Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Long mạch quốc gia nằm ở Đàn Xã Tắc? Long mạch quốc gia nằm ở Đàn Xã Tắc? , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Long mạch của quốc gia nằm ở trong lòng muôn dân, chứ nhất định không phải là cái Đàn Xã Tắc ở Ô Chợ Dừa (Hà Nội).

Vừa qua, trên nhiều tờ báo có đăng một số ý kiến của các nhà nghiên cứu, chẳng hạn: “Xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc: Vượt lên đầu tổ tiên?”, thậm chí còn ghê sợ hơn : "Đàn Xã Tắc là để thờ trời đất, xây cây cầu cao hơn trời đất thì chúng ta sống hay chết?".

Nhiều người cho rằng, Đàn Xã Tắc là long mạch quốc gia, nên không thể xây cầu vượt ở đó được. Nhân sự kiện này, phóng viên đã tìm hiểu thêm từ TS. Vũ Thế Khanh (Tổng giám đốc Liên hiệp UIA), người nghiên cứu tâm linh từ nhiều năm nay.

Hỏi đến chuyện tranh cãi xây cầu vượt chỗ di chỉ Đàn Xã Tắc, ông Khanh thốt lên rằng: Chả lẽ trời đất chỉ bé bằng cái Đàn Xã Tắc hay sao? Chả lẽ cứ ngồi giữ lấy chỗ tế Thần Đất, Thần Nông... của triều Lý ngày xưa mà chẳng cần canh tác thì dân ta vẫn dồi dào thóc gạo?

Chả lẽ cứ ngồi giữ cho chặt cái gọi là Đàn Xã Tắc thì dân ta sẽ giàu mạnh, đất nước ta thoát khỏi nạn xâm lăng? 

Ông Khanh cũng không hài lòng khi các nhà nghiên cứu gọi Đàn Xã Tắc tại Ô Chợ Dừa là trời đất, là tổ tiên!

Theo ông Khanh, Đàn Xã Tắc đơn giản chỉ là vị trí được chọn làm nơi tế trời đất, tế Thần, tế tông miếu của một triều đại nào đó.


TS. Vũ Thế Khanh 

Xem các bài tế của các triều đại ngày xưa, thì cái gọi là Sơn Hà Xã Tắc ấy không ngoài việc tôn vinh dòng họ đương triều. Ví dụ các vua nhà Lý mà lập Đàn Xã Tắc thì trong các bài tế của họ sẽ coi Sơn Hà Xã Tắc là của dòng họ Lý chứ không coi Sơn Hà Xã Tắc là của dòng họ Lê. 

Đến khi dòng họ Trần lập Đàn Xã Tắc thì trong bài tế sẽ coi Sơn Hà Xã Tắc là của họ Trần, chứ không hề coi nhà Lý là Sơn Hà Xã Tắc của họ Trần nữa.

Ông Khanh khẳng định: “Khi một vị vua nào đó lên đàn tế Sơn Hà Xã Tắc thì họ luôn mong cầu, xin trời đất, Thần linh để phù hộ cho dòng họ đương triều được vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế, chứ không hề có bài tế nào cầu cho các dòng họ khác (nhất là các dòng họ đã bị soán ngôi) được phục hồi, được vạn tuế. 

Ngay cả việc dùng từ ngữ mà có liên quan đến dòng họ vua cũng phải tránh né, phải nói chệch đi, nếu chỉ sơ ý thôi cũng đã bị coi là phạm húy, thậm chí có thể còn bị chu di cửu tộc”.

Từ những hiểu biết đó về Đàn Xã Tắc, ông Khanh bác bỏ quan điểm nói rằng "đàn xã tắc là tổ tiên, là trời đất, vượt lên trên Đàn Xã Tắc là vượt lên đầu tổ tiên trời đất thì sống hay chết...".

Theo ông Khanh, nếu người ta đang tế mà mình lại đến phá, hoặc đứng lên trên đàn tế thì mới gọi là xúc phạm việc tế lễ tâm linh của họ.
 

Khu vực có Đàn Xã Tắc 

Đằng này, họ đã tế xong rồi, sàn tế đã được dỡ đi, và mỗi thời đại lại chọn vị trí làm đàn tế ở chỗ khác nhau (và cái vị trí ấy sẽ chọn sao cho có lợi nhất về phong thủy chỉ cho triều đại đương thời mà thôi), vậy thì cái nơi đặt đàn tế (như ở Ô Chợ Dừa) ấy sao lại có thể coi là trời đất, là tổ tiên của mọi người được?

Ông Khanh lấy một ví dụ cho dễ hiểu hơn: Trước đây ngôi nhà của mình chỉ có 2 tầng, nên phải đặt bàn thờ tổ tiên chỗ cao nhất (là tầng 2). Vậy sau này phải dỡ đi để làm nhà 10 tầng thì có nghĩa là những phòng ở tầng 3 đến tầng 10 là "ngồi lên đầu ông bà tổ tiên"?

Việc thờ cúng là đặt ở trong tâm, khi nhà của mình chỉ có 2 tầng thì ta chọn vị trí trang trọng nhất (có thể là tầng 2 chẳng hạn) làm nơi thờ cúng tế lễ. 

Sau khi ta dỡ nhà 2 tầng để làm nhà mới 10 tầng, ta sẽ chọn một vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà 10 tầng (ví dụ như đặt ở tầng 10 chẳng hạn) để làm nơi thờ cúng tế lễ thì có được hay không, hay là cứ phải để nơi thờ cúng ở tầng 2 như trước đây mới được coi là "tín ngưỡng”, và chỉ thờ ở tầng 2 mới là “linh thiêng"?

Tế lễ cũng giống như thỉnh mời quan khách về dự hội nghị, dự chiêu đãi. Đến kỳ “hội nghị lần sau” người ta có thể mời quan khách đến dự ở hội trường khác, miễn là “nội dung hội nghị” vẫn đảm bảo được long trọng.

Hội nghị xong rồi (hạ màn), người ta dỡ rạp, dỡ phông màn để làm việc khác thì sao lại gọi là “bất kính với các quan khách” được? (vì khi hội nghị kết thúc rồi thì các quan khách sẽ giải tán ngay chứ còn ngồi mãi ở đó nữa đâu).

Ông Khanh khẳng định, sự linh thiêng nằm ở cái tâm, nằm ở thái độ trong từng hành vi khi thờ cúng, nằm ở tính nhân văn của chúng ta trong việc thực hiện di huấn của tổ tiên chứ không phải chỉ phụ thuộc ở địa điểm cúng.

Nếu vua quan (hoặc nguyên thủ quốc gia) ban hành và thực thi các chính sách làm sao cho dân giàu nước mạnh, nêu cao tinh thần yêu nước, thương nòi, yêu lao động, không tham nhũng… thì đó mới là giữ gìn Sơn Hà Xã Tắc.

Việc tôn trọng di tích lịch sử là điều rất cần thiết, chúng ta cố gắng giữ gìn di tích trong điều kiện có thể, nhưng đừng coi cái di tích Đàn Xã Tắc ở Ô Chợ Dừa ấy là trời đất, là tổ tiên của ta.

Trong thờ cúng tâm linh, thái độ của người thờ cúng mới quan trọng, còn vị trí cúng có thể thay đổi sao cho nơi ấy đảm bảo trang nghiêm long trọng, phù hợp với diều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tín ngưỡng của thời đại.

Long mạch của quốc gia không nằm ở vị trí cố định như một số “thầy phong thủy” đã phán, mà nó luôn luôn thay đổi theo thời gian, theo công đức của từng triều đại lịch sử. 

Chẳng có chỗ nào là “vạn vạn tuế” cả, cho dù từ xưa đến nay, các triều đại khi lên nắm quyền bính đều nhờ các thầy địa lý giỏi để tìm vị trí đặt lăng miếu, tìm vị trí để lập đàn tế cáo trời đất sao cho Sơn Hà Xã Tắc của triều đại mình được “vạn vạn tuế”. 

Thử hỏi trên đất Việt Nam ta, (thậm chí cả trên thế giới) có long mạch nào, có triều đại nào là “vạn vạn tuế” chưa?

“Long mạch của quốc gia nằm ở trong lòng muôn dân, chứ nhất định không phải là cái Đàn Xã Tắc ở Ô Chợ Dừa” – Ông Khanh khẳng định.


(Theo vtc)


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65195812

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July