Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2014): Ký ức hào hùng nâng bước ta đi Kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2014): Ký ức hào hùng nâng bước ta đi , Người xứ Nghệ Kiev
 

(Baonghean.vn) - Về với Thủ đô giải phóng là một niềm vinh dự của những người lính một thời. Niềm vinh dự đó lại càng được nhân lên gấp bội khi được gặp Bác trong thời khắc đáng nhớ ấy của toàn dân tộc. Nhờ đó, họ lại thêm niềm tin, động lực để bước tiếp cuộc trường chinh.


Cụ Kiều Hữu Tố giới thiệu về những đồng đội năm xưa cùng trong đơn vị vào giải phóng Thủ đô

Cụ Kiều Hữu Tố giới thiệu về những đồng đội năm xưa cùng trong đơn vị vào giải phóng Thủ đô

 

Gặp Bác ngày về Thủ đô

Sáng 19/9/1954, trước khi về Hà Nội tiếp quản, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cuộc gặp gỡ với CBCS của Đại đoàn Quân tiên phong (sư đoàn 308) tại đền Hùng (Phú Thọ). Trong lần gặp gỡ lịch sử đó, Người đã có câu nói bất hủ: "Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Nhưng cũng còn nhiều góc đẹp của lịch sử ít người biết về những người lính xứ Nghệ được gặp Bác trong những ngày của thời khắc "Chúng ta đem vinh quang, sức dân tộc trở về. Cả cuộc đời tươi vui về đây". 

Hình ảnh những đoàn quân tiến vào giải phóng thủ đô 60 năm trước Ảnh: internet

Hình ảnh những đoàn quân tiến vào giải phóng thủ đô 60 năm trước Ảnh: internet


Ông Kiều Hữu Tố kể lại: Vào khoảng đầu tháng 10/1954, Bác gọi anh chị em là nhân viên của Phủ Chủ tịch ở An toàn khu của Thủ đô gió ngàn đến một khu nương mạ cũ của đồng bào ở bản Ty (Nam Hồng - Thái Nguyên) để nói chuyện, căn dặn những điều trước khi về tiếp quản Thủ đô. Ngồi lên một mô đất cao, trong bộ quần áo bà ba giản dị, Người châm điếu thuốc hút. Nở nụ cười trìu mến, Người hỏi: "Các cô, các chú muốn về Thủ đô chưa?". "Thưa Bác, anh chị em muốn về lắm, muốn về xem Hà Nội lắm rồi ạ!". Tất cả cùng bật lên như vậy. Trầm ngâm, Bác bảo:" Đã 9 năm kháng chiến trường kỳ, về với Thủ đô, với đồng bào Hà Nội cũng là tâm nguyện của Bác. Nhưng Hà Nội vừa trải qua nhiều năm tạm chiếm, còn nhiều chuyện các cô chú trước mắt chưa hiểu. Vậy, để trở về, Bác dặn mấy điều sau. Thứ nhất, phải giữ được 3 không: Không nghe, không thấy, không biết. Thứ 2, về thành phố khác với ở căn cứ địa, nên các cô chú phải biết giữ mình, tránh được viên đạn bọc đường, giữ vững phẩm chất người lính cách mạng". Khắc ghi lời dạy của Bác, 2 ngày sau về tiếp quản Thủ đô, đơn vị ông đã nêu cao phẩm chất người lính, thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ được giao không chỉ thời điểm đó mà suốt những năm sau còn làm việc, còn cống hiến.

Chúng tôi đến xóm 18, xã Nghi Phú (TP. Vinh) tìm gặp đại tá Nguyễn Đình Chuân. Đã bước sang tuổi 82, nhiều chuyện quên quên nhớ nhớ, nhưng ký ức 3 lần được gặp Bác Hồ mấy chục năm trước vẫn còn nguyên vẹn. Ông coi đó là niềm vinh dự, tự hào và may mắn trong cuộc đời quân ngũ hơn 40 năm của mình… . 

Theo lời kể, lần đầu tiên ông được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1953, tại một khu rừng nứa ở huyện Đoan Hùng - Phú Thọ. Chiến dịch Tây Bắc giành được thắng lợi, vào một buổi tối Bác và đồng chí Nguyễn Chí Thanh cưỡi ngựa đến thăm Đại đoàn 351. 

Lần thứ 2, ông Chuân được gặp Bác Hồ là đầu tháng 10/1954, sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Về tiếp quản Thủ đô, đơn vị ông được chọn tham gia diễu binh chào mừng ngày Thủ đô giải phóng (10/10/1954). Đang làm nhiệm vụ ở sân bay Bạch Mai, nghe tin Bác Hồ và đồng chí Văn Tiến Dũng sẽ ghé thăm, ai cũng mừng vui háo hức và chỉnh đốn hàng ngũ chỉnh tề. Bác đến, tươi cười, cầm mũ vẫy chào, ánh mắt thiết tha, gần gũi và chứa chan tình cảm. Bác nói: "Vậy là Bác cháu ta đã cùng nhau suốt 9 năm để có được ngày hôm nay. Hôm sau, sẽ có lễ diễu binh mừng Ngày Giải phóng Thủ đô, Bác mong các chú bộ đội pháo tiếp tục giữ vững khí thế đó, nhiệm vụ ta vẫn còn dài".  Cho đến bây giờ, đại tá Nguyễn Đình Chuân vẫn không quên cảm xúc kiêu hãnh, tự hào khi đi giữa một trời Thủ đô gió lộng, qua những con phố rợp trời cờ hoa và ngàn vạn gương mặt rạng rỡ, vỡ òa xúc cảm ngày giải phóng. Lúc đó, quân phục trang nghiêm, bên những cỗ sơn pháo, pháo cao xạ nòng vươn cao còn vướng mùi thuốc súng những tháng năm giáng sấm sét lên đầu thù ở Điện Biên Phủ, ông cảm thấy thiêng liêng hơn bao giờ hết. 

14 năm sau, ông lại được gặp Bác vào đúng ngày Mùng 1 Tết Kỷ Dậu (16/2/1969). Bác Hồ cùng các đồng chí Văn Tiến Dũng, Nguyễn Lương Bằng đến chúc Tết tại hội trường Quân chủng Phòng không - Không quân. Đó cũng là lần cuối cùng Quân chủng Phòng không - Không quân được đón Bác...

Ông Nguyễn Đình Chuân tâm sự: “Được gặp Bác là cả một niềm vinh dự lớn lao trong cuộc đời. Mỗi khi được nghe Bác dặn dò, tôi luôn quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, phấn đấu lập công để không phụ tấm lòng vị cha già của dân tộc. Tôi đã được phong tặng 12 huân chương các loại. Ông “khoe” mình đang giữ một “bảo vật”, đó là cuốn sách Hồ Chủ tịch với bộ đội Phòng không - Không quân.

Cụ Kiều Hữu Tố cùng vợ vẫn thường xuyên xem lại tài liệu lịch sử về những  ngày Giải phóng Thủ đô

Cụ Kiều Hữu Tố cùng vợ vẫn thường xuyên xem lại tài liệu lịch sử về những ngày Giải phóng Thủ đô


Bước chân chưa ngưng nghỉ

Tiếp quản Thủ đô Hà Nội là cả núi công việc bộn bề. Chuyện bỡ ngỡ những ngày đầu giải phóng cũng qua nhanh, nhưng đặt lên vai người lính lúc đó là biết bao khó khăn. nhiệm vụ chờ đợi. Một nửa nước vẫn còn chia cắt, những tỉnh thành phố miền Bắc vẫn còn tan hoang qua những năm kháng chiến, bị tạm chiếm. Bởi thế, người lính xứ Nghệ, trong đội hình các tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn lại tiếp tục đi vì nhiệm vụ.

Ngày 16/10/1954 tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp đoàn đại biểu nhân dân Thủ đô Hà Nội. Mở đầu buổi tiếp, Bác Hồ nói: "đã tám năm xa cách, thời gian đâu phải ngắn, ta cũng nên gặp mặt nhau. Việc quan trọng nhất trước mắt là: sản xuất, khôi phục sản xuất. Nếu mọi người thực sự hoan nghênh Đảng và Chính phủ trở về thì hãy đem cái tinh thần quý báu đó vào công việc trên". Đó cũng là những tháng năm đợi chờ người lính phía trước. 

Sau gần 7 tháng ở lại với Hà Nội, cùng Thủ đô tạo dựng cuộc sống mới, đến tháng 5/1955, ông Bùi Văn Hòe cùng đơn vị lên tàu hỏa, về với đất cảng Hải Phòng. 

Khi Trung đoàn 53 của ông về thành phố cảng, người dân nơi đây đã thưa thớt lắm, chỉ còn quãng chừng trên 12 vạn người. Bởi theo lời kích động, dụ dỗ của địch, người dân đã bỏ vào Nam rất nhiều. Ông nhớ, về Hải Phòng thấy dân đói quay quắt mà bộ đội rơi nước mắt. "Bộ đội ta thì đã quen với "khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt" rồi, nhưng nhìn cảnh các cháu vào bếp anh nuôi xin từng nắm cơm cháy thì khó có anh em nào không khóc. Bởi đó là hình ảnh xưa, dưới thời thực dân phong kiến. Nay, chúng tôi lên đường là để dành lại miếng cơm manh áo cho nhân dân mà phải nhìn thấy cảnh đó, ai mà không chạnh lòng". Ông bùi ngùi kể. 

Thực ra, ngoài chuyện tàn phá của chiến tranh, cướp bóc của lính thực dân, Hải Phòng thiếu đói còn bởi lẽ gặp thiên tai, mưa lụt liên miên. Năm 1955, thành phố Cảng còn bị một cơn bão khủng khiếp, gây lụt gần như toàn thành phố. Lụt cao đến nỗi dân phải bíu cứng lấy ngọn cây để sống sót. Nhiều ngày qua, có những người đói lả phải buông cây mà phó mặc thân mình cho dòng nước bạc cuồn cuộn. Những ngày đó, bộ đội về là cả một niềm hy vọng cuối cùng. Những người lính vừa qua trận mạc, vai áo chưa khô máu người đồng đội ở Điện Biên Phủ đã phải lao vào giúp dân. Những nắm cơm được đưa đến từng nơi mà người dân có thể bám trụ, những người dân chơi vơi trong biển nước được bộ đội lao vào dìu lên chỗ an toàn. Đơn vị ông Hòe còn nhớ mãi hình ảnh hy sinh anh hùng của Anh hùng, liệt sỹ Phạm Minh Đức (người Diễn Trung - Diễn Châu).

Trận bão ngày 26 tháng 9 năm 1955, mưa to, nước lớn tràn đê, gây lụt lớn, tràn ngập một số vùng dân cư ở Hải Phòng, tính mạng và tài sản nhân dân bị đe dọa. Đơn vị được lệnh cấp tốc đi chống lụt cứu dân. Phạm Minh Đức bị yếu, đơn vị phân công ở nhà, nhưng đồng chí vẫn cố xin đi bằng được. Với tinh thần dũng cảm, vì dân, đồng chí đã lặn lội, vật lộn với sóng gió đưa được 18 đồng bào bị nước cuốn về chỗ an toàn. Lúc ấy đồng chí đã gần kiệt sức, nhưng không nỡ khoanh tay nhìn đồng bào bị trôi, Phạm Minh Đức lại rán hết sức cứu thêm 2 người nữa. Một cơn sóng to ập đến giữa lúc sức đã đuối, đồng chí bị dòng nước cuốn trôi và đã anh dũng hy sinh...

Cụ Kiều Hữu Tố chăm sóc chim trĩ - thú vui lúc điền viên của mình

Cụ Kiều Hữu Tố chăm sóc chim trĩ - thú vui lúc điền viên của mình


Trong những người con xứ Nghệ cùng đại quân về tiếp quản Thủ đô năm ấy, còn rất nhiều người đi tiếp cuộc trường chinh cho đến sau ngày giải phóng. Ông Phan Đức Minh, sau 10 năm làm nhiệm vụ bảo vệ các vị trí quan trọng ở Thủ đô, lại nhận nhiệm vụ mới nặng nề không kém. Năm 1964, ông về làm việc tại Bộ Tư lệnh Công an vũ trang (Bộ đội BP ngày nay). Sau khi đi học về nghiệp vụ cơ yếu, ông đi qua nhiều nước khác nhau: Trung Quốc, Cu Ba, Ghana, Bungari...trong cương vị của người lính an ninh cho mãi đến năm 1999 mới nghỉ hưu ở Tỉnh ủy Nghệ An với chức vụ trưởng phòng tổ chức - hành chính - quản trị. 

Còn bác Kiều Hữu Tố, tạm khép những tháng năm làm nhiệm vụ kiểm tra, bảo vệ, và quản lý đội xe của Phủ Chủ tịch, ông lại tiếp tục đi làm nhiệm vụ ở nước bạn Lào. Ông kể: Lúc đó, Trung ương điều tôi sang cùng với các đồng chí ở Neo Lào Hắc Xạt nhằm đoàn kết nhân dân các bộ tộc Lào cùng chống Mỹ và xây dựng một đất nước Lào hòa bình, độc lập. Lúc đó, tôi được phân công về tại BCH lực lượng trung lập yêu nước Lào. Cho mãi đến năm 1973, khi lực lượng này thống nhất  cùng Neo Lào Hắc Xạt, tôi mới được về nước, tiếp tục lên đường vào cuộc kháng chiến chống Mỹ của đất nước.

Còn rất nhiều những người lính xứ Nghệ năm xưa, rời nhiệm vụ vẻ vang cùng Thủ đô lại tiếp bước quân hành. Hiện tại, cũng khó để tính được bao nhiêu người lính quê hương Xô Viết đã đi trong các cánh quân để về với Thủ đô mùa Thu giải phóng cách đây 60 năm. Nhưng bước hành quân của các anh trong hình ảnh đại quân "lớp lớp đoàn quân tiến về" thì còn mãi đến hôm nay để hậu thế tự hào.

Trần Hải

 Theo Baonghean.vn


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 65242687

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July