Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2014) Phát triển văn hóa để “soi đường cho quốc dân đi” 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2014) Phát triển văn hóa để “soi đường cho quốc dân đi” , Người xứ Nghệ Kiev
 

QĐND - Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta bản Di chúc lịch sử. Nội dung Di chúc tuy ngắn gọn, nhưng chứa đựng tư tưởng lớn cùng biết bao tình cảm và trách nhiệm cao cả của Bác đối với thế hệ mai sau.

Trong Di chúc, Bác đã đề cập đến 7 vấn đề về: Đảng, đoàn kết, đoàn viên thanh niên, nhân dân lao động, cuộc kháng chiến chống Mỹ, phong trào cộng sản thế giới và việc riêng. Về nhân dân lao động, Bác viết: “Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.    

Thật cảm động xiết bao khi vị lãnh tụ tối cao trước lúc nhắm mắt xuôi tay vẫn chưa hết nỗi day dứt, nguôi ngoai về đời sống của nhân dân. Bởi Bác thương đồng bào ta đã bao đời phải chịu đựng gian khổ, bị chế độ thực dân phong kiến áp bức bóc lột đến tận xương tủy và phải đối mặt với bao cực nhọc, hiểm nguy của hai cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài mấy chục năm. Nhưng Bác cũng nhìn thấy những phẩm chất vô cùng cao đẹp của nhân dân Việt Nam, đó là anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù, một lòng một dạ sắt son đi theo sự nghiệp cách mạng của Đảng. Vì vậy, Bác dặn dò Đảng ta phải chuẩn bị kế hoạch chu đáo để phát triển kinh tế và văn hóa, làm cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Làm như vậy mới không phụ lòng mong đợi và đáp lại niềm tin yêu của nhân dân đã dành cho Đảng.

Một tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ trong Liên hoan nghệ thuật quần chúng Binh chủng Công binh năm 2013. Ảnh: Thảo Anh.

Tại sao Bác lại căn dặn: “Đảng ta phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”? Vì hơn ai hết, cả cuộc đời Bác chỉ có một ham muốn tột bậc là “Nước nhà được độc lập, nhân dân được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Điều đó có thể hiểu là, Bác mong muốn mọi người dân Việt Nam đều có cuộc sống đủ đầy cả về vật chất (cơm ăn, áo mặc) và văn hóa (học hành). Bác đã chỉ ra rằng, nước có độc lập, tự do mà dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập, tự do cũng không còn ý nghĩa. Chữ “hạnh phúc” ở đây bao hàm giá trị văn hóa, tinh thần sâu sắc. Là một nhà văn hóa kiệt xuất, am hiểu kim cổ đông tây, Bác rất thấu hiểu những giá trị to lớn của văn hóa đối với sự thịnh suy, hưng vong của quốc gia, dân tộc nói chung, đối với sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người nói riêng. Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ mới ra đời, Người đã khẳng định, muốn kháng chiến kiến quốc thành công, quân dân chính đảng phải đồng tâm, đồng lòng ra sức thi đua tiêu diệt cả ba loại giặc là: “Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Tiêu diệt “giặc dốt” là xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, thối nát, khai thông và nâng cao trình độ dân trí cho các tầng lớp nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa mới. Tinh thần “diệt giặc dốt” là thể hiện tầm sâu tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh, bởi chính Người từng nhấn mạnh: “Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc”. Bác cũng khẳng định rằng, muốn tiến lên CNXH phải chú trọng làm giàu cả đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho nhân dân. Muốn đất nước phát triển, không thể không đặt trọng tâm vào kinh tế, nhưng chủ thể của hoạt động kinh tế chính là con người và thước đo trình độ, năng lực của con người lại chính là văn hóa. Do đó, quan tâm phát triển văn hóa thực chất là xây dựng, phát triển nguồn lực con người để thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Sinh thời, với chiều sâu tư duy và tầm cao trí tuệ, Bác đã có những tuyên ngôn nổi tiếng về văn hóa như: Văn hóa là một mặt trận; Văn hóa soi đường cho quốc dân đi; Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Vậy nên, thật dễ hiểu khi Bác căn dặn: Đảng ta cần phải chuẩn bị kế hoạch thật tốt để chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa nhằm không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Trong suy nghĩ của Bác, chỉ có phát triển đồng thời cả về kinh tế, văn hóa mới tạo điều kiện thuận lợi để vun đắp, bồi dưỡng cho con người cả về “phần xác” và “phần hồn”, để ươm mầm và làm “bệ đỡ tâm hồn” cho những “cái tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, cái xấu mất dần đi”.         

Ước nguyện sâu xa và khát vọng cao cả của Bác là vậy, nhưng trong thực tế, có lúc, có nơi, chúng ta chưa thấm nhuần đầy đủ và thực hiện trọn vẹn lời căn dặn của Người. Vì thế, Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) của Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã thẳng thắn đánh giá: “So với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh” và “Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu”. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là: “Do nhiều cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đầy đủ lĩnh vực này” và “Đầu tư cho lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng và còn dàn trải”. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở. Vì theo thống kê của Ban Tuyên giáo Trung ương, trong 15 năm (1998-2013), ngân sách dành cho lĩnh vực văn hóa và xây dựng các thiết chế cơ sở văn hóa rất thấp, chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế-xã hội. Tỷ lệ chi cho văn hóa ở nhiều địa phương chưa bảo đảm được tỷ lệ 1,8% tổng chi ngân sách địa phương như chính sách Nhà nước đã ban hành.

Vẫn biết đất nước còn nghèo, ngân sách Nhà nước còn eo hẹp và phải dành nhiều khoản chi cho phát triển kinh tế và phục vụ đời sống, an sinh xã hội. Tuy nhiên, khó khăn đến mấy cũng không nên và đừng quá xem nhẹ lĩnh vực văn hóa, hay chỉ chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà ít chú trọng đến văn hóa. Bài học lịch sử đã chỉ ra rằng, mất cái khác có thể lấy lại được, nhưng mất văn hóa là mất tất cả. Do đó, cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế là nhiệm vụ then chốt, chúng ta phải thực sự chăm lo xây dựng văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần xã hội, bảo đảm cho nền tảng ấy đủ sức là “bệ đỡ” chắc chắn, tạo đà cho kinh tế-xã hội phát triển hài hòa, ổn định, bền vững. Chú trọng thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế và văn hóa là chúng ta đang từng bước hiện thực hóa một trong những tâm nguyện cao đẹp của Bác Hồ đã để lại trong Di chúc.

NGUYỄN VĂN HẢI

 Nguồn QDND.VN


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 65242664

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July