Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Những “chiến binh dê” trong trận Bồ Đằng - Bài và ảnh Lê Bá Dương Những “chiến binh dê” trong trận Bồ Đằng - Bài và ảnh Lê Bá Dương , Người xứ Nghệ Kiev
 

  photo BoDang_zpsa01f8b7d.jpg

   Núi Bồ Đằng nhìn từ Châu Tiến – Quỳ Châu – miền Tây Nghệ An      

 

     Dê, vốn là linh vật  trong bộ tam sinh: dê, lợn, bò (3 lễ vật đặc biệt trong lễ thức cầu cúng, dâng tế  thánh thần  nhưng được biết đến trong sự kết hợp thiên can với địa chi để tính thời gian và chu kỳ niên lịch. Theo đó dê nhập hệ lịch can chi 12 con vật, với  biểu tượng chi Mùi – đứng hàng thứ 8 về thứ tự, và hoàn toàn  “đồng vai phải lứa”  trong cùng 12 “chi”  (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) -  trong năm, với đủ ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc lưu truyền trong dòng đời. Đặc biệt, với vị thế danh giá của một trong những linh vật trong thập nhị địa chi, dê còn được biết đến trong  bộ lục súc: Dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu – là những vật  nuôi hết đỗi thân thiết trong gia đình nông thôn Việt Nam. Trong  đó, dê được biết đến với đặc tính hiền lành khi hiện diện trong đời sống chân quê, đặc biệt, với những  phẩm chất… dê của dê, loài  dê còn được biết đến với nhiều món ăn “tráng dương, ích khí”  đính kèm nhiều giai thoại vui về dê vốn tiêu tốn  khá nhiều giấy mực, thời gian thuật chuyện của nhân gian. Tuy nhiên, nhân đến kỳ “dê lịch” xuân Ất Mùi 2015, trong một góc nhìn khác, xin được kể thêm một câu chuyện về dê trong vị thế của những “chiến binh dê”, những mong câu chuyện về chiến công của bầu đoàn họ nhà dê sẽ không bị một mai, chìm khuất  trong dòng lịch sử giữ nước của người Việt Nam.

    Chuyện rằng, mùa xuân năm 1424, theo hiến kế của Nguyễn Chích, một tướng tài của Lê Lợi. Nghĩa quân Lam Sơn tổ chức hành quân từ căn cứ Lam Sơn (Thanh Hoá) vượt rừng vào Nghệ An đánh hạ đồn Bồ  Đằng, mở màn cho chiến dịch đánh thành Nghệ An. Từ đó mở rộng cuộc tấn công ra Bắc đánh tan quân Minh xâm lược, giải phóng đất nước.

           Đồn Bồ Đằng – nay thuộc xã Châu Hội – Quỳ Châu Nghệ An. Là một căn cứ hiểm yếu đóng quân của giặc Minh dưới sự chỉ huy thống lĩnh của Trần Trung – một viên tướng khét tiếng thâm độc và kiêu ngạo. Đồn được đóng trên núi cao với lối bố trí liên hoàn dựa vào thế núi hiểm trở, các đồn trại có thể hỗ trợ ứng cứu cho nhau. Sườn núi có nhiều nơi cao dốc đứng. Rất thuận lợi cho việc sử dụng “máy” bắn đá  một loại  dụng cụ lăn bẩy đá hộc tiêu diệt và ngăn cản bước tiến của bất cứ đạo quân nào tấn công lên các đồn binh của giặc Minh.         

           Với phương châm, “Biết địch, biết ta, trăm trận, trăm thắng”! Để đảm bảo chiến thắng cho trận mở màn then chốt trong trận tấn công đồn Bồ Đằng, mà vẫn  bảo toàn lực lượng, hạn chế thương vong tối thiểu cho nghĩa quân. Được nhân dân các dân tộc ở vùng Châu Nga – Châu Hội (Quỳ Châu) hết lòng ủng hộ, cung cấp chính xác những vị trí hiểm yếu mà giặc Minh đã xếp đặt bày sẵn trận đá phòng ngự. Nghĩa quân Lam Sơn dưới sự trực tiếp chỉ huy của Lê Lợi đã dược đồng bào trong vùng gom góp ủng hộ hàng trăm con dê. Một loài vật chăn thả rất giỏi leo núi. Nhờ công việc do thám kỹ lưỡng và được đồng bào một lòng ủng hộ. Nghĩa quân đã bí mật trước khi vào trận, buộc chặt trên sừng của các chú dê những cây nến sáp ong. Lợi dụng đêm tối và sương mù dày đặc quân ta thắp lửa vào nến và xua đàn dê ào lên núi cùng với muôn tiếng hò reo nghi binh. Giặc Minh trên đồi thấy lửa lập lòe, ẩn hiện trong sương đêm, và kèm theo dồn dập tiếng kèn, tiếng chiêng trống, ngỡ là quân ta dánh đồn, lập tức chúng phát động các cỗ máy cần gạt bẫy lăn đá chống trả. Hàng trăm khối đá hộc được chúng ào ào xô xuống nhằm tiêu diệt và cản bước tiến của quân ta. Cứ vậy, hết đợt này đến đợt khác, đá cứ đổ như thác, nhưng vốn là loại vật tinh khôn và nhanh nhẹn, lại giỏi leo trèo, nhảy nhót trên các vách đá, nên các  “chiến binh dê” cứ  đội lửa theo hướng đồn trại của quân Minh mà tiến, khiến quân Minh mắc kế, hoảng sợ tung bằng hết những đống đá lớn dự trữ vào việc ngăn cản đàn dê mà không thể ngăn nổi những chú dê, đang hưng phấn trong “vai chiến binh” đội lửa nhảy nhót qua từng lớp lang vách đá, làm nên thế trận hỏa đăng vây bốn mặt thành Bồ Đằng.         

                      Khi “nghe” tiếng  đá của Quân Minh rạc rệu lăn  xuống, biết đó là những viên đá cuối cùng. Bấy giờ nghĩa quân Lam Sơn mới thực sự dùng quân chủ lực tiến lên công triệt đồn Bồ Đằng. Lúc này, cuộc tấn công trong khi tất cả cạm bẫy, vũ khí bắn đá của giặc đã hết hiệu lực, quân ta tràn lên và chỉ trong chớp nhoáng đã đánh thốc vào trung tâm đồn Bồ Đằng, chém chết tướng giặc Trần Trung, tiêu diệt toàn bộ quân Minh đồn trú tại đây… làm nên một “Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật” rồi tiếp đến cuộc công phá giặc Minh tại “miền Trà Lân (Con Cuông, Nghệ An - PV) trúc chẻ tro bay” mà tiếng vang vọng  mãi đến muôn sau.         

             Đến nay ở Bồ Đằng, dưới chân những vị trí hiểm trở có đồn trại giặc Minh ngày xưa, còn vô khối những đống đá hộc xếp thành dãy mà quân Minh đã dùng vào việc phòng ngự trận chiến năm đó. Những đống đá hộc nằm câm lặng phủ đầy rêu xanh như bảo bọc một chứng tích lịch sử, nơi một điểm cao hiểm yếu chiến lược đầy kiêu ngạo của quân Minh, nhưng với sự ủng hộ hết lòng của đồng bào dân tộc vùng cao Nghệ An, cùng mưu kế tài tình của nghĩa quân và sự góp phần của những con dê hiền lành, khi được đưa vào trận với vai trò “chiến binh dê”  đã làm vô hiệu thứ vũ khí lợi hại trong phòng ngự của giặc Minh. Làm nên một chiến thắng lẫy lừng, khởi đầu cho những chiến thắng tiếp theo  trong công cuộc dấy binh kháng chiến đánh đuổi giặc Minh  của nghĩa quân Lam Sơn.

   Nhà báo Lê Bá Dương,Văn phòng thường trú báo Văn Hóa

        Khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65239235

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July