Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Nửa kia của Lý Sơn Nửa kia của Lý Sơn , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Tháng Chạp, biển động mạnh. Lý Sơn cũng không là ngoại lệ. Thời gian như chùng lại, trong lúc người ta chuẩn bị để đón một năm mới đang về.

Lý Sơn: vương quốc tỏi. Lý Sơn: quê hương Hải đội Hoàng Sa. Lý Sơn: ngon, bổ, rẻ cho một chuyến du lịch bụi... Ngần ấy thứ là hành trang mang tới Lý Sơn - nếu trước đó bạn quan tâm và tìm kiếm thông tin về hòn đảo này.

Còn khi người viết đặt chân lên đảo, bão cuối năm đang về. Biển động, người Lý Sơn không dong thuyền ra khơi. Cũng chưa trồng tỏi, bởi vài tháng nữa mới là chính vụ. Bởi thế, thay cho tỏi, cho nắng biển, cho những con thuyền cá tấp nập, Lý Sơn lại là một câu chuyện khác trong những ngày cuối năm.

1. Cũng như trên đất liền, người Lý Sơn trước Tết dành thời gian để chỉnh trang mộ phần của ông bà cha mẹ. Bên cạnh cuộc sống đang diễn ra, nửa kia của Lý Sơn là mộ. Vỏn vẹn 10km2 diện tích, người ta không đếm nổi những khu mộ nằm chồng chéo, bạt ngàn. Mộ nằm giữa ruộng tỏi, nằm gần chùa, nằm trong vườn nhà. Mộ ngập trong cát, gió thổi mạnh, nấm sau như sắp chồm lên nấm trước.

Lý Sơn có 2 vạn dân. Ngược thời gian, những dòng họ lâu nhất từng sống ở đây mới chỉ được 9 đời. Trước đó, Lý Sơn là cát trắng, lèo tèo vài túp lều của dân vạn chài đón mùa cá. Rồi, tới thời Minh Mạng, dân chài vùng Sơn Tịnh, Bình Sơn bắt đầu ra đây lập nghiệp. Những năm trước 1975, tránh cảnh bất an của chiến tranh, dân từ Bình Định, Quảng Nam cũng đổ xô tới sống tạm bợ ở Lý Sơn. Rồi lại đổ xô về trong thập niên sau đó. Người còn lại ở Lý Sơn đa phần đều đang sống trên mảnh đất từng sinh ra ông, ra cụ mình. Và cũng là nơi mất. Toàn núi và cát, 10km2 trên đảo không hề dư dả cho những ngôi mộ lần lượt mọc lên suốt 200 năm.

Ông Phạm Thoại Tuyền (sống tại Lý Sơn) - đang thắp hương trên ngôi mộ gió của ông tổ mình là Chánh đội thủy binh Phạm Hữu Nhật - người mất trong chuyến ra Hoàng Sa năm 1836

Ở Lý Sơn, báo chí và du khách vẫn truyền miệng về mộ gió - những ngôi mộ chôn hình nhân thay thế cho ngư dân mất xác ngoài biển. Hỏi, người Lý Sơn lắc đầu: “Đấy là mộ chiêu hồn”. Mộ gió, như cách gọi của nó, là ngôi mộ được người Lý Sơn dành cho người sống. Khi một người trong gia đình qua đời, mộ phần được chuẩn bị sẵn cho cả hai người. Bên cạnh nơi chôn người vừa mất, một nấm mộ nhỏ bằng đất được đắp lên để bầu bạn (nhưng không hề hương khói). Nơi ấy, khi đến lượt, chồng hoặc vợ của họ sẽ về yên nghỉ, cạnh người bạn đời của mình.

Còn những ngôi mộ chiêu hồn nổi tiếng kia, Lý Sơn có tới cả ngàn. Mộ đắp bằng cát biển. Bên trong, thay cho thi hài người dân chài là những hình nhân được thầy pháp nặn bằng đất sét. Ở Lý Sơn có những ngôi mộ chiêu hồn cổ từ thời Hải đội Hoàng Sa của chúa Nguyễn. Có cả những ngôi mộ chiêu hồn mới làm, được người thân đặt trong vườn nhà để tiện hàng tháng tưới rượu cầu vong.

Cuộc sống bấp bênh, chẳng có gì ngạc nhiên khi vào chuỗi ngày trước Tết, nhiều ngôi mộ ở Lý Sơn được ốp gạch, sửa sang lại, to và rộng hơn hẳn so với mức bình thường. Chút tiền dành dụm trong năm, người Lý Sơn muốn bù lại cho cả một chuỗi đời vất vả của những người đã khuất.

2. Vui nhất ở Lý Sơn trong ngày Tết là những người phụ nữ. Đàn ông ở Lý Sơn quanh năm ra biển. Nửa kia ở lại trên bờ, là mẹ, là vợ, là con gái họ. Đằng đẵng chờ đợi, mỗi năm 7-8 chuyến ra khơi, mỗi chuyến cả tháng trời, phụ nữ ở Lý Sơn ngày thường vốn ít cười.

Sự khắc khoải thương trực trong những ngày đợi chồng hình như ăn sâu cả vào tính cách. Phụ nữ Lý Sơn ít nói và trầm lặng. Trầm lặng ngay cả với chất giọng Quảng Ngãi rổn rảng nặng trịch. Đàn ông Lý Sơn hiếu khách và thích cười. Nhà báo tới chơi, vò rượu ngâm hải sâm được mở ra, đặt giữa nhà. Những người vợ của họ ngồi khuất sau bếp, rán chả cá, nướng bánh đa, lắng nghe câu chuyện của chồng. Rồi lại lặng lẽ bước ra rất “chuẩn”: đĩa mồi sắp cạn.

Không hiểu, những người ngồi sau bếp có thoáng giật mình khi ở buồng trên, câu chuyện đưa đẩy tới những lần chồng, cha, con họ suýt mất mạng. Chắc chắn, ở Lý Sơn, ngư dân nào cũng có dăm bảy lần như vậy trong chuỗi ngày đi biển của mình. Nghề biển ở đâu cũng trớ trêu: cho ngư dân miếng ăn quanh năm, để rồi treo trên đầu họ cái ám tượng sẽ lấy lại tất cả vào một ngày nào đó.

Riêng ở Lý Sơn, dân chài chủ yếu làm nghề lặn để mò hải sâm. Không chỉ bão biển, cái cay đắng của nghề có thể đến bất cứ lúc nào, trong nửa giờ đồng hồ dưới 60m nước. Đổi lấy mớ hải sâm được gần triệu đồng là chuyện kẹt tay vào hốc đá, chuyện núi san hô sập lên người, chuyện sặc vòi ô-xy - mà người trên thuyền không hay. Rồi cả chuyện ở Lý Sơn bây giờ có cả trăm dân chài bại liệt, hỏng não vì thay đổi áp suất đột ngột khi ngoi lên quá vội…

Phụ nữ Lý Sơn ngày sát Tết tất bật một cách đầy hạnh phúc, khi những chủ nhân của gia đình đang ngồi tại nhà mình. Bao nhiêu năm, đường cáp tải điện ra Lý Sơn vẫn chưa xong. Thiếu đá, thiếu điện, thiếu cả dầu, phụ nữ Lý Sơn nghĩ ra trăm sáng kiến để giữ được đồ ăn ngày Tết. Rồi hối hả theo những chuyến tàu biển vào Quảng Ngãi để sắm đồ. Với không ít người trong số họ, đấy là lần đặt chân lên bờ duy nhất trong năm.

Niềm vui ấy, nếu may mắn, sẽ kéo dài được tới rằm tháng Giêng. Nếu không, thuyền đánh cá của chồng họ sẽ ra biển từ vài ngày trước đó. Mà không chỉ có chồng. Ở rất nhiều nhà, ngồi chung một chuyến thuyền là những người đàn ông ruột thịt với nhau. Vì bỏ nghề cá, dân chài ở Lý Sơn rất khó tìm một công việc khác.

3. Ngày Tết ở Lý Sơn còn là niềm tin rất đỗi chân thành của người ngư dân. Giống như, bên cạnh nỗi ám ảnh quanh năm của người đi biển, một nửa tâm trạng còn lại là sự xác tín ở những điều tưởng như nhỏ nhặt với hi vọng tìm được chút may mắn trong nghề. Ngư dân ở Lý Sơn lên Âm Linh Tự - ngôi miếu thờ những cô hồn trên biển - để xin quẻ. Họ đốt vàng, tưới rượu ở đền thờ Nam Hải tướng quân - nơi có bộ xương cá ông voi, vốn là thần bảo mệnh của dân chài. Họ tìm thầy để xin quẻ xấu tốt cho một năm mới, để xem tuổi, xem giờ và chọn ngày ra khơi...

Rồi, ngay cả trong những ngày Tết Nguyên đán, người dân chài Lý Sơn cũng rất giữ gìn để mong có chút may mắn cho mình. Ở Lý Sơn, ngày mùng một Tết sẽ là bi kịch nếu người đi thuyền làm vỡ một cái bát trong nhà. Ở Lý Sơn, phụ nữ luôn lo lắng và ý tứ, nhớ rất kỹ những điều cấm kị riêng của nghề đi biển khi làm cơm cúng. Ở Lý Sơn, có thể ngay từ mùng hai Tết, những người hợp tuổi đã làm lễ mở biển: cho thuyền chạy ra khơi vài vòng, tưới rượu xuống cái miệng không đáy khổng lồ ấy để cầu may.

Lý Sơn nổi tiếng với hội đua thuyền trong ba ngày kể từ mùng bốn Tết. Với những người sống ở đất liền, hội đua thuyền có thể là một khái niệm rất phổ biến và bình thường. Còn ở Lý Sơn, hội đua thuyền gắn với cuộc sống, với niềm tin hàng ngày của ngư dân. Tám thuyền đua được chia thành bốn cặp Long, Lân, Quy, Phụng. Hàng vạn cặp mắt của người dân dán chặt vào lễ hội đua thuyền. Bởi, người cao tuổi luôn nói: sẽ là may mắn cho Lý Sơn cả năm, nếu có chiếc thuyền mang bản mệnh “rồng” nào về nhất…

4. Xét cho cùng thì nửa kia của Lý Sơn là Hoàng Sa. Trước khi có người dựng nhà tại đây, dân đi biển trong vài trăm năm vẫn lấy Lý Sơn làm nơi xuất phát khi chèo ra ngư trường ấy. Rồi cũng từ Lý Sơn mới có Hải đội Hoàng Sa thời Nguyễn. Những người dân chài trên đảo được chọn làm dân binh để đều đặn mỗi năm sáu tháng, dong thuyền đi tuần thú vùng cương thổ xa tít này.

Hoàng Sa là lý do để Lý Sơn tổ chức Hội khao lề thế lính nổi tiếng, làm ma sống cho những dân binh được cử ra đó hàng năm. Từ Hoàng Sa, tương truyền có dòng hải lưu đẩy xác những ngư dân chết đuối trôi về cửa biển Lý Sơn hàng năm, để rồi người dân lập nên Âm Linh Tự thờ cô hồn. Rồi, cũng vì Hoàng Sa, những ngôi mộ chiêu hồn mới được lập nên và cũng chỉ ở Lý Sơn duy nhất có.

Vùng biển Hoàng Sa là ngư trường nuôi sống người dân Lý Sơn. Là nơi họ từ đó vội vã trở về Lý Sơn vào những ngày giáp Tết. Là nơi mà ngư dân Lý Sơn sau Tết lại thẳng hướng đó để dong buồm, bắt đầu một mùa đi biển mới với những lo lắng thường trực.

Xem trên bản đồ, Hoàng Sa là nơi gần Lý Sơn nhất. Bây giờ, nơi ấy mưa nắng ra sao?

Bài & ảnh: Hoàng Nguyên / Thể thao & Văn hóa Cuối tuần


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 65179342

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July