Trên 300 tranh ảnh, hiện vật được dày công sưu tầm trong thời gian qua đã minh chứng, khẳng định các giá trị lịch sử, pháp lý, ý chí sắt đá, quyết tâm của dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền Biên giới, Biển đảo tổ quốc ta.
Có nhiều hiện vật đáng chú ý như 21 phiến đá chủ quyền Trường Sa, tượng đồng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến sĩ biên phòng, Sa bàn mô phỏng biên giới tỉnh TT-Huế - Lào.
Các lãnh đạo trước 21 phiến đá chủ quyền Trường Sa
Bên cạnh đó 5 gian trưng bày với 5 chủ đề làm toát lên toàn bộ ý nghĩa của biển đảo, quá trình xây dựng, chiến đấu, chiến thắng của lực lượng Biên Phòng và lực lượng Hải quân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, gồm: Chủ quyền Biển đảo Việt Nam – Vì chủ quyền an ninh Biên giới Quốc gia – Thừa Thiên Huế với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo quê hương – Biên giới – Biển đảo và người chiến sĩ – Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam.
Ở chủ đề cuối cùng, nhiều tư liệu thư tịch cũ được trưng bày như bản đồ cổ 100 năm tuổi của nhà Thanh – Trung Quốc vẽ cực nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam (không có quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam); Tư liệu sắc chỉ triều Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 15 – 1834) liên quan đến đội tộc Hoàng Sa, tộc họ Đặng ở xã An Hải (Lý Sơn – Quảng Ngãi) đang lưu giữ hơn 170 năm qua; Hình ảnh cửu đỉnh của triều Nguyễn có khắc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, trong đó trưng bày cận cảnh bản khắc Hoàng Sa – Trường Sa…
Trong cùng ngày, cũng đã diễn ra lễ ra mắt đội thông tin tuyên truyền lưu động tỉnh TT-Huế. Cuộc triển lãm sẽ diễn ra cho đến hết ngày 30/11 tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh TT-Huế, số 41 đường Hùng Vương, TP Huế.
Các bạn trẻ thích thú trước những hình ảnh về lính đảo Trường Sa
Bản đồ cổ 100 năm tuổi của nhà Thanh – Trung Quốc vẽ cực nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam (không có quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam)
Danh sách các đơn vị hành chính Nam Việt - Dòng thứ 3 có ghi Hoàng Sa của Việt Nam
Tư liệu Quan Bố chính sứ tỉnh Quảng Ngãi là Đặng Đức Thiệm tấu trình xin trừ các hạng thuế trên thuyền đi phục vụ các công vụ ở Hoàng Sa, Châu bản triều Nguyễn ngày 19 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 19 (trái) và Bộ Công tấu trình việc đi khảo sát đo đạc ở Hoàng Sa, ngày 2 tháng 4 nhuận năm Minh Mạng thứ 19 - 1838
Sắc chỉ triều Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 15 – 1834) liên quan đến đội tộc Hoàng Sa, tộc họ Đặng ở xã An Hải (Lý Sơn – Quảng Ngãi) đang lưu giữ hơn 170 năm qua
Đảo Nam Yết được Bộ đội Hải quân giải phóng ngày 27/4/1975
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Nguyễn Lương Bằng chụp ảnh lưu niệm với các chiến sĩ trên đảo Hòn Rồng trong lần Người về thăm đảo 31/3/1959
Tượng đồng Hồ Chủ tịch với chiến sĩ biên phòng Việt Nam
Những hình ảnh thường ngày tại đảo Trường Sa
Lễ thượng cờ ở đảo Trường Sa lớn
Các đại biểu 54 dân tộc Việt Nam thăm huyện đảo Trường Sa
Một góc đảo Trường Sa
Khu dân cư trên đảo Trường Sa
Đảo Trường Sa nhìn từ máy bay
Quần đảo Việt Nam
Hình ảnh hải quân Việt Nam canh giữ biển đảo
Nơi đầu sóng ngọn gió
Hải quân Việt Nam rèn luyện thể lực
Khao lễ Thề Lính Hoàng Sa
Thả thuyền và hình nhân thế mạng - một nghi thức trước khi lính Hoàng Sa thời vua Nguyễn vượt biển ra canh giữ đảo
Mỏ Bạch Hổ trên biển Đông của Việt Nam
Đại Dương