Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  DI SẢN MÚA ROM VONG CỦA NGƯỜI KHMER DI SẢN MÚA ROM VONG CỦA NGƯỜI KHMER , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Múa rom vong (hay múa lâm thôn) có vị trí quan trọng trong các cuộc sinh hoạt tập thể, gắn với cuộc sống đời thường, gắn với các lễ hội cổ truyền của dân tộc Khmer như: Chôl Chnăm Thmây, Sen Dolta, Oc Oom Booc... Đây là một di sản được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2019.

 

Các cô gái Khmer duyên dáng trong điệu múa lâm thôn

Từ lâu, múa rom vong (hay múa lâm thôn) đã gắn bó, đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt trong cộng đồng của người Khmer. Múa rom vong của người Khmer gắn với tín ngưỡng - tôn giáo và phong tục tế lễ tiêu biểu như: lễ tế thần linh, lễ rước thần, lễ cầu an và lễ Arăk... Hầu hết các điệu múa đều có tính vui nhộn được thể hiện qua sự phối hợp nhịp nhàng, sinh động của các động tác tay chân theo từng điệu nhạc. Các điệu múa có thể múa thành vòng tròn hoặc múa thành hàng và không giới hạn số người tham gia.

Người Khmer múa trong các dịp tế lễ của cộng đồng và trong các buổi giao lưu văn nghệ: có thể múa tại nhà, trên sân chùa, ngoài đồng ruộng... chỉ cần có tiếng hát, tiếng vỗ tay cổ động hoặc thau nhôm, thùng nhựa làm trống. Múa rom vong là múa vòng tròn, theo nhịp 2/4. Khi nhịp trống và giọng hát say sưa vang lên theo điệu rom vong, thì từng người một hoặc từng đôi trai gái bước đều 3 bước và lui một bước, hai tay nâng lên để trước ngực, các ngón tay thẳng đứng và cong lên như những đóa cánh tươi, cứ một tay đưa lên, tay kia đưa xuống nhịp nhàng theo tiếng nhạc.

Đối với múa rom vong, nhất là vào những dịp lễ, Tết truyền thống của dân tộc, khi tiếng trống hoặc nhạc ngũ âm vang lên, từng đôi trai gái, già trẻ cùng uyển chuyển hòa mình vào điệu múa tập thể rất mềm mại và duyên dáng. Các động tác của nữ khi múa lượn 2 cánh tay đưa ra trước ngực, còn nam thì lượn cánh tay rộng ra như để che chở cho người bạn múa của mình; kết hợp với chân, chân nào phía trước thì tay đó ở dưới thấp và ngược lại; lòng bàn tay trái ngửa thì lòng bàn tay phải úp và ngược lại theo quy luật âm dương, trong âm có dương, trong dương thì lại có âm.

 Nam nữ dân tộc Khmer hòa mình vào điệu múa lâm thôn tập thể rất mềm mại và duyên dáng (Ảnh TL)

Múa rom vong chiếm một vị trí quan trọng trong các cuộc sinh hoạt tập thể, gắn với cuộc sống đời thường, gắn với các lễ hội cổ truyền của dân tộc như: Chol Chnăm Thmây, Sen Dolta, Ok Om Bok hay trong các nghi lễ tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Đi kèm với điệu múa là những nhạc cụ đặc trưng của dân tộc như: trống sadam, chiêng, dàn nhạc ngũ âm…

Múa rom vong có 3 bước chính, người múa thường bắt đầu bằng cách bước chân phải lên một góc 45 độ và khi đó phải chuyển từ tư thế tay chíp sang tư thế tay thô thuôl, tay trái trong tư thế tay rồn. Kế tiếp là bước chân trái lên khi đó tay trái trong tư thế rồn chuyển sang chíp rồi buông ra thành tư thế thô thuôl, khi đó chân trái rút thấp ra phía sau. Quy luật chân nào phía trước thì tay đó ở dưới thấp và tư thế rồn, tay đối diện trong tư thế thô thuôl và ngược lại cho đến khi hết bài. Đặc điểm múa rom vong là múa nhấp chân ở phía sau.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Khmer Nam Bộ- Sơn Lương cho biết, múa rom vong phải tuân theo một số quy tắc nhất định như: Người ít tuổi, địa vị thấp hơn sẽ ra múa trước, sau đó mới tiến đến mời các vị quan khách, người cao tuổi ra múa giao lưu. Các động tác múa rom vong có tên cụ thể như: động tác tay chíp (cheap), động tác tay khuôn, phong cách tay rồn (còn gọi là che), phong cách tay chòn-ol (còn gọi là động tác chỉ), phong cách tay thồ thuôl (còn gọi là nhận hay đón lấy), phong cách tay bông hoa.
Động tác chíp (nụ lá): Có ý nghĩa là cây có những chồi non rất tươi, đẹp và mềm mại, thể hiện sự khát vọng đi lên, phù hợp với nội dung các bài múa diễn tả hành động vui tươi, hóm hỉnh, yêu đời. Động tác này, người múa đưa lòng bàn tay ngửa lên trên, chỉ dùng ngón tay cái và ngón trỏ áp sát vào nhau bằng một lực đủ căng ba ngón kia ra hướng ngược lại với hai ngón Chíp.

Động tác khuôn (nụ hoa): Có ý nghĩa là hoa đã kết trái tươi tốt, sung sức thể hiện cho sự mạnh mẽ, dứt khoát. Động tác này lòng bàn tay của người múa hướng về phía trước theo hướng đứng, ngón giữa cong áp sát với ngón cái trở thành một vòng tròn, sử dụng một lực tương đối mạnh để căng 3 ngón kia ra hướng ngược lại.

Động tác chòn-ol (chỉ): Ngón chính ở động tác này là ngón trỏ chỉ thẳng, các ngón còn lại cong theo hình bậc thang, đồng thời căng mạnh cổ tay về phía người như động tác khuôn. Ngón chính ở động tác này là ngón trỏ chỉ thẳng, các ngón còn lại cong theo hình bậc thang đồng thời căng mạnh cổ tay về phía người.

Động tác rồn (che): dùng một lực áp sát các ngón vào nhau như tư thế che nắng, lòng bàn tay che thay vì bình thường là dùng lưng bàn tay che. Nữ: đầu các ngón ngang mí mắt và ngang chân mày; Nam: cánh tay mở rộng và toàn bộ cánh tay cong theo vòng cung.

Động tác thồ-thuôl (nhận hay đón lấy): Lòng bàn tay ngửa lên các ngón áp sát vào nhau hướng về phía trước. Cánh tay cong vuông góc lên và song song với khuôn mặt có khi cao khoảng chóp đầu, căng cổ tay.

Động tác vong thể hiện tình cảm vui tươi, nhanh nhẹn và khéo léo.

Động tác sêk: dáng đi của con két, lật đật nghiêng rất khôi hài và các động tác lia (mở)... Múa rom vong của đồng bào Khmer Sóc Trăng là sản phẩm tinh thần độc đáo vừa mang tính thiêng, vừa là nhu cầu tinh thần sau những giờ lao động mệt nhọc nơi đồng áng; là những sáng tạo độc đáo, góp thêm vào vườn hoa nghệ thuật đầy màu sắc của dân tộc Việt Nam.

Múa Rom vong có vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng người Khmer, từ trong lao động tới lễ hội, văn hóa tâm linh. Vào những dịp diễn ra lễ hội, không chỉ đồng bào Khmer múa mà bà con người Kinh, Hoa cùng hòa mình vào điệu múa vui nhộn này, thể hiện sự lan tỏa văn hóa, sự thu hút của điệu múa với tất cả mọi người. Thông qua điệu múa, tình cảm tốt đẹp giữa người với người được gây dựng, trai gái có thể thành đôi. Bên cạnh đó, múa rom vong còn là nguồn cảm hứng của biết bao nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác nên nhưng ca khúc ru ngọt lòng người như: “Về Sóc Trăng vui điệu lâm thôn”, “Chiếc áo bà ba”, “Sóc Sờ Bai Sóc Trăng”...

Rom Vong là “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong các lễ tết, đám tiệc của người Khmer. Từ việc tham gia múa trong các sinh hoạt của cộng đồng, các thế hệ tiếp nối được truyền dạy một cách tự nhiên. Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng đã mở những lớp dạy múa rom vong tại Trung tâm Văn hóa, Thư viện, Bảo tàng và Trung tâm Văn hóa Triển lãm Hồ Nước Ngọt Sở (Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng) tổ chức Lớp múa sinh hoạt cộng đồng dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh còn có Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng.

Với giá trị tiêu biểu, Múa rom vong của người Khmer được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 4601/QĐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019.

Nguyệt Anh/ baodantoc.vn

Nguồn quehuongnonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/di-san-mua-rom-vong-cua-nguoi-khmer-20210823100829817.htm


 


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65084779

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July