Các khối băng mất đi ở Greenland và Nam Cực đã vượt qua lượng tuyết tích tụ, và đóng góp khoảng 14mm vào mực nước biển dâng lên trong 16 năm qua, một phân tích dữ liệu mới của NASA đã tiết lộ.
Ảnh minh họa
Các nhà khoa học cho biết, bằng cách kết hợp thông tin từ vệ tinh ICESat và vệ tinh thế hệ sau ICESat-2, họ đã có thể tính toán cả những thay đổi không dễ thấy trong các khối băng, những thay đổi này trước đây đã bị bỏ qua, dẫn đến những sai lệch tuy nhỏ nhưng rất quan trọng về sự thay đổi khối băng.
“Nếu bạn quan sát một dòng sông băng hoặc một tảng băng trôi trong một tháng, hoặc một năm, bạn sẽ không biết thêm nhiều hơn về những gì khí hậu đang làm với chúng”, Benjamin Smith, chuyên gia nghiên cứu về sông băng tại trường Đại học Washington, Mỹ và là tác giả chính của bài báo trên tạp chí Khoa học, cho biết.
Nhóm nghiên cứu có quãng thời gian 16 năm từ ICESat và ICESat-2, và có thể tự tin hơn rằng những thay đổi mà chúng ta đang thấy trong băng liên quan đến những thay đổi dài hạn của khí hậu.
Băng tăng lên hoặc mất đi ở Nam Cực (ảnh trên) và Greenland (ảnh dưới) trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2019. Màu đỏ sẫm và màu tím cho thấy tốc độ trung bình rất lớn của mất băng ở gần các vùng bờ biển, trong khi màu xanh cho thấy tốc độ băng tăng chậm hơn ở vùng giữa. Hình tròn ở giữa châu Nam Cực là phía trên cực Nam của Trái Đất, nơi dữ liệu không được thu thập.
Xu hướng của các nghiên cứu trước đây về việc băng mất đi hoặc tăng thêm là phân tích dữ liệu từ nhiều vệ tinh và các nhiệm vụ trên không. Nghiên cứu mới này chỉ sử dụng một loại phép đo duy nhất là chiều cao, được đo bằng một dụng cụ làm bắn các tia laze ra khỏi bề mặt băng.
Smith và các đồng nghiệp đã theo dõi các phép đo của ICESat và chồng thêm các phép đo với mật độ dày hơn của ICESat-2 từ năm 2019. Tại nơi hai bộ dữ liệu giao nhau – hàng chục triệu vị trí – họ đã chạy dữ liệu thông qua các chương trình máy tính tính toán mật độ tuyết và các yếu tố khác, sau đó tính khối lượng băng bị mất đi hoặc tăng thêm.
Thật đáng ngạc nhiên khi thấy được dữ liệu của ICESat-2 tốt như thế nào, điều đó thấy được ngay từ từ lúc bắt đầu, nhà khoa học Tom Neumann của dự án ICESat-2 chia sẻ. “Những kết quả đầu tiên khi nhìn vào băng trên đất liền khẳng định sự nhất trí từ các nhóm nghiên cứu khác, nhưng họ cũng cho chúng tôi thấy các chi tiết về sự thay đổi của từng dòng sông băng và các thềm băng cùng lúc”.
Smith cho biết các kết quả cho thấy các lớp sông băng mỏng ven biển ở Greenland có một lượng đáng kể. Độ cao của các sông băng ở Kangerdulgssuaq and Jakobshavn đã mất khoảng bốn đến sáu mét mỗi năm, ví dụ như, vào mùa hè nhiệt độ cao hơn làm tan băng trên bề mặt của các dòng sông băng và các tảng băng.
Ở Nam Cực, các khối băng đang trở nên dày hơn ở các khu vực nằm phía trong, Smith cho rằng có khả năng đó là kết quả của việc tuyết rơi nhiều hơn. Nhưng việc mất băng ở rìa lục địa, đặc biệt là ở phía Tây Nam Cực và Bán đảo Nam Cực, vượt xa bất kỳ lượng gia tăng nào ở khu vực bên trong.
Ở những nơi đó, đại dương cũng có thể đổ lỗi. Có những thềm băng ở cuối hạ lưu của các dòng sông băng đó, trôi nổi trên mặt nước, và những thềm băng đó mỏng dần đi, làm cho nhiều băng chảy ra đại dương khi nước ấm lên ăn mòn tảng băng.
Băng tan ra từ các thềm băng không làm mực nước biển tăng lên, vì vốn dĩ nó đã trôi nổi trong nước, nhưng các thềm băng mang lại sự ổn định cho các dòng sông băng và những dải băng ở phía sau chúng.
Các thềm băng giữ cho tảng băng dựng đứng lên, Helen Amanda Fricker, đồng tác giả của nghiên cứu, một chuyên gia nghiên cứu về sông băng tại viện Hải dương học Scripps cho biết. Nếu bạn lấy đi các thềm băng, hoặc thậm chí bạn chỉ làm chúng mỏng đi, thì tức là bạn đang làm giảm lực đẩy đó, vì vậy khối băng chìm có thể chảy nhanh hơn.