Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 25/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Bè mảng Sầm Sơn vượt Thái Bình Dương Bè mảng Sầm Sơn vượt Thái Bình Dương , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Cách đây gần 20 năm, chiếc bè mảng làm bằng tre luồng tự tay ngư dân Sầm Sơn đóng, đã băng ngang biển Thái Bình Dương. Nhân Ngày di sản Việt Nam, Hội Di sản cùng các cơ quan văn hóa của tỉnh Thanh Hóa đã có cuộc tọa đàm về chuyến đi lý thú này.

Sầm Sơn là một trong vài địa phương ở ta có truyền thống đóng bè đi biển. Cách đây ít lâu, truyền thống làm bè mảng Sầm Sơn còn giúp cho ngư dân nơi đây phát triển nghề đánh cá, đi ngang dọc khắp vùng biển Đông. Kỹ thuật đóng bè thuộc loại khá cổ xưa, chọn những cây bương tốt và dùng những sợi dây mây cột lại. Truyền thống đi biển bằng bè mảng chắc đã có nhiều ngàn năm. Vì đến giai đoạn văn hóa Đông Sơn hơn 2.000 năm, người Việt cổ đã biết đến đóng thuyền với kỹ thuật cao hơn làm bè. Mà hình thuyền còn khắc lại trên tang trống đồng.
 
Chiếc bè Sầm Sơn đang trên đường đi ngang Thái Bình Dương
Chiếc bè Sầm Sơn đang trên đường đi ngang Thái Bình Dương

 

Đầu năm 1993, được phép của Bộ Văn hóa khi đó, một nhóm các nhà thám hiểm đứng đầu là Tim Severin- quốc tịch Ireland- đã cho đóng bè mảng ngay tại Sầm Sơn. Ông Tim cũng là thuyền trưởng của chiếc bè không số này. Trong đoàn có duy nhất một người Việt Nam- cư dân Sầm Sơn là ông Lương Viết Lợi khi đó mới 34 tuổi và khá thạo kỹ thuật dân gian đóng và điều khiển mảng.

 

Chuyến thám hiểm có mục đích bắt chước người thời cổ băng qua đại dương, vì có thể một trong những giả thuyết là người Châu Mỹ có nguồn gốc từ Châu Á và họ từng di cư bằng đường biển ngang qua Thái Bình Dương để đến vùng đất mới sinh sống. Một lý do nữa là đoàn muốn tìm hiểu khả năng con người trong điều kiện tối thiểu của thời hồng hoang có thể tồn tại nhiều ngày trên biển được không. Cái mà ngày nay, nhiều thanh niên ở ta gọi là đi “phượt”, đây là chuyến đi phượt nhiều thử thách nhất trên biển. Trước chuyến đi biển dài ngày này, ông Tim cũng từng có những cuộc thám hiểm bằng thuyền băng qua Đại Tây Dương, cưỡi ngựa trên thảo nguyên Mông Cổ lần theo con đường chinh chiến của Thành Cát Tư Hãn.

 

Chiếc mảng được hạ thủy vào ngày 16 tháng 3 năm 1993. Tham gia đóng mảng có gần 100 ngư dân phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn. Mảng được ghép từ 550 cây tre luồng thành ba lớp và được buộc hàng ngàn mối lạt mây. Không một chiếc đinh sắt hay dây nilông với những kỹ thuật hiện đại. Phải mất 6 tháng công việc đóng mảng mới hoàn thành. Sau đó, mảng lại được thử nghiệm quăng quật, uốn dọc, lật ngang để đối phó với bão dông.

 

Khi hạ thủy, thuyền trưởng Tim, đoàn thám hiểm cùng bà con Sầm Sơn cũng không quên làm lễ cầu cúng ở đền Độc Cước. Lễ hạ thủy được thực hiện ngay dưới chân núi của đền. Cũng cần phải nói thêm là 3 cánh buồm nâu của bè mảng được ngư dân vùng Phong Cốc, Hà Nam, Yên Hưng, Quảng Ninh có nhiều kinh nghiệm chế tạo ra.

 

Ngoài thuyền trưởng Tim và ông Lương Viết Lợi, còn có 3 thành viên khác: 1 bác sĩ, 2 vận động viên du thuyền.

 

Cuộc hành trình của chiếc bè mảng từ Sầm Sơn, qua Hồng Kông, Đài Loan, dọc bờ biển Nhật Bản. Từ vùng Hokkaido phía bắc Nhật Bản, bè mảng Sầm Sơn băng ngang Thái Bình Dương, trực chỉ vùng biển San Francisco miền Tây nước Mỹ. Chuyến hải hành 6 tháng trời với gần 9.000km, đoàn thám hiểm đã trải qua bao khó khăn: lúc bị dòng hải lưu Kuroshio cuốn trôi, hai lần gặp cướp biển. Chắc là thấy một chiếc bè mảng thô sơ, trên đó lại có vài người gần giống người nguyên thủy, mà tài sản lại không có gì nên cướp biển cũng “tha” cho.

 

Cái đáng ngại nhất lại là dông bão. Có những lúc gặp cơn dông rất lớn. Có lúc gặp tàu lớn có nguy cơ va chạm. Chỉ đến khi còn cách bờ biển bang California khoảng 1.000 hải lý, nghe tin sắp có bão lớn và 5-6 cây luồng đã bị tuột khỏi các nút buộc thì cả đoàn mới ngậm ngùi chia tay bè mảng và lên một chiếc tàu biển đi ngang để trở về Tokyo.

 

Cuộc thám hiểm đã được Tim kể lại trong cuốn sách “Hành trình băng ngang Thái Bình Dương bằng tre luồng” có những đoạn thú vị kể lại chuyện săn cá mập, cá voi, dùng cung và lao bắt cá, phơi cá khô ăn dần, các kinh nghiệm tồn tại trong điều kiện sinh hoạt tối thiểu. Đoàn thám hiểm cũng ngạc nhiên vì sự bền bỉ dẻo dai của bè mảng Sầm Sơn cũng như loại tre luồng Việt Nam. Sóng to, dông lớn cũng vẫn chịu được đến 6 tháng trời, đó là nhờ cách chế tác luồng, sơn ta, chống hà bám vào bè.

 

Cũng phải kể đến vai trò của người Việt Nam duy nhất- ông Lợi, không biết tiếng Anh, nhưng sinh ra trong gia đình ngư dân Sầm Sơn nhiều đời kiếm sống quanh chiếc bè mảng. Ông có vai trò không thể thiếu được khi điều khiển mảng, buồm, sửa chữa những hư hỏng… Cũng không phải là không có những sự cố đáng tiếc xảy ra, như trường hợp thuyền trưởng Tim bị ngã gãy 2 xương sườn. Tuy nhiên, chuyến đi đã mang một ý nghĩa lớn.

 

Cuộc tọa đàm tại Hà Nội có sự tham gia của nhiều giáo sư đầu ngành di sản và các nhà khoa học, quản lý văn hóa của Bảo tàng Thanh Hóa, của các nhân chứng tham gia vào sự kiện và chính quyền thị xã Sầm Sơn đã cho thấy một tầm quan trọng của bè mảng truyền thống, của vật liệu cây luồng và những điều rút ra từ chuyến đi biển có một không hai này.

 

Chắc chắn, người Việt xưa đã đi biển giỏi, bằng những phương tiện thậm chí thô sơ từ thời tiền sử. Có lẽ, đây cũng là một dẫn chứng nữa về khả năng đánh bắt cá từ những vùng biển xa của họ. Chuyến đi biển này cũng bổ sung tư liệu phong phú cho các tài liệu khảo cổ học: Người Việt xưa đã từng mang trống đồng đi muôn nơi theo đường dọc bờ biển, đến tận cửa sông Trường Giang (Trung Quốc) hay vùng quần đảo Indonesia. Họ đi bằng thuyền hay cũng nhiều khi chỉ bằng bè mảng như bè mảng Sầm Sơn? Người cổ đại nước ta cũng đã có những chuyến băng ngang biển đầy bão tố để đến tận vùng biển Trường Sa hay vùng đảo Palawan của Phillippines để giao lưu văn hóa, mà hiện vật của văn hóa Sa Huỳnh còn tồn tại ở đó nữa.

 

Có thể, với lợi thế của vùng biển Sầm Sơn và nghề làm bè mảng truyền thống, xứ Thanh sẽ hấp dẫn hơn du khách nếu khôi phục lại nghề này phục vụ tham quan hoặc mở những tua du lịch “phượt” dọc biển bằng bè mảng, hay thậm chí ra cả Trường Sa.

 

Rất tiếc, chiếc bè mảng Sầm Sơn khi xưa không có điều kiện kéo về trưng bày bảo tàng như một hiện vật quý, không những của nước ta mà còn là bằng chứng về sự thích nghi và chinh phục biển của cả nhân loại.

 

Theo PGS.TS Trịnh Sinh

Lao Động


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66091162

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July