Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 27/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Trường Sa vẳng tiếng chuông chùa Trường Sa vẳng tiếng chuông chùa , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Trường Sa - trong hình dung của những người chưa từng đặt chân tới - thật xa ngái khó bề nghĩ lường. Trường Sa - trong thân nhân những người lính đảo là nỗi thương nhớ khắc khoải khôn nguôi. Trường Sa, trong trái tim mỗi người Việt yêu nước, là cương vực quốc gia, là danh dự và chủ quyền Tổ quốc, là hồn non nước cha ông nghìn năm... Hồn non nước thiêng liêng ấy giờ ngày ngày quyện trong vẳng tiếng chuông chùa được Đại đức Thích Giác Nghĩa thỉnh lên mỗi sớm, mỗi chiều...

Đại nhân duyên...

Chỉ vài hôm trước ngày khai mạc Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam lần thứ 3 tại Hà Nội, tôi được diện kiến Đại đức Thích Giác Nghĩa - một trong số 5 nhà tu hành thu hút nhiều sự chú ý của công luận từ nửa năm trước khi phát nguyện bước chân lên tàu ra Trường Sa tu hành, trụ trì các ngôi chùa trên quần đảo này.

Dẫu đã tiếp xúc nhiều với các vị sư, tôi vẫn ngỡ ngàng khi bước vào cửa và nhìn thấy Đại đức Thích Giác Nghĩa. Ông ngồi đó, an nhiên và tĩnh tại trong một dáng vẻ hiền lành, chân chất giống một người thôn quê. Cùng với ánh nhìn ấm áp, gần gũi, thì duy có nước da sạm màu nắng và gió biển là "dấu xác nhận" đại đức đã có 6 tháng trải nắng gội mưa nơi biển đảo Trường Sa.

 

Tháng 5/2012, một chuyến tàu hải quân đưa Đại đức Thích Giác Nghĩa (thứ 3 từ phải qua) cùng 5 nhà sư khác cưỡi sóng, vượt biển ra với quần đảo thân yêu của Tổ Quốc.

 

 

"Mỗi người con dân đất Việt chúng ta, dẫu nắm giữ chức vị nào, có theo hay theo tôn giáo nào thì vẫn chung một niềm mong mỏi cho đất nước được thái bình, dân được an lạc, quốc gia toàn vẹn, dân tộc trường tồn..." - Đại đức Thích Giác Nghĩa.
"Thầy vừa ra đến Hà Nội, vẫn còn lâng lâng cảm giác say sóng...", chắp tay trước ngực, nhẹ nhàng niệm "A di Đà Phật" thay cho lời chào, đại đức thung dung ngồi tiếp chuyện những người mới gặp mà như đã thân quen từ lâu.

 

"Nhân duyên của thầy là từng có 3 lần ra quần đảo Trường Sa, làm lễ cầu siêu cho các anh hùng, liệt sĩ và đồng bào mình đã ngã xuống nơi đây, gìn giữ cho biển, trời của Tổ quốc", Đại đức nhẹ nhàng mở đầu câu chuyện khi được hỏi, từ đâu mà có đại nguyện được ra tu hành trụ trì giữa nơi biển khơi vô cùng khó khăn, gian khổ ấy.

"Tri ân công đức to lớn của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào cũng như thương tưởng anh linh, hương hồn của họ, cá nhân tôi cùng các thầy cùng nhau phát nguyện ra quần đảo Trường Sa tu hành Phật pháp, hướng tâm lên Tam Bảo để cầu nguyện cho đồng chí, đồng bào mình đã bỏ mình trên biển Đông được nhẹ nhàng, siêu thoát. Đó cũng là tiếng nói, hành động tri ân những người đã hi sinh đời mình cho đất nước, cho dân tộc".

Đại nguyện tâm thành của một nhà tu hành cuối cùng đã kết thành đại nhân duyên.

Tháng 5/2012, một chuyến tàu hải quân đưa Đại đức Thích Giác Nghĩa cùng 5 nhà sư khác cưỡi sóng, vượt biển ra với quần đảo thân yêu của Tổ quốc.

Tụ linh khí nước non

Giản dị trong chiếc áo cà sa, bàn tay thong thả lần tràng hạt nhỏ, Đại đức Giác Nghĩa kể cho nghe những ngày tu hành ở Trường Sa chỉ với một giọng nhẹ nhàng rất đặc trưng của người xứ Huế. Nhưng để ý thật kỹ sẽ thấy ánh mắt đại đức bừng sáng ấm áp mỗi khi nhắc đến tình cảm của quân và dân nơi hải đảo tiền tiêu mà giờ đây ông cũng đã là một thành viên.

Một ngày của nhà tu hành tưởng nhẹ nhàng nhưng hóa ra không phải. Từ 5h - 7h sáng, đại đức cùng vị phó trụ trì của mình đã vào thời khóa lễ Phật, rồi lạy bộ kinh Pháp Hoa, mỗi chữ một lạy và lạy đủ 300 lạy. Thời khóa thứ hai, từ 9h-11h, lạy 300 lạy cho bộ kinh Pháp Hoa. Thời khóa thứ ba, từ 15h - 17h chiều, lạy 300 lạy nữa cho bộ kinh Pháp Hoa.

 

Đại đức Thích Giác Nghĩa cùng các chư tăng làm lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ tại Trường Sa

 

Thời gian còn lại, các nhà sư hướng dẫn bộ đội, nhân dân trên đảo tập thiền, giảng dạy cho họ nghe Phật pháp hay đi đến tận các chốt thăm hỏi bộ đội, chia sẻ tâm tư, tình cảm, giúp cán bộ, chiến sĩ vơi nỗi nhớ nhà...

Phát nguyện lạy bộ kinh Pháp Hoa - một bộ kinh đồ sộ, nổi tiếng của Phật giáo với khoảng 80.000 chữ - mỗi chữ một lạy, cuối cùng đã được chư tăng chùa Trường Sa Lớn trong đó có Đại đức Thích Giác Nghĩa hoàn tất chỉ trong vòng hơn 6 tháng có mặt trên đảo.

Kiên nhẫn hành trì, cung kính trong từng động tác lạy, cung kính từng ngày từng ngày như vậy của chư tăng và thầy Giác Nghĩa đã làm đổi màu cả đá xanh lát trước ban thờ Phật.

"Tôi đã dành sự tâm thành với năng lượng rất lớn để lạy hoàn tất bộ kinh Pháp Hoa. Nhờ đó mà tâm linh của mình cũng nhanh chóng lớn mạnh, góp phần hội tụ linh khí, tâm linh cho quốc gia trấn giữ ở nơi bờ cõi quan trọng này, đồng thời cũng tạo linh khí rất lớn cho chùa Trường Sa Lớn".

Thầy Giác Nghĩa nhoẻn cười, gương mặt sạm nắng gió lại bừng sáng như chưa hề qua những ngày nắng gắt, những trận gió cuồng, những cơn bão biển mặn chát muối.

Với những ai có chút hiểu biết về đạo Phật, hẳn cũng ít nhiều hình dung được công đức tu hành bằng cách niệm một chữ trong bộ kinh Pháp Hoa lại cúi lạy một lần như các nhà sư chùa Trường Sa Lớn đã hành trì. Bởi trong một lần niệm, một lần cúi lạy ấy chứa đựng toàn bộ tâm thành của người trì tụng, mà có tâm thành tất có cảm ứng.

Vậy thì Đại đức Thích Giác Nghĩa đã gặp chưa những sự linh ứng nơi biển trời mênh mông kia?

"Một lần chúng tôi ra đảo Song Tử Tây làm lễ cầu siêu. Nơi đây đã hơn 7 tháng trời không có một hạt nước mưa, ấy thế mà ngay khi đặt chân lên đảo, dường như có sự cảm ứng kỳ lạ mà trời nổi giông gió rồi mưa một trận lớn, người dân trên đảo hứng được 2,7 khối nước..." và còn bao sự linh diệu khác nữa chưa tiện kể ra.

Ngộ từ tâm thành, nguyện thiết

Từ khi có các nhà sư ra tu hành, đời sống tinh thần, tâm linh của quân và dân quần đảo Trường Sa bừng lên một sinh khí mới.

Mỗi sớm, mỗi chiều, tiếng chuông chùa thong thả ngân vang trên sóng nước dường như làm mỗi con sóng bớt hung hãn hơn, để biển Đông dường như êm ả hơn.

Người dân, người lính trên đảo giờ đây coi ngôi chùa như chốn đi về gần gũi, thân thương. Mỗi khi có tâm sự, có chuyện vướng mắc, họ lại tìm đến thầy Giác Nghĩa mà thổ lộ, chia sẻ để rồi nhận được từ thầy những lời khuyên đậm nhân văn của Đức Như Lai, để thêm trưởng dưỡng đạo tâm, thêm nội lực và niềm tin vượt qua khó khăn, vất vả.

Thế đại đức có những cảm ngộ như thế nào về Phật pháp, về Tổ quốc và về chính mình khi tu hành trong một môi trường đặc biệt như Trường Sa?

"Ấy, chính sự khắc nghiệt của Trường Sa lại thực sự là môi trường trong lành, thanh tịnh rất quý báu cho người tu hành chúng tôi. Nhờ thế mà chúng tôi được toàn tâm toàn ý hướng đến chân lý giải thoát của Đức Phật. Tu hành nơi đất liền tuy ít khó khăn nhưng tâm lại dễ xao động, chịu nhiều ảnh hưởng từ ngoại cảnh. Với người thường, ở Trường Sa nghĩa là xa xôi, cách trở, thiếu thốn đủ thứ chứ với người tu hành lại là điều kiện ngắn nhất, gần nhất để thấu triệt Phật pháp, đáng quý lắm chứ".

Tâm chí thành, nguyện chí thiết vốn là những tiêu chí đầu tiên mà mỗi người con Phật như Đại đức Thích Giác Nghĩa phải giữ cho được.

Ông bảo: "Tôi cảm nhận ngày càng rõ trách nhiệm của mình với quốc gia, dân tộc, quyết ý đồng hành cùng nhân dân bảo vệ chủ quyền dân tộc, giữ bình yên quốc gia. Sự có mặt của chư tăng, trong đó có tôi nơi Trường Sa là một sự khẳng định chủ quyền rất chắc thật rằng đó là mảnh đất thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, được nhiều đời cha ông hy sinh, tốn xương máu giữ gìn".

Lại nhẹ nhàng chắp tay trước ngực cùng lời niệm Phật hiệu thong thả và đĩnh đạc "Nam mô A di Đà Phật", nhà sư trụ trì chùa Trường Sa Lớn thân thiết nói lời chia tay mà như một sự trải lòng: "Mọi người ở Hà Nội hay ở nơi đâu trên đất liền mà cùng hướng tâm về Trường Sa thì cũng như là cùng chúng tôi niệm Phật ở Trường Sa vậy. Xin hẹn ngày khác có duyên chúng ta tái ngộ".

Nghe như văng vẳng tiếng chuông chùa từ Trường Sa vọng về! Nghe như hồn non nước đang dấy lên trong tim! Tâm thành, nguyện thiết, chư Phật như cảm ứng mà ẩn hiện đâu đây! Trường Sa vụt gần, thân thuộc! Thật sự không có khoảng cách giữa trái tim những người yêu nước, yêu dân tộc mình. Nam mô A di Đà Phật!

Theo Chí Công (Tiền Phong số Tết)


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 15
Total: 66132151

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July