Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Triều Nguyễn liên tục thực thi chủ quyền biển, đảo quốc gia Triều Nguyễn liên tục thực thi chủ quyền biển, đảo quốc gia , Người xứ Nghệ Kiev
 

Chủ Nhật ngày 12/06/2016

Biển, đảo giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc, nhất là chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc...

Có thể nói, triều Nguyễn là triều đại đã vẽ nên một hình thể lãnh thổ đất nước thống nhất từ đất liền đến biển, đảo để có một nước Việt Nam hoàn chỉnh hiện nay.
 
Tìm hiểu tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Triều Nguyễn liên tục thực thi chủ quyền của nước ta đối với biển, đảo

Tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết dưới thời Nguyễn, biển, đảo luôn được xem là một phần lãnh thổ quan trọng của đất nước.

Triều Nguyễn đã ban hành và thực thi một hệ thống chính sách về quân sự, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế... về biển, đảo nhằm bảo vệ, khai thác vùng lãnh thổ này.

Các chính sách ấy bao gồm xây dựng hệ thống phòng thủ ven biển, xây dựng lực lượng hải quân, ban hành và thực hiện các chính sách về quản lý thuyền bè, tuần tra, cứu hộ, cứu nạn và chống hải tặc trên biển.

Ở Thừa Thiên-Huế, tại đình làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc) còn lưu giữ văn bản liên quan Hoàng Sa được lập cách đây 250 năm, khẳng định chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Theo đó, trong văn bản trên có nội dung xử lý việc kiện tụng của phường An Bằng (nay là làng An Bằng, xã Vinh An, huyện Phú Vang) và làng Mỹ Lợi, lập ngày 19/9 năm Cảnh Hưng 20 (6/11/1759) về việc tranh chấp giữa hai làng liên quan đến một con thuyền và tiền trợ cấp cho đội thuyền phục vụ Hoàng Sa; cho thấy cách đây 250 năm, nhà Nguyễn đã có quân trấn giữ quần đảo Hoàng Sa.

Văn bản liên quan đến chủ quyền Việt Nam ở làng Mỹ Lợi đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế bàn giao cho Bộ Ngoại giao để bổ sung thêm bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa.

Đối với vấn đề thực thi chủ quyền trên biển của triều Nguyễn, theo các học giả nước ngoài, vào năm 1816 tức là dưới thời kỳ trị vì của vua Gia Long (1802-1820), đội thủy quân của triều Nguyễn có đến 1.482 chiếc, gồm 490 chiến thuyền, 77 đại chiến thuyền, 66 thuyền lớn kiểu châu Âu và số còn lại là thuyền buồm hoặc thuyền nhỏ để vận chuyển.

Tác giả M.A. de Fancigny, một viên cựu sỹ quan với vai trò là Phái viên của Chính phủ Pháp ở Trung Quốc và Đông Dương đã cho biết hạm đội hải quân của triều Gia Long ở Biển Đông bao gồm những pháo thuyền mang theo từ 16-22 khẩu đại bác...

Vào năm 1819, J.White, một người Mỹ khi đến Đàng Trong từng nhiều lần đến xưởng đóng tàu của triều vua Gia Long ở cảng Sài Gòn. Ông đã ghi lại quang cảnh và ca ngợi kỹ thuật cùng những vật liệu, trang thiết bị dùng trên chiến thuyền trong cơ sở đóng tàu. Theo ông, những xưởng này nằm ở đông bắc Sài Gòn, cạnh bờ sông, có thể cạnh tranh với những xưởng tốt nhất ở châu Âu...

Sau khi kế vị, vua Minh Mạng có ý thức học hỏi, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của phương Tây đương thời. Ông chú ý việc cải tiến kỹ thuật đóng thuyền của các nước để ứng dụng và nâng cao năng lực chuyên chở, chiến đấu cho đội thủy quân triều đình. Năm 1822, tức là chỉ hai năm sau khi lên ngôi, Minh Mạng đã cho mua một chiếc tàu bọc đồng của Pháp đưa về công xưởng tại Kinh đô Huế, để làm mẫu đóng các thuyền khác.

Vua Minh Mạng tiếp tục quan tâm phát triển thủy quân, đưa quân đội triều Nguyễn trở thành một lực lượng hùng hậu ở Đông Nam Á. Biên chế thủy quân thời Nguyễn được phiên thành các doanh (2.500 lính), vệ (500 lính), đội (50 lính) do các chức đô thống, chưởng vệ, suất đội chỉ huy.

Thời Gia Long, thủy quân có khoảng 17.000 người, thời Minh Mạng tăng lên đến 28.600 người. Việc bố trí thủy quân cũng tùy thuộc tính chất quan trọng của từng vùng miền để định số ít nhiều.

Vua Minh Mạng cũng là người đã đúc rút kinh nghiệm, tìm tòi, sáng tạo ra loại thuyền tuần tiễu trên biển dựa trên việc kết hợp những ưu điểm giữa các loại thuyền đã có của thủy quân triều Nguyễn.

Sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ chép: "Nhà vua nhận thấy: "Trong việc tuần tra lùng bắt giặc biển, từ trước đến nay, đều phái các thuyền thuộc hạng dài, lớn, nên xoay chuyển chậm đến nỗi giặc thường chạy thoát. Thuyền Ô, Lê lại thấp bé, khi có giặc, mình (chỉ thủy quân triều Nguyễn) không khỏi ở thế thấp đánh cao. Nay ra lệnh châm chước giữa hai thứ ấy đóng riêng một thuyền Tuần dương bọc đồng dài 4 trượng 4 thước 1 tấc, rộng 1 trượng 4 tấc, sâu 7 thước 2 tấc.”

Quy chế thủy quân cũng được Minh Mạng cải tiến, đặc biệt quan tâm đến việc luyện tập cho hải quân và tăng cường công tác diễn tập khi tuần tra: “Đi tuần phòng ven bể, một là để thao luyện cách lái thuyền cho quen thiện dòng nước, một là để tập đánh dưới nước, biết rõ đường bể, khiến cho bọn giặc bể nghe tin không dám gây sự. Thế có phải là một việc mà ba điều lợi không.”

Lực lượng thủy quân dưới thời Minh Mạng được sự quan tâm thích đáng của triều đình, đã trở thành một đội quân hùng mạnh với nhiều loại thuyền chiến và vận tải khác nhau, có thể đáp ứng những yêu cầu phục vụ cho chiến trận cũng như giao thương trên sông nước của triều đình và các địa phương.

Vua Minh Mạng cũng từng ban hành và thực hiện các chính sách về quản lý thuyền bè, tuần tra, cứu hộ, cứu nạn và chống hải tặc trên biển. Để quản lý chặt chẽ hoạt động của tàu thuyền, triều Nguyễn đã ban hành nhiều chỉ dụ, nội dung bao gồm tuần hành xem xét tàu qua các cửa biển và ra khơi theo đoàn; quản lý chặt chẽ tình hình tàu thuyền ra vào lạch và cửa biển dưới hình thức “nhật ký công tác;” tổ chức tìm kiếm thuyền bị nạn hay niêm phong thuyền khi cần thiết.

Thời vua Tự Đức, năm 1876, còn cho lập lực lượng tuần dương thuộc nha Tuần hải do Bùi Viện chỉ huy. Lực lượng này có quân luật riêng, chia hai nhóm Thanh Đoàn và Thủy Dũng, có nhiệm vụ tuần tiễu, canh phòng mặt biển và chống hải tặc. Nếu là thuyền đến buôn bán chính thức, chính quyền địa phương thực hiện đo khám, kiểm tra số người và đối chiếu thuyền bài. Đây là việc làm bắt buộc đối với địa phương có thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán.

Đối với thuyền quá cảnh chờ đến nơi khác, chính quyền địa phương thực hiện đo khám, cấp phép và thu nạp thuế. Trong trường hợp bất thường, việc xử lý thật dứt khoát trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật và đảm bảo an toàn an ninh cho quốc gia...

Có thể khẳng định trong suốt quá trình tồn tại, các vị vua triều Nguyễn đều nhận thức biển đảo có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn vong của triều đại, với an ninh quốc gia, dân tộc. Nó được xem là nhân tố, là cơ sở để phòng thủ, bảo vệ quốc gia từ xa trước sự dòm ngó của bên ngoài, nhất là các nước phương Tây. Đó cũng chính là một trong những yếu tố tác động đến ý thức hướng biển và chủ trương tăng cường phòng thủ biển đảo của triều Nguyễn.

Từ chính sách quản lý vùng biển đảo nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng của triều Nguyễn, từ Gia Long đến Thiệu Trị là khá toàn diện và tương đối chặt chẽ, đến xây dựng hệ thống bản đồ, lập bia cắm mốc đến thường xuyên cử đội thuyền ra các đảo hay thực hiện việc cứu hộ các tàu buôn nước ngoài...

Riêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938-1947, được tổ chức khí tượng quốc tế đặt số hiệu 48-860 (số 48 chỉ khu vực Việt Nam).

Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam; năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên; năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1982, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng; nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.

Như vậy, việc sử dụng, khai thác biển ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đến thời Nguyễn, chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa càng được thiết lập và thực thi một cách liên tục, đầy đủ và toàn vẹn, không có sự tranh chấp nào. Người Pháp cũng đã cho xây dựng các đài khí tượng, trạm quan trắc và cắt đặt lính đồn trú trên các đảo...

Đánh giá về vị trí chiến lược của biển, đảo dưới triều Nguyễn, trong một cuộc hội thảo "Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc vào thế kỷ 19" được tổ chức mới đây tại thành phố Huế, phó giáo sư-tiến sỹ Lưu Trang, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm-Đại học Đà Nẵng nhấn mạnh trong suốt quá trình tồn tại, các vị vua triều Nguyễn đều nhận thức biển, đảo có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn vong của triều đại, với an ninh quốc gia, dân tộc. Đây được xem là nhân tố, là cơ sở để phòng thủ, bảo vệ quốc gia từ xa trước sự dòm ngó của bên ngoài, nhất là các nước phương Tây. Đó cũng chính là một trong những yếu tố tác động đến ý thức hướng biển và chủ trương tăng cường phòng thủ biển đảo của triều Nguyễn./.
Theo TTXVN/Vietnam+



  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 65210297

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July