Rời khỏi ga Hà Nội (phía Trần Quý Cáp), nơi khởi đầu của các chuyến tàu đi Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, người ta dễ bắt gặp những đoạn đường vắng hoe và những chiếc xe đạp cũ băng qua đường ray.
Những người thợ có cửa hàng sửa xe đạp bên đường ray. Công việc tưởng chừng đã đi vào dĩ vãng nhưng gần đây lại hồi sinh khi người dân Hà Nội bắt đầu yêu thích đi xe đạp trở lại
Khi những tia nắng cuối cùng của ngày rớt trên ngọn cây cũng là lúc cuộc sống bên đường ray nhộn nhịp nhất.
Với những đứa trẻ sống quanh đây, đường ray trở thành sân chơi bóng, thành một phần tuổi thơ của nhiều người lớn sinh ra ở Hà Nội. Chị Thu Hà (Phương Mai, Hà Nội) nhớ lại: "Nhà tôi gần khu vực đường ray, tầm 19 đi học về, phải dừng lại để tàu đi qua. Mỗi ngày hình ảnh con tàu với các hành khách ngồi nhìn ra cửa sổ đã trở nên quá quen thuộc. Cả nhóm cứ say mê đếm số toa tàu, mơ ước một ngày được lên tàu đi vào Sài Gòn".
Những câu chuyện lối xóm cũng diễn ra bên đường ray.
Bữa tối của nhiều gia đình được dọn ngay trên đường sắt. Bữa ăn thường sớm, khi những chuyến tàu chưa rời ga.
Men theo tuyến đường từ ga Hà Nội đến cầu Long Biên lộng gió, cuộc sống bên đường sắt thật chậm.
Đoàn tàu đi qua các khu nhà tập thể xây dựng từ những năm cuối 1970, đầu 1980.
Tàu tiếp tục chặng đường tới các tỉnh thành phía Bắc.
Theo Vnexpress