Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 04/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Việt sử giai thoại: Chính quyền Vua Lê – Chúa Trịnh thực sự có từ lúc nào? Việt sử giai thoại: Chính quyền Vua Lê – Chúa Trịnh thực sự có từ lúc nào? , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Sáu năm sau, năm Quý Tị (1533), con của vua Lê Chiêu Tông là Lê Ninh (cũng có tên khác là Lê Huyến), được Nguyễn Kim tôn lên ngôi vua ở Thanh Hoa, đó là vua Lê Trang Tông (1533 - 1548), người đứng đầu Nam triều. Như vậy, Nam triều là triều Lê, nhưng thực chất, mọi quyền bính đều nằm trong tay Nguyễn Kim.

Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm đã thu hết quyền hành về mình. Manh nha của chính quyền vua Lê - chúa Trịnh bắt đầu xuất hiện kể từ đó, nhưng dẫu sao thì địa vị của vua Lê cũng không đến nỗi quả kém cỏi. Các vua nối tiếp như Lê Trung Tông (1548 - 1556), Lê Anh Tông (1556 - 1573) và Lê Thế Tông (1573 - 1599), tuy bị chúa Trịnh (trước là Trịnh Kiểm, sau là Trịnh Tùng) ra sức lấn át, thậm chí là bị giết (như trường hợp chúa Trịnh Tùng giết vua Lê Anh Tông năm 1573) nhưng tiếng nói của Hoàng đế vẫn còn có người nghe và về hình thức, chính quyền vẫn là một mối, đứng đầu là vua Lê. Sau khi đã đè bẹp được những lực lượng chủ yếu nhất của Nam triều (1592), uy danh của Trịnh Tùng trở nên lừng lẫy, vua Lê Thế Tông trẻ tuổi và lắm bệnh tật, bị coi thường, thi thoảng, Trịnh Tùng chỉ hỏi qua đôi việc cho có lệ mà thôi. Năm 1599, vua Lê Thế Tông lâm bệnh nặng và mất vào ngày 24 tháng 8, thọ 32 tuổi. Bốn tháng trước khi vua Lê Thế Tông mất, Trịnh Tùng tìm đủ mọi cách để thúc ép nhà vua phong tước vương cho mình, và ngay sau khi được phong, Trịnh Tùng đã tự ý lập phủ đệ riêng. Thực trạng cung vua phủ chúa bắt đầu có kể từ đó. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 30, tờ 27 và 28), đã ghi chép sự kiện này, đồng thời viết thêm 

Lời phê và Lời cẩn án như sau:

"Bởi có quyền uy ngày một cao cả, Tùng muốn được phong danh vị tước Vương, bèn sai người vào xin với Nhà vua. Vua bất đắc dĩ mà phải y cho, sai quan Thái tể là Hoàng Đình Ái đem sách thư đến, phong Tùng làm Bình An Vương, lại ban thêm cả Ngọc Toản (tức cái chén của vua dùng để rót rượu tế - ND), Mao Tiết (lá cờ nhà vua dùng khi có việc phải xuất hành, ở đầu cán có ngù, tết bằng lông - ND) và Hoàng Việt (là cái búa vàng, vật nhà vua dùng khi đi đánh dẹp - ND). Tùng được mở phủ chúa và lập bộ máy quan lại riêng. Từ đấy, chính sự trong nước do Tùng quyết định, của cải, thuế khóa và quân lính... hết thảy đều dồn vào phủ chúa. Phần vua Lê chỉ có một ngàn xã làm bổng lộc, gọi là thượng tiến, quân lính túc trực và hộ vệ trong nội điện chỉ có 5000 người, 7 thớt voi và 20 chiếc thuyền rồng. Nhà vua chỉ còn mặc áo long bào, cầm hốt ngọc để nhận lễ triều yết mà thôi.. Tùng nhận sách phong xong thì vào triều lạy tạ vua Lê. Khi về phủ chúa, trăm quan đều lạy mừng, Tùng mở đại yến và ban thưởng tiền, lụa cho quan lại, kẻ nhiều người ít khác nhau. Họ Trịnh đời đời được tập phong tước Vương là bắt đầu từ Tùng vậy.  

Lời phê: Nhà Lê lúc bấy giờ cũng chẳng khác gì nhà Chu (Trung Quốc - ND), chỉ ngồi giữ ngôi (chứ chẳng có quyền lực gì). Khi ấy, bề tôi đầy cả một triều đình, vậy mà không hiểu tại sao lại để sự tệ hại chất chứa đến như thế.

Lời cẩn án: Từ khi Tùng làm việc bạo ngược là giết vua (nói việc Trịnh Tùng giết vua Lê Anh Tông - ND), sách này chỉ chép là Trịnh Tùng không mà thôi, tất cả quan tước của hắn đều bị tước bỏ. Đến đây, hắn còn cả gan xưng Vương, thì không còn lời chê trách nào nặng nề hơn được nữa, bèn tước bỏ họ của hắn (là Trịnh, rồi chỉ chép tên là Tùng nữa thôi)”. 

Lời bàn:

Các sử gia xưa nặng lời phê phán các chúa Trịnh nói chung và Trịnh Tùng nói riêng. Lời phê ấy quả là không sai, nhưng bảo là đúng thì cũng chưa hẳn. Khởi đầu, Nguyễn Kim tôn lập Lê Ninh lên ngôi, ấy là vua Lê Trang Tông, chẳng qua cũng chỉ vì Lê Ninh đích thị là dòng dõi nhà Lê mà thôi. Vả chăng, các vua Lê lúc bấy giờ đều trẻ người non dạ, lo cho riêng thân còn chưa được, huống chi chuyện lo cho giang sơn xã tắc? Vua Lê dẫu có muốn thực sự làm vua cũng chẳng được. Trông cậy vào các quan ư? Trên đời này, chẳng có gì nhục nhã bằng việc phải quỳ lạy những kẻ kém cỏi hơn mình, cho nên, xin hãy rộng lòng thể tất cho các quan thuở trước. Sử gia xưa chê Trịnh Tùng lộng quyền, quả có thế thật, nhưng nếu không như vậy, chưa dễ đã có vua Lê, cho dẫu là ngôi suông. Thời loạn, mọi sự không thường đều là sự thường đó thôi.

(Theo Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần)

                                               Nguồn Quehuongonline.vn


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66301384

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July