Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 26/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Huyền bí đất Lai Châu Huyền bí đất Lai Châu , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Sau tám năm chia tách địa giới hành chính,  Lai Châu đã và đang chuyển mình mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Với đặc trưng địa hình rừng núi trùng điệp, cảnh quan tự nhiên hoang sơ và sự đa dạng trong màu sắc văn hóa của 20 dân tộc nơi đây, du lịch sinh thái mạo hiểm và du lịch cộng đồng được xác định là loại hình chủ đạo.


Khua luống trong Tết cốm mới của người Thái Trắng ở Phong Thổ,Lai Châu.   

 


Nơi thức dậy "núi đã đầy trong mắt"

 "Nơi ngủ dậy núi đã đầy trong mắt/Trong chiêm bao còn vọng tiếng nai chiều"... Có nhà thơ từng phác họa vẻ đẹp hùng vĩ, huyền ảo của Lai Châu như vậy. Miền đất ấy điệp trùng những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc-Ðông Nam đã tạo nên nhiều đèo dốc, nhiều thung lũng hẹp và sâu, cùng vô vàn sông suối, thác nước chảy qua những cánh rừng nguyên sinh. Tiêu biểu là những danh thắng như động Tiên Sơn, thác Tắc Tình, suối khoáng nóng Vàng Pó, cao nguyên Sìn Hồ, khu rừng nguyên sinh Pu Sam Cáp, với các hang động liên hoàn Thiên Môn, Thủy Tinh, Thiên Ðường... Những đỉnh núi cao hơn 1.700 m ở khu vực Phan Xi Păng, Tà Tổng, với khí hậu trong lành, mát mẻ, quanh năm mây phủ rất thích hợp với loại hình du lịch thám hiểm, mang đến cho du khách những chuyến đi đầy hứng khởi, hồi hộp và thật sự hòa mình vào thiên nhiên. Ngoài ra, cảnh quan tự nhiên dọc thượng nguồn sông Ðà cũng để lại một dấu ấn khó quên cho những ai một lần được chứng kiến.

 Mặt khác, Lai Châu là mảnh đất lưu giữ nhiều di chỉ, di tích lịch sử, văn hóa. Nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện ở Nậm Tun, Mường So (Phong Thổ) là minh chứng cho nền văn minh của người Việt cổ nơi đây, có ý nghĩa khoa học và hấp dẫn khách tham quan đến tìm hiểu. Trải qua hàng trăm năm, tấm bia đá chữ Nôm do Lê Lợi khắc ghi dấu tích của nghĩa quân Lam Sơn hồi thế kỷ 15 vẫn đứng sừng sững nơi đầu nguồn sông Ðà, tựa như một dấu son chói lọi khẳng định chủ quyền đất nước. Hay dinh thự  Ðèo Văn Long, một công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa vùng Tây Bắc.

 Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi những cảnh đẹp kỳ thú, Lai Châu còn có nền văn hóa đặc trưng và đa dạng từ 20 dân tộc sinh sống trên địa bàn: Thái, Mông, Kinh, Dao, Khơ Mú, Tày, Mường, La Hủ..., đặc biệt có những dân tộc chỉ có ở Lai Châu như người Mảng, người Si La. Những phiên chợ vùng cao, những lễ hội truyền thống, ẩm thực dân gian, sản phẩm thủ công... vừa là nếp sinh hoạt văn hóa đặc sắc, vừa là những di sản quý giá của cả cộng đồng.

 Tuy có nhiều thuận lợi nhưng trên thực tế nhiều năm qua, Lai Châu vẫn chưa tạo được dấu ấn trên bản đồ du lịch trong nước. Có thể chỉ ra những nguyên nhân như: cơ sở hạ tầng còn kém, đường giao thông đi lại khó khăn, đội ngũ làm du lịch vừa thiếu vừa yếu... Thêm vào đó, việc xây dựng thông tin tư liệu quảng bá cho Lai Châu cũng chưa tốt, chưa thiết thực đến với những người có nhu cầu. Chị Kim Hoa (Hà Nội) chia sẻ: "Thích du lịch đến những vùng đất mới lạ nên tôi định rủ bạn bè đến Lai Châu dịp nghỉ lễ. Nhưng khi tìm thông tin trên mạng, trên báo chí thì rất cũ và ít ỏi, chỉ còn cách thông qua các hãng lữ hành".

 Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu Trần Văn Chí nhận định: "Ðịa hình hiểm trở là khó khăn lớn song đó cũng là một tiềm năng. Lai Châu vẫn giữ được cảnh quan tự nhiên cũng như văn hóa bản làng nguyên sơ, nguyên bản, chưa bị lai tạp hay thương mại hóa. Do đó, mô hình du lịch sinh thái, mạo hiểm và du lịch cộng đồng là những hướng đi để xây dựng thương hiệu du lịch Lai Châu thân thiện và độc đáo".

 Ðánh thức tiềm năng

 Những ngày cuối năm 2012, tuyến đường giao thông liên tỉnh và nội tỉnh vẫn đang được hoàn thiện, nâng cấp. Thị xã Lai Châu như khoác lên mình chiếc áo mới, với những con đường rộng rãi, những tòa nhà khang trang, khu dân cư sạch đẹp. Quảng trường Nhân Dân lộng gió giữa mây núi xanh ngắt bao la. Cạnh đó, khu nhà hợp khối các cơ quan hành chính của tỉnh như là một điểm nhấn đẹp giữa lòng thị xã. Ngoài ra, các công trình công cộng như trung tâm thương mại, công viên tuổi trẻ, nhà hàng khách sạn, rạp chiếu phim... cũng được đầu tư xây dựng.

 Là thành viên của Chương trình liên kết du lịch tám tỉnh Tây Bắc mở rộng, Lai Châu phối hợp các tỉnh bạn xây dựng hành trình Lai Châu-Sa Pa (Lào Cai), Mù Cang Chải (Yên Bái)-Lai Châu..., với các tua tham quan ruộng bậc thang, khám phá hang động, du lịch kết hợp nghỉ dưỡng. Khu vực lòng hồ thủy điện Lai Châu gắn với tuyến đường thủy xuôi sông Ðà cũng đang hứa hẹn tiềm năng trở thành một tua du lịch hấp dẫn với cảnh quan sinh thái đẹp, các loài thủy sản lòng hồ phong phú.

 Bản Vàng Pheo (Phong Thổ) là một bản văn hóa làm tốt du lịch cộng đồng. Anh Phong, một hướng dẫn viên du lịch địa phương vừa dẫn đoàn khách từ dưới xuôi lên đang say sưa tham quan và chụp ảnh, vui vẻ cho biết: "Phần đông khách du lịch đều rất thích thú với việc cùng ăn, ngủ với dân bản, tối đến lại có lửa trại, múa xòe, nhảy sạp, nghe ca hát và nghe những câu chuyện cổ giữa không gian mênh mông và hoang vắng của núi rừng. Mỗi năm, bản này đón hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước, ngoài đi tua ra còn có cả các nhóm thanh niên đi phượt nữa". Anh còn cho biết thêm, trong thời gian qua, Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) đã giúp tư vấn và hỗ trợ mở nhiều khóa tập huấn cho cán bộ cũng như người dân Lai Châu để nâng cao trình độ làm du lịch, xem đây là một cách giúp người dân ở đây thoát nghèo.  

 Trên cơ sở phát huy tiềm năng, khắc phục hạn chế, du lịch Lai Châu hướng tới sự đa dạng hóa nhưng đặc biệt nhấn mạnh hình thức du lịch sinh thái mạo hiểm, du lịch gắn liền với sinh hoạt cộng đồng, bản làng, tìm hiểu nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó là việc tăng cường tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thành lập nguồn thông tin du lịch cụ thể và sinh động. Trao đổi về vấn đề này,  Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Nguyễn Khắc Chử cho biết: "Thị xã Lai Châu đang trong lộ trình trở thành đô thị loại 3 vào quý I năm 2013 và tiến tới trở thành thành phố vào năm 2014 - năm kỷ niệm 10 năm thành lập tỉnh. Việc xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủ công truyền thống của bà con dân tộc cũng đang được đẩy mạnh để có thể khôi phục và giữ gìn, tạo nét riêng cho Lai Châu, chẳng hạn như nghề mây tre đan ở Sìn Hồ, chế biến chè ở Tam Ðường, dệt thổ cẩm ở Than Uyên, nghề làm miến dong, nghề nấu rượu...". Dự kiến đến năm 2015, Lai Châu sẽ đón 140 nghìn lượt khách nội địa và 15 nghìn lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch đạt 200 tỷ đồng.

 Mùa xuân, mùa các lễ hội truyền thống đang đến gần. Ðó là lễ Hạn Khuống (tháng 11 âm lịch) mở đầu, lễ hội Gầu Tào của người Mông và lễ Căm Mường của người Lào (tháng 1 âm lịch), lễ hội Hoa Ban của người Thái (tháng 2 âm lịch),v.v. Ðây cũng là thời điểm hoa ban, hoa đào, hoa mơ, hoa mận đua nở sáng bừng trên những cung đường Tây Bắc. Du lịch Lai Châu đang dần khởi sắc và là điểm đến thú vị, mang đến cho du khách gần xa những ngày hội rực rỡ, ngất ngây trong vòng xòe, trong lời ca, điệu hát mộc mạc dân dã mà thắm đượm tình người.

MỸ HẠNH (Nhân dân điện tử)


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66105057

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July