D- NHÓM VĂN HÓA NGÔN NGỮ MÔNG- DAO
1- DÂN TỘC MÔNG ( H'mong ,Mèo)) : đã có ở phần trên
2-DÂN TỘC DAO :
Có 620.000 người, sống xen kẽ với các dân tộc ở miền núi phía bắc.
Cô gái Dao đỏ
Các nhóm : Dao quần trắng,Dao quần chẹt, Dao Tiền, Dao Thanh Y,Dao Đỏ, Mán, Trại, Đông, Dìu miền,Kim miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn,Mán Sơn Đầu. Các nhóm đều thờ ông tổ Bàn Hồ ( Bàn Vương), có chữ Nôm, có nhiều tập tục cúng bái phong phú tốn kém.
Phong tục :Việc chọn ngày tháng để làm nhà quy định :họ Bàn làm vào tháng 1,2,7,9.
Họ Lý :tháng 1,2,4,12. Họ Đặng : tháng 1,2,4,12, tuổi gia chủ được làm nhà từ 30-45, kiêng làm vào các năm "hạn", cần thì phải lấy tuổi cha mẹ thay con để làm. Việc chọn hướng nhà cũng theo dòng họ : nhà hướng đông là các họ Bàn, Triệu, Chu, Lưu; hướng nam là các họ Lý, Đặng , Lê ,Đàm; hướng bắc dành cho họ Trương. Hướng bàn thờ tổ tiên theo dọc ngôi nhà.
Ngoài các họ trên còn có họ Bạch,Bao, Đối, Đường, Lan, Mãn, Phùng, Phương, Trần... Có các tên như Triệu Khánh Phương,Lý Lòi Sáng, Lya Mẩy Muội,
Bàn Văn Mình, Triệu Thị Nhậy (nhì = 2). Họ Bàn (âm Hán Việt) tương đương với Phàn (âm Dao).
3- DÂN TỘC PÀ THẺN :
Tự gọi là Pạ Hưng, có 5.569 người, cư trú ở Hà Giang, Tuyên Quang. còn gọi là Mèo Lai, Mèo Hoa,Mèo Đỏ...bên Trung Quốc gọi là Hoa Lan Dao (Hung Dao, Thầu Dào) là 1 trong 4 ngành Dao. Thư tịch xưa gọi là "Bát tiên tộc". Một số tác giả Pháp gọi là " Mán Paseng" mới sang Việt Nam khoảng 300 năm cùng các nhón Dao chủ yếu làm nương rẫy ở trên núi cao, có tục "nhảy Lửa" vào dịp tết nguyên đán.
Có 8 họ : Phù, Sìn, Làn, Hùng, Tẩn, Tải, Lìu, Ván. ngoài ra có họ Bàn, Triệu, Chẩu, Giàng; có 2 cách gọi : họ Phù (âm Hán), tiếng Pà Thẻn là Ca Bô, Sìn = Ca Sơ .Lìu= Ca Đe, Làn =CaLaMe.
Họ Phù ở Bắc Quang có 3 chi là Phù to (Ca bô cộ),Phù Đê (Cabô ca đe). họ Phù gio bếp (Caboo ca xi). Họ Sìn có 3 chi : Ca sơ qua, Ca sơ pi, Ca sơ công hay Pế ca công.
Cách đặt tên theo quy tắc : họ theo cha với trình tự nhất định. Con trai đệm "Láo", con gái đệm "Thì" - ví dụ:
Nam : Sìn Láo Tả,Sìn Láo Lở, ...Si, Ủ,Pù, Chớ
Nữ : Sìn Thì Tả, Sìn Thì Lở......................
Anh chi em họ ai hơn tuổi thì là bậc trên.
Đ- NHÓM VĂN HÓA NGÔN NGỮ KA ĐAI
1- DÂN TỘC PU PÉO :
Có 705 người ở Hà Giang, còn gọi là : Ka Beo, Penti lô lô. Tiếng nói gần với Cờ Lao,La Chí , La Ha, sống bằng nương rẫy. Là tộc người còn sử dụng "Trống đồng" (có trống đực, cái). Dòng họ : Chồ,Củng, Chúng, Giàng, Lèng, Lù, Phủ,Thào, ráng, Vàng...
2-DÂN TỘC LA CHÍ :
có 10.765 người ở Hà Giang, Lào Cai. có tên là Cù Tê, La Quả. giỏi làm ruộng bậc thang, trồng lúa nước. Có các họ : Ly, Lùng, Tận, Vương...
3- DÂN TỘC LA HA :
Có 5686 người ở Sơn La, Lào Cai, làm nương rẫy, có trồng Bông , nhưng không dệt vải ,nên đổi cho người Thái lấy quần áo, ăn mặc như người Thái. tục ở Rể 4 năm, vợ theo họ chồng.Tín ngưỡng : cho rằng mỗi người có 8 hồn, có bàn thờ ma,nhưng chỉ thờ một ông bố. Vào mùa hoa Ban nở ( Pan pún) nhà nhà đều làm lễ tạ ơn cha mẹ.
Họ và tên : như người Thái, ví dụ Lò Thị Nu (chuột).
4- DÂN TỘC CỜ LAO :
Có 1865 người , còn gọi là Ke Lao sống ở Hà Giang. Canh tác :trồng Ngô trong hốc đá,làm nương ruộng... Phụ nữ mặc áo 5 thân cài nách. Con theo họ cha.
Mộ phần được xếp các vòng đá rồi lấp kín. thờ cúng tổ tiên. Dòng họ : Cáo , Chảo, Chéng, Hồ, Lý, Min, Sáng, Sênh, Sú, Vân...
(còn tiếp)
Nguyễn Khôi
|