Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 22/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Những làng hoa của Thập Tam Trại Những làng hoa của Thập Tam Trại , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Cả vùng “Thập Tam Trại” lúc đầu làm nông nghiệp nhưng rồi sau Ngọc Hà, Hữu Tiệp đã chuyển sang trồng hoa từ hàng ngàn năm nay và trở thành nổi tiếng. Nổi tiếng đến nỗi người Kinh Kỳ đã gọi nó bằng cái tên mới: Trại Hàng Hoa...

Trong huyền tích về sự hình thành vùng “Thập Tam Trại” ở kinh thành Thăng Long xưa, đời vua Lý Thái Tông (1028-1054) ở làng Lệ Mật có chàng trai tên là Hoàng Phúc Trung rất nghèo. Gia tư của chàng là một con thuyền cũ, sinh nhai bằng nghề chài lưới, bắt rắn bên sông Đuống. Một hôm công chúa đi thuyền chơi trên sông. Đến ngã ba hợp lưu với sông Nhị Hà gặp giông, thuyền lật, ngọc đắm châu chìm, ai tìm được thấy xác. Nhà vua đau đớn quá, bỏ cả coi chầu, ra lệnh trong dân gian, ai tìm được xác công chúa sẽ phong thưởng hậu.

Hoàng Phúc Trung xin nhận. Chỗ ngã ba này xoáy nước rất dữ là “vương quốc của loài thủy quái”. Việc tìm kiếm cực kỳ khó khăn, chàng Hoàng Phúc Trung phải lặn xuống giao chiến nhiều lần. Cuối cùng đã giành được xác công chúa mang lên. Vua thưởng cho chàng rất nhiều vàng bạc, lụa là và còn định phong cho chàng làm quan. Nhưng Hoàng Phúc Trung không nhận gì cả chỉ xin vua cho mình được đưa dân nghèo trong làng sang khai khẩn vùng đất hoang ở phía cửa Tây kinh thành.

Vua y cho. Dân nghèo Lệ Mật nô nức theo ông Hoàng Phúc Trung sang vỡ hoang lập thành 13 trại là Vĩnh Phúc, Vạn Bảo, Liễu Giai, Đại Yên, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Ngọc Khánh, Giảng Võ... khi ông mất, dân 13 trại đã làm lễ an táng và xây lăng ở Vĩnh Phúc Thượng, coi ông là tổ sáng nghiệp. Hiện nay ở Vĩnh Phúc, Kim Mã, Liễu Giai vẫn còn đền thờ ông. Ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm, ngày ông mất dân “Thập Tam Trại” đều cử đại biểu mang hương hoa, trầu cau từ “Kinh quán” về “Cựu quán” Lệ Mật làm giỗ, diễn lại sự tích đánh thuồng luồng, giành xác công chúa của ông tổ sáng nghiệp. Ở đình Lệ Mật còn đôi câu đối: “Đoan giao dũng quán quân luân, Lý triều thiên vạn niên nhi hậu/ Được mã ân lưu quyến áp, Long Thành thập tam Trại do truyền”. Tạm dịch: Chém loài giao long, sức mạnh phi thường sau triều Lý muôn ngàn năm. Con dậy tiến, tung võ ngựa ơn sâu lưu cũ, cạnh thành Rồng mười ba trại vẫn truyền danh.

Huyền tích còn cho biết rằng vàng của ông chúa đã trả ơn chàng trai họ Hoàng, nên cứ ngày giỗ chàng là cá Hồ Tây lại “bay” về đình Lệ Mật để dân làng lấy làm cỗ cúng. Cả vùng “Thập Tam Trại” lúc đầu làm nông nghiệp nhưng rồi sau Ngọc Hà, Hữu Tiệp đã chuyển sang trồng hoa từ hàng ngàn năm nay và trở thành nổi tiếng. Nổi tiếng đến nỗi người Kinh Kỳ đã gọi nó bằng cái tên mới: Trại Hàng Hoa và có câu ca “Con gái ở trại hàng hoa. Ăn cơm nửa bữa ngủ nhà nửa đêm”.
 



 Con gái trại hoa ăn cơm nửa bữa, ngủ nửa đêm (ảnh tư liệu)

Đó là hai làng nhỏ nằm ở phía đông bắc Tổng nội huyện Vĩnh Thuận, phủ Phụng Thiêm thuộc kinh thành Thăng Long xưa. Đầu thời Pháp thuộc là huyện Hoàn Long sau đổi là Đại Lý Hoàn Long tỉnh Hà Đông. Con đường bao phía đông bắc Ngọc Hà (phố Ngọc Hà) hiện nay chính là danh giới giữa thành nội và ngoại thành thời trước.

Đường phía bắc (đường Hoàng Hoa Thám bây giờ) là tường bao của phủ thành Đại La cổ. Phía nam là con đường trồng toàn liễu (Liễu Giai) dẫn từ “Quảng Phúc Môn” (cửa Tây thành Thăng Long-chính là quảng trường Ba Đình ngày nay) ra cầu Tây Dương (Cầu Giấy). Khi người Pháp lập bãi Quần Ngựa đã mở rộng thêm lấy tên là đường Quần Ngựa (phố Đội Cấn bây giờ).

Ngọc Hà, Hữu Tiệp tuy là hai làng nhỏ, nhưng nằm sát cạnh Hoàng Thành cũ, nên nơi đây còn rất nhiều dấu tích các lâu đài dinh thự của các ông Hoàng bà Chúa và các Danh nhân trong hàng chục đời, rộng hơn chút nữa, các di tích, các thắng cảnh càng nhiều: núi Cung, núi Voi, núi Trúc, núi Bò, Giảng Võ Đường, đền Quán Thánh, Chùa Kim Liên, chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ, đền Voi Phục, đền Đồng Cổ... Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch, vườn Bách Thảo, Phủ Chủ Tịch (hai nơi này đều là đất cũ của Ngọc Hà) Quảng trường Ba Đình, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh... nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã lập “cổ nguyệt đường” ở phía Khán Xuân cũ (Bách Thảo bây giờ), Nghi Tàm là làng của bà huyện Thanh Quan. Phường Thái Hà là nơi sinh Lý Thường Kiệt. Phường Hồ Khẩu sinh Ba Giai...

Trong các dinh ấy, ngày xưa, nơi nào mà không có hoa viên, cây cảnh. Người chăm sóc hoa là người Ngọc Hà, Hữu Tiệp. Thời trước, dân hai làng này chỉ chuyên trồng hoa cúng: Mẫu đơn, hồng, huệ, sói, cúc, ngâu... Nghề trồng hoa đã có gần 10 thế kỷ. Mỗi buổi sáng, các cô gái lại xâu hoa thành từng tràng hoặc gói hoa thành từng gói lá sen mang đến treo sẵn ở cửa những nhà có điện thờ đặt mua theo ngày hoặc bán trước cửa các đền, chùa cho khách thập phương đi lễ.

Đầu thế kỷ XX, người Pháp lập một cơ sở trồng hoa ở Thụy Khuê. Dân Ngọc Hà học thêm được kỹ thuật gieo trồng rất nhiều giống hoa mới: Cẩm chướng, hoa Tim, hoa Bướm, hoa Loa kèn, Cúc Tây, Lay ơn, Thược dược, Phăng xê... Hoa Ngọc Hà đã trở thành biểu dương cho nét đẹp hào hoa lịch thiệp của đất Kinh kỳ. Hà Nội có cả một vành đai hoa, nhưng người đời chỉ nhớ hoa Ngọc Hà.

Hình ảnh những cô gái Ngọc Hà áo tứ thân, thắt vắt, tóc vấn đuôi gà má đỏ hây hây, làn môi cắn chỉ đỏ tươi... uyển chuyển với gánh hàng hoa len lỏi khắp phố phường Hà Nội đã đi vào ca dao: “Phiên rằm chợ chính Yên Quang/ Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua”. Đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các văn nhân, mặc khách tao nhân.

Cùng với sự phát triển của Thăng Long-Hà Nội, hầu hết các làng trong “Thập Tam Trại” cũ như Giảng Võ, Ngọc Khánh, Kim Mã, Liễu Giai... đã bị đô thị hóa, trở thành những khu phố sầm uất. Số làng còn lại bị biến dạng hẳn. Cảnh quan làng hoa Ngọc Hà cũng chịu chung số phận. Hiện nay số dân của Ngọc Hà tăng lên tới 30 lần nhưng phần lớn là dân tứ chiếng không có nghề trồng hoa. Đất canh tác đã biến thành thổ cư. Ruộng trồng hoa xưa kia lọt vào giữa phố, trở thành vườn và teo tóp dần theo năm tháng để biến thành những nhà, dãy phố cao tầng nhất là sau mỗi cơn “sốt đất” thì diện mạo của làng hoa lại bị bê tông hóa. Nếp sống thị dân đã thay đổi hoàn toàn không còn cảnh thanh bình của một làng quê có ngàn năm tuổi và đến bây giờ làng hoa Ngọc Hà đã biến thành cổ tích mất rồi.

(Theo NHN) 

                  Theo Quehuongonline

  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 6
Total: 65976436

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July