Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
  -  Khoa học - Phát minh - Nghiên cứu
  -  Thiên nhiên - môi trường
  -  Hiện tượng bí ẩn
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Khoa học & Môi Trường > Khoa học - Phát minh - Nghiên cứu >
  Phát hiện đột phá của Hàn Quốc về bản đồ gen vi rút corona mới Phát hiện đột phá của Hàn Quốc về bản đồ gen vi rút corona mới , Người xứ Nghệ Kiev
 

11/04/2020

 

Các nhà khoa học Hàn Quốc đã có một phát hiện được mô tả là đột phá về vi rút SARS-CoV-2 có thể giúp hiểu sâu về cách vi rút sinh sôi và "trốn thoát" hệ miễn dịch của con người.

Ảnh chụp vi rút SARS-CoV-2 tấn công vào một tế bào tại một cơ sở nghiên cứu ở Fort Detrick, Maryland, Mỹ. (Ảnh minh họa: Reuters)

Đội ngũ nghiên cứu dẫn đầu bởi bà V.Narry Kim và ông Chang Hyeshi tại Trung tâm Nghiên cứu RNA thuộc Viện Khoa học cơ bản Seoul, Hàn Quốc cho biết họ đã tìm ra được “bản đồ độ phân giải cao” của vi rút SARS-CoV-2.

Bản đồ này mô tả RNA của vi rút corona mới, nơi chứa các thông tin về gen của mầm bệnh. Nghiên cứu này được xem là đặt nền móng cho việc hiểu rõ hơn về đặc tính, vòng đời của vi rút để hỗ trợ việc phát triển vắc xin và các xét nghiệm có độ chính xác cao hơn.

Đội ngũ của bà Kim và ông Chang đã hợp tác với một nhánh của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) - đơn vị phụ trách hoạt động xét nghiệm quy mô lớn tại quốc gia Đông Á.

“Bản đồ mà chúng tôi đưa ra có thể giúp hiểu được cách mà vi rút sinh sôi và cách mà nó đã thoát khỏi hệ miễn dịch của con người”, bà Kim nhấn mạnh.

Bà Kim là một trong những nhà nghiên cứu nổi bật nhất Hàn Quốc. Bà từng là người trẻ tuổi nhất thắng giải thưởng y học danh giá Ho-Am khi mới 39 tuổi. Giải thưởng này được xem là Nobel y học của Hàn Quốc.

Giáo sư Lee Hoanjong tại Bệnh viện Nhi, Đại học quốc gia Seoul cho biết, kết quả xét nghiệm cho phép giới khoa học có thể phỏng đoán được vi rút đã tạo ra protein nào và điều này rất quan trọng trong việc phát triển vắc xin.

Giáo sư Lisa Ng, điều tra viên cao cấp của mạng lưới miễn dịch học Singapore, nhận định rằng nghiên cứu của đội ngũ Hàn Quốc cung cấp “cái nhìn đầu tiên về đặc điểm sinh bệnh học của SARS-CoV-2 cho phép các nghiên cứu sau này tìm hiểu thêm cơ chế lây nhiễm và phản ứng của cơ thể”.

Theo kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Cell hôm 9-4, vi rút corona mới không tự sinh sản mà có chứa các công thức “để tiến hành sao chép khi chúng tìm được tế bào sống thích hợp”. Mã di truyền của vi rút SARS-CoV-2 có chứa công thức dưới dạng các phân tử RNA rất dài, bao gồm 30.000 mắt xích.

Khi vi rút xâm nhập vào tế bào vật chủ, nó sẽ sinh sản hàng loạt chuỗi RNA nói trên và tạo ra nhiều RNA nhỏ hơn. Một số RNA nhỏ được dùng để tạo ra các protein có nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó có nhiệm vụ vô hiệu hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Đội ngũ Hàn Quốc dùng 2 kỹ thuật để tìm RNA kích thước nhỏ tạo nên các protein gây hại. Họ cũng tìm ra hàng loạt loại RNA trước đó chưa từng được biết tới. Họ phỏng đoán những RNA có thể đã gây nên sự đột biến thường xuyên của vi rút corona.

Việc nắm được toàn bộ các protein của SARS-CoV-2 là điều rất quan trọng, theo The Economist. Các nhà nghiên cứu thuốc sẽ coi các protein là mục tiêu tiềm năng để điều chế phương pháp tấn công.

Các nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng SARS-CoV-2 có khả năng “bám” vào tế bào người mạnh gấp nhiều lần so với chủng corona khác như SARS.


Nguồn hanoimoi.com.vn

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/964118/phat-hien-dot-pha-cua-han-quoc-ve-ban-do-gen-vi-rut-corona-moi



  Các Tin khác
  + 20 năm tới, cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao khi 70% dân số đối mặt với thiên tai? (17/09/2024)
  + Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4 (17/09/2024)
  + Bí ẩn "cụ cây" đã 3000 năm tuổi, trường sinh bất tử là có thật? (11/08/2024)
  +   Giải mã lời tiên tri ngày tận thế sau nhiều thập kỷ: Điềm báo những sự kiện thảm khốc có thể sắp xảy ra (11/08/2024)
  +   Phát hiện mới gây chấn động: Sét có thể đã kích hoạt sự sống trên Trái Đất (11/08/2024)
  +  Chú bò trắng có giá bán cao khủng khiếp ai nấy đều giật mình (08/07/2024)
  + Kỳ quan vũ trụ xuất hiện: Chứng kiến sự kiện thiên văn hiếm gặp 18 năm mới có 1 lần (21/06/2024)
  + Top 7 sinh vật kỳ bí trong sử Việt: Nhiều loài được cho là vẫn còn tồn tại (16/06/2024)
  + Động vật tiền sử to lớn gấp nhiều lần động vật ngày nay, vì sao? (16/06/2024)
  + Điều khủng khiếp gì đã xảy ra vào cái ngày thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái đất khiến khủng long bị tuyệt diệt? (16/06/2024)
  + Vích mẹ từ Malaysia sang Côn Đảo đẻ hơn 100 trứng, nở 87 con (10/06/2024)
  + Bí quyết phòng tránh sét đánh an toàn cho bạn (07/06/2024)
  + 2 cách lấy lại mật khẩu VNeID đơn giản và nhanh nhất: Ai cũng nên biết phòng khi cần đến (04/06/2024)
  +   Số điện thoại lạ lừa đảo thường có dấu hiệu này: Đừng nghe máy mà sập bẫy (04/06/2024)
  + Cách chặn cuộc gọi từ người lạ trên Zalo cực nhanh, không lo bị làm phiền (08/05/2024)
  + Dao cùn chẳng gọt được cái gì, bôi thứ này lên là sắc lẹm, sáng bóng như mới (30/04/2024)
  + Người thông minh luôn úp mặt điện thoại xuống bàn, biết lý do ai cũng phải gật gù học theo (23/03/2024)
  + Nút âm lượng trên điện thoại có 6 tính năng "đặc biệt lợi hại": Bạn đã biết dùng chưa? (23/03/2024)
  + 5 chiêu lừa đảo mới rất tinh vi: Cẩn thận để không thành nạn nhân (12/03/2024)
  + Điện thoại báo đầy bộ nhớ? Ấn vào nút này giải phóng dung lượng ngay, lướt cực nhanh gấp 10 lần (10/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65088109

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July