Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội vừa kết luận thanh tra về vi phạm trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp ở 8 xã thuộc huyện Sóc Sơn của Công ty Lâm nghiệp Sóc Sơn. Liên quan việc này, Việt phủ Thành Chương (xây dựng năm 2006) bị Thanh tra Chính phủ đã kết luận đã xây dựng trên khu đất có nguồn gốc đất rừng đặc dụng.
Nhiều năm qua, Việt Phủ Thành Chương được coi như bảo tàng tư nhân với phong cách kiến trúc độc đáo, đậm nét văn hóa dân gian Việt và là địa điểm tổ chức nhiều sự kiện của các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt là dịp lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội 2010. Từ quốc lộ 2 đi vào có nhiều biển chỉ dẫn đường vào Phủ.
Phủ Thành Chương thuộc địa bàn xã Hiền Lĩnh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) do họa sĩ Thành Chương đầu tư xây dựng.
Trên diện tích gần 10.000 m2, Việt Phủ Thành Chương xây dựng vào năm 2001 và hoàn thành năm 2004. Cũng năm 2004, nơi đây từng đón Hoàng Hậu và phái đoàn Hoàng gia Thụy Điển đến thăm.
Nhiều năm qua, Việt Phủ trở thành nơi tham quan, dã ngoại. Ngoài giá vé vào cửa 100.000 đồng một người, nơi đây còn kinh doanh địa điểm chụp ảnh cưới với phí 4 triệu đồng một cặp cô dâu chú rể.
Hình ảnh làng quê, công trình kiến trúc cổ xưa là những dấu ấn tại Việt Phủ Thành Chương.
Đó là nhà cửa, cây cỏ, hồ nước, bàn ghế, tượng Phật, đồ gốm sứ...
Bên hiên một ngôi nhà ba gian với hình ảnh chiếc chõng tre cổ.
Tháp Sơn Tĩnh, một trong những ngọn bảo tháp tại Phủ.
Cách đó không xa là bảo tháp Thiên Hương, cao 9m xây dựng trong thời gian kỷ lục 9 ngày. Ngọn tháp này mới khánh thành dịp cuối năm 2012 được làm bằng đất nung. Bảo tháp được họa sĩ Thành Chương thiết kế lấy cảm hứng từ thời Lý, Trần kết hợp với đường nét dân gian, đậm tinh thần văn hóa tâm linh.
Bảo tháp này và các tiểu cảnh khác đứng ở đỉnh đồi, soi bóng xuống hồ hoa sen, bên pho tượng Phật cưỡi voi bằng đá, che cho điện thờ Mẫu huyền bí phía sau dưới bóng cây đa âm u.
Vườn tượng đá cổ, phía sau là Tượng Phổ Hiền Bồ Tát.
Cổng đất, lối vào khu vực nhà tranh vách đất.
Mỗi một khu nhà, họa sĩ đều thiết kế điểm dừng chân với bộ ấm chén cổ và bàn ghế uống nước. Gần đó những tiếng kẽo kẹt của bụi tre rõ mồn một giữa không gian yên ắng khiến du khách có cảm giác như đang quê nhà.
Bên trong ngôi nhà tranh vách đất chỉ có những bộ bàn ghế bằng tre, ban thờ và chỉ có nét hiện đại xuất phát từ ánh sáng những chiếc đèn điện máy phát.
Ngoài voi, rồng, trâu, gà còn có các chú cóc, ếch, các ngôi nhà mô hình làm bằng đất, sứ và đá... để làm nên các tiểu cảnh phù hợp với nét nông thôn xưa.
Ngay cả khi trời mưa, sân nhà cũng nổi lên một lớp bóng loáng bên trên những viên gạch hồng giữa một quần thể cây xanh.
Bên trên tầng một ngôi nhà trưng bày các đồ vật cổ hoặc tượng Phật như một bảo tàng văn hóa dân gian.
Nhà hát Long Đình với kiến trúc đậm chất cổ kính.
Khu vực thờ nhà văn Kim Lân, cha của họa sĩ Thành Chương. Tác giả 'Vợ Nhặt' qua đời năm 2007 tại Hà Nội.
Xung quanh ban thờ Kim Lân là những bức tường in các bài văn, câu chuyện nổi tiếng của ông.
Nhà hàng sang trọng sẵn sàng phục vụ thực khách bên trong khuôn viên Phủ.
Thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cho hay, UBND xã Hiền Ninh đã nhiều lần báo cáo UBND huyện để có biện pháp xử lý dứt điểm nhưng hiện họa sĩ vẫn "tiếp tục xây dựng công trình trên đất rừng đặc dụng".
Theo baomoi.com
|