Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Lễ hội đua thuyền độc nhất Thủ đô Lễ hội đua thuyền độc nhất Thủ đô , Người xứ Nghệ Kiev
 

 (HNHN) Ít người biết ở Hà Nội có một lễ hội đua thuyền có lịch sử từ ngàn năm nay tại Yên Duyên, Yêu Sở, quận Hoàng Mai.

 

 

                                   

 

Lễ hội đua thuyền có lịch sử từ ngàn năm nay tại Yên Duyên, Yêu Sở, quận Hoàng Mai. Ảnh: Ngọc Hà

Sau khi tổ chức trở lại được hơn chục năm nay, lễ hội ngày càng hấp dẫn, thu hút đông đảo nhân dân và mới được nâng thành lễ hội cấp thành phố. Trong ba ngày 13, 14 và 15 tháng 8 Âm lịch, lễ hội đã diễn ra tưng bừng tại hồ Tích Thủy, phường Yên Sở với hàng ngàn người dân hò reo, cổ vũ tạo nên bầu không khí vô cùng náo nhiệt.

Nguồn gốc huyền hoặc

Lịch sử của lễ hội được ghi nhận từ cả ngàn năm trước. Yên Duyên – Yên Sở xưa (thuộc phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội ngày nay) có tên là làng Mui Chùa, nằm ở vị trí hiểm yếu bên sông Hồng phía nam kinh thành Thăng Long. Từ ngàn năm trước, người dân nơi đây nghèo khổ, đời sống chủ yếu dựa vào nghề nông. Do hằng năm người dân nơi đây thường xuyên phải chịu cảnh úng ngập, nên trẻ già đều thạo nghề sông nước, chèo thuyền.

Tương truyền, vua Lý Nhân Tông húy là Càn Đức (1072-1128) là người vốn đức độ, thương dân. Năm Nhâm Tý, nhà vua vi hành tìm hiểu cuộc sống của dân, khi đi đến đoạn đê làng Mui Chùa, điểm đê xung yếu. Chứng kiến cảnh làng quê, ruộng vườn của dân chìm trong biển nước, vua rất buồn rầu. Trong lúc đang suy nghĩ mông lung, bất chợt, vua thấy từ trong biển nước mênh mông, xuất hiện một chiếc thuyền nhỏ từ phía Nam tiến lên. Trên thuyền là một cô gái với trang phục yếm đỏ, khăn nâu, đang khoan thai đẩy nhịp mái chèo trên sóng nước. Nhà vua truyền tùy tùng mời cô gái vào bờ để gặp mặt. Lạ thay, cô gái không trả lời chỉ ngoái nhìn, mỉm cười. Vua nghĩ rằng, có lẽ đó là bậc nữ nhi tài kiệt được trời phái xuống giúp nước, lo cho dân, vua lệnh tiếp cho các vị quan mời cô gái vào tiếp kiến. Nhưng cô gái không vào bờ mà chèo thuyền đi tiếp. Bóng người đi để vọng lại câu hát:

“Trăm lần thiếp phụ quân vương

Thuỷ cung cách trở  âm dương du mà”

Con thuyền cùng cô gái đi khuất chìm xuống lòng sông sâu. Sau khi chứng kiến cảnh tượng lạ lùng đó, nhà vua đã truyền mời các cụ bô lão trong làng Mui Chùa lên quãng đê này và thuật lại cho mọi người về sự việc xảy ra… Vua cho rằng đó là công chúa con vua Thuỷ Tề, rồi ban sắc phong cho cô gái là “Thần tiên mỹ nữ, tự Đại Vương”. Vua gợi ý người dân lập nghè (tương tự miếu, đền) thờ đặt gần nơi nàng vừa hoá thân. Sự kiện này xảy ra đúng ngày rằm tháng Tám. Nhà Vua còn đặt lại tên làng Mui Chùa là làng An Duyên để kỷ niệm mối nhân duyên với cô gái.

Tiếp thu lời gợi  ý của nhà vua, nhân dân làng Mui Chùa xây dựng nghè thờ công chúa gọi là Nghè Bà. Hàng năm, nhân dịp rằm tháng Tám, làng Yên Duyên lại mở hội bơi chải để nhắc lại sự tích mối nhân duyên giữa nhà vua và công chúa con vua Thủy Tề. Theo nghĩa truyền thống, Lễ hội còn là dịp để các đôi trai gái hẹn hò gặp nhau kết duyên đôi lứa.

Ngày càng hấp dẫn

Quy định lễ hội bơi chải Yên Duyên khá nghiêm ngặt. Người được tuyển vào đội bơi phải kiêng “trần tục” trước 7 đến 9 ngày, ăn ngủ tập trung để bảo đảm ngày xuống chải thân thể tinh khiết. Thông lệ, hội bơi được mở trong ba ngày từ 13 đến 15 tháng 8 (Âm lịch). Ngày đầu là nội dung “bơi thờ”, nghĩa là làm lễ khai quang chải (dụng cụ chèo thuyền) và các cụ bô lão bơi vòng quanh một vòng, ngày thứ hai “bơi lèo” là giải vòng loại để chọn các đội xuất sắc vào vòng chung kết, ngày thứ ba là “bơi giải”.

Lễ hội bắt  đầu với nghi thức trang nghiêm. Các cụ lão trượng xuất hiện với trang phục áo dài đỏ, đội khăn xếp vàng, dây đai lưng màu, bước trên chòi trống hình tám mắt in trên thuyền rồng, có kết hoa và giải lụa vòng quanh. Cụ “Cả Trượng” đánh ba hồi chín tiếng trống. Dứt hồi trống cuộc thi bắt đầu, những “cây chải” (cây chèo thuyền) rẽ sóng đưa bốn con thuyền lao trên mặt nước như bốn con rồng, mỗi thuyền rồng là một màu áo, đầu rồng và đuôi được sơn son thếp vàng, cờ xí rực rỡ.

Trên bờ sông, mọi người nhất loạt hò reo cổ vũ cùng với tiếng cồng la của người bắt nhịp, tiếng trống thúc giục của cụ “Cả Trượng”, tiếng “rằm bơi” của các chải đập liên hồi xuống mặt nước, hoà quyện vào nhau, tạo nên âm thanh sống động… Khoảng cách điểm xuất phát bơi tới đích dài một cây số, mỗi lèo bơi 3 vòng và đều chấm giải: nhất, nhì, ba, tư. Để giành chiến thắng, các tay chèo phải khổ công rèn luyện để có sức khỏe dẻo dai và có tính đồng đội cao trong thi đấu.

Năm 2000, lễ hội bơi chải làng Yên Duyên được khôi phục lại, nhanh chóng thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương. Từ chỗ, các chải bơi của Yên Duyên thi với nhau, nay thu hút đông đảo các chải bơi từ mọi miền tìm đến đăng ký tham gia hội thi. Năm 2007 và 2008, đội chải bơi của Yên Duyên, được TP chọn tham gia đội tuyển Hà Nội tham dự giải bơi chải hữu nghị tại Trung Quốc và đạt thành tích cao trong giải thi. Năm 2010 kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, quận Hoàng Mai cũng đã được TP chọn đăng cai và tổ chức giải bơi chải cấp TP hết sức thành công.

Năm nay, quận Hoàng Mai được UBND TP. Hà Nội chọn đăng cai tổ chức giải bơi Chải truyền thống TP Hà Nội năm 2012.


(Theo chinhphu)


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66047784

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July