Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Quản lý đô thị xưa Quản lý đô thị xưa , Người xứ Nghệ Kiev
 
Từ triều Lý đến triều Nguyễn, ở mức độ khác nhau, chính quyền phong kiến đều có quy định quản lý an ninh trật tự, đất đai, xây dựng… đặc biệt là quản lý kinh đô bằng luật pháp. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta năm 1858, rồi đánh chiếm Thành Hà Nội và sau đó biến đô thị này thành nhượng địa, đã thực hiện quy hoạch và quản lý theo kiểu phương Tây.

Thời Lý, Trần, kinh thành Thăng Long được chia làm 61 phường, ranh giới giữa các phường là đường. Đây là kiểu quy hoạch kinh đô đặc trưng thời Trung đại. Mỗi phường có một nghề riêng, có phường chuyên trồng rau, trồng hoa hay làm nghề thủ công như dệt vải, làm giấy... Tại các phường này, họ mở các cửa hàng bán chính sản phẩm do mình sản xuất, tạo ra các phố chuyên bán một mặt hàng. Vì là đất của Thiên tử nên nhà cửa ở Thăng Long không được phép xây cao và tất nhiên, không ai dám vi phạm. Nhà Trần ban hành “Quốc triều thông chế” để quản lý xã hội.
 

Phố Lò Rèn ngày xưa.
Phố Lò Rèn ngày xưa.


Sang nhà Lê, Thăng Long được chia thành 36 phường. Sự phân chia địa giới mang tính hành chính nhưng đó cũng chính là quy hoach. Tiến bộ hơn so với nhà Trần, nhà Lê đã xây dựng “Quốc triều hình luật” với nội dung khá đầy đủ, bao quát các vấn đề xã hội và quản lý xã hội, trong đó có quản lý kinh đô bằng luật. Luật quy định vai trò, chức trách của các chức quan từ phủ đến huyện và phường xã. Điều 458, chương “Đạo tặc” của “Quốc triều hình luật” quy định: “Ở các phố phường hay ngõ trong kinh thành (làng xã cũng vậy) xảy ra việc cướp mà quan bản phường, quan đương trực (ở làng xã thì là xã quan), không đem người đến cứu và bắt thì quan phường bị xử tội đồ, người trong phường hay quân lính không đến cứu thì xử tội trượng hay biếm. Nếu sức địch không nổi với quân cướp, mà quan phường quan đương trực ở hạt bên cạnh không cùng hợp sức thì bị xử tội như thế...”. Điều 329 chương “Hộ hôn” ghi rõ: “Những người quan binh trong kinh thành xem xét những lính tráng đi tuần mà không đúng phép (mỗi đêm phải cắt phiên thay nhau đi tuần) thì xử phạt 60 trượng. Nếu có trộm cướp hay bọn cờ bạc vô lại ở trong phường mình mà không cáo quan để trị tội thì bị tội biếm hay đồ. Nếu có trộm cướp lẩn lút mà không trình bắt, để xảy ra việc trộm cướp thì cũng tội như trên...”.

Chức trách, nhiệm vụ của phường trưởng được quy định cụ thể hơn trong các lệnh dụ sau này. Ngoài luật, vua còn ban nhiều lệnh dụ, huấn thị. Lệnh dụ năm Cảnh Trị thứ nhất (1663) quy định về trách nhiệm của phường trưởng, xã trưởng đối với tội đánh bạc; năm Vĩnh Trị thứ ba (1678) quy định về trách nhiệm của phường trưởng, xã trưởng trong việc lập danh sách người địa phương đủ điều kiện để thi hương.

Khi Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long đã cho chuyển kinh đô vào Huế, giáng cấp Thăng Long xuống theo nghĩa thịnh vượng thì Thăng Long mất đi vị thế kinh đô nhưng vẫn là đô thị lớn với hoạt động sản xuất thủ công, buôn bán sầm uất nhất phía Bắc. Gia Long cho soạn luật để quản lý xã hội gọi là “Hoàng Việt luật lệ”. Năm 1831, vua Minh Mạng thực hiện cải cách hành chính, lập tỉnh Hà Nội và cơ bản đất Thăng Long xưa nằm trong hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Vì kinh đô đã chuyển vào Huế nên xây dựng ở Hà Nội cũng bị cấm đoán, không được phép xây nhà quá cao. Dân chúng Thăng Long đã diễn Nôm quy định của triều đình: Dân phường nhà giáp đường quan/ Không được làm gác trông ngang ra đường/ Có cần làm gác chứa hàng/ Chiều cao không được cao bằng kiệu quan.

Quy định của triều đình ai vi phạm đương nhiên sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ, bị dỡ bỏ hay nhốt tù. Vì Thọ Xương và Vĩnh Thuận đất chật người đông, lại phần lớn nhà lá, để phòng hỏa hoạn, Minh Mạng cũn衧Ű bắt dân hai huyện này phải làm nhà theo một kiểu, tức là từ gian mặt tiền (nơi bán hàng) vào gian trong phải cách một khoảng sân, bắt để một vại nước và câu liêm phòng hỏa hoạn. Khoảng sân đó chính là đường ngăn lửa.

Kể từ khi Pháp xâm chiếm Việt Nam đến năm 1945, bộ mặt đô thị Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn và Hà Nội đã thay đổi khác hẳn so với trước đó. Đầu tiên, họ quy hoạch đô thị theo kiểu phương Tây, bắt buộc các công trình công cộng, công trình hành chính, nhà dân phải theo quy hoạch. Năm 1884, công sứ Bonnal cho làm đường vòng quanh Hồ Gươm, mở rộng đường Tràng Tiền, Tràng Thi vào trong Thành. Để có mặt bằng, họ di dời dân đi nơi khác bằng cách định giá đất rồi mua lại diện tích đó. Để phòng hỏa hoạn, họ cấm dân nhiều tuyến phố không được làm nhà lá, ra hạn thời gian phải làm nhà gạch, ai không có điều kiện thì chỉ còn cách bán nhà đi nơi khác. Lý do họ đưa ra là nếu muốn ở khu vực đó phải chấp hành quy hoạch. 

Ngoài áp dụng luật, nếu dân phố cứng đầu chống đối, họ còn ngấm ngầm thuê côn đồ phóng hỏa nên dân ở khu vực này đành phải đi. Trong hòa ước ký ngày 6-6-1884, họ đã quy định cấm dân không được vứt rác ra đường, cả chủ nhà hay người thuê đều có trách nhiệm làm vệ sinh phần đường trước cửa. Ai muốn sửa mặt tiền và mặt hậu, bắt buộc phải xin phép công sứ để được cung cấp đường thẳng của phố đó, phải làm cống thoát nước từ trong nhà ra đường. Với khu phố mới, họ quy định rất chi tiết từ chiều cao xây dựng, chiều cao của từng tầng, ban công rộng bao nhiêu đến đường kính của ống thoát nước… Với phần ban công nhô ra, nhà dân phải đóng thuế theo năm vì đã sử dụng không gian công cộng. Quy định cũng cấm các hộ dân mặt phố không được mở cánh cửa ra ngoài vì xâm phạm vào không gian công cộng và nếu chẳng may mở cửa không để ý, có thể gây thương tích cho người đi đường.

Năm 1906, Tòa thị chính cấm tuyệt đối làm nhà tranh trong toàn thành phố. Nếu chủ nhà không có tiền để xây nhà gạch thì phải ký vào “hợp đồng phá bỏ nhà tranh và từ bỏ quyền sở hữu để di dời”. Năm 1921, một ủy ban gồm các bác sĩ và quan chức Tòa thị chính ra quyết định cụ thể nhà trong khu phố Pháp phải rộng rãi, phòng ngủ phải đủ không khí nếu ban đêm đóng kín cửa, phải có sân vườn… Và Tòa thị chính cũng cấm không được xây nhà ống trên 22 tuyến phố và phạm vi cấm ngày càng mở rộng. Khi tấm áo khoác lên Hà Nội quá chật, Chính phủ bảo hộ quyết định quy hoạch lại, trong đề án quy hoạch và mở rộng Hà Nội được Toàn quyền Đông Dường ký ngày 5-12-1942, cụ thể đến từng chi tiết, ví dụ: Khu A là khu biệt thự thì biệt thự độc lập phải rộng tối thiểu 540m2, biệt thự cặp đôi tối thiểu là 330m2, trong đó nếu ở nội thành thì diện tích xây dựng không được quá 40%, chiều cao tối đa không quá 12m, chiều cao tầng là 3,5m và tầng trệt là 2,8m. Với khu buôn bán, chiều cao không cao quá 8,5m.

Để dân chúng biết và thực hiện, các quy định này được in trên các nhật báo bằng chữ Pháp và Việt, cho dựng bảng quy định ngay các phố. Vì Hà Nội là nhượng địa nên cá nhân, tổ chức nếu cố tình không chấp hành thì bị xử phạt theo “Bộ Luật hình sự” của Pháp quốc. Trong đó, có điều khoản phạt tiền hoặc bị xử tù, ví dụ nếu xây dựng sai quy hoạch khu vực đó chủ nhà có thể bị phạt tiền bằng 1/3 đơn giá công trình. 

Để luật pháp được thực thi nghiêm chỉnh, đầu thế kỷ XX, mỗi khu vực có cảnh sát hằng ngày đạp xe đi quanh các phố, người vi phạm nhẹ sẽ bị họ đánh, vi phạm nặng hơn thì phạt tiền, nếu đáng tội sẽ bị họ giam. Đánh nhau, gây gổ, chưa biết sai trái họ đưa ngay về bốt. Họ cấm ăn mày ăn xin không được vào trong phố, ví dụ ranh giới phía Nam thành phố là Ô Cầu Dền. Sau này, họ tổ chức nhân viên thanh tra, hằng ngày đi khắp thành phố và cứ áp luật vào nên không ai dám hối lộ và chính nhân viên thanh tra cũng không dám nhận hối lộ do nếu có đơn tố cáo thì sẽ bị đuổi việc. 

Nguyễn Ngọc Tiến

Nguồn hanoimoi.com.vn

http://nhipsonghanoi.vn/Quan-ly-do-thi-xua-a543.html



  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 11
Total: 65224247

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July