 経費キーパー (Expense Keeper) (com.setprice.expenses)
Gần đây, các nhà nghiên cứu bảo mật cũng phát hiện 5 ứng dụng tương tự trên Google Play Store. Sau khi người dùng cài đặt, ứng dụng sẽ bắt đầu phát tán phần mềm độc hại SharkBot và Vultur. Những ứng dụng độc hại nhắm mục tiêu vào 231 ứng dụng ngân hàng và tiền điện tử thuộc các tổ chức tài chính ở nhiều quốc gia.
Các biến thể mới của phần mềm độc hại còn được bổ sung khả năng ghi lại các thao tác của người dùng, đơn cử như nhấp chuột, cử chỉ… nhằm vượt qua hạn chế không cho chụp ảnh màn hình bên trong các ứng dụng ngân hàng.
Theo PhoneArena , 5 ứng dụng mà các chuyên gia tại Threat Fabric cảnh báo người dùng cần xoá gấp khỏi điện thoại gồm:
- Recover Audio, Images & Videos (100.000 lượt tải xuống)
- Codice Fiscale 2022 - (10.000 lượt tải)
- Zetter Authentication - (10.000 lượt tải)
- File Manager Small, Lite - (1.000 lượt tải)
- My Finances Tracker - (1.000 lượt tải).
https://phunutoday.vn/9-ung-dung-can-xoa-ngay-khoi-dien-thoai-tranh-tien-trong-tai-khoan-bi-danh-cap-may-nhanh-nhay-hon-rat-nhieu-d343362.html