Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Độc đáo Tết Ngô của người Cống ở Nậm Khao Độc đáo Tết Ngô của người Cống ở Nậm Khao , Người xứ Nghệ Kiev
 


Tết Ngô còn có tên gọi khác là tết "Mùa mưa"- tết cổ truyền lớn nhất trong năm của đồng bào Cống ở Lai Châu. Hiện nay, người Cống ở Lai Châu có khoảng hơn 2000 người tập trung ở hai huyện Nậm Nhùn và Mường Tè. Tuy dân số không nhiều, nhưng đồng bào Cống vẫn giữ được những giá trị văn hóa riêng và Lễ hội Tết Ngô là một trong những nét văn hóa đặc sắc từ ngàn xưa còn lưu lại .

Sáng mùng một năm mới, các cháu về chúc Tết ông bà sẽ được tặng những giỏ quà lấy may 

Cũng như bao gia đình đồng bào dân tộc Cống ở Xám Lắng, xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, để chuẩn bị cho Tết Ngô năm nay, hai vợ chồng ông Chang Văn San đeo gùi vào rừng từ sớm để chọn những ống tre bánh tẻ xanh nhất mang về chẻ nan đan giỏ quà cho các cháu. Ông San phấn khởi: "Tết Ngô nhiều thủ tục lắm, nhưng tôi và vợ vui nhất là còn sức khỏe để làm ra những giỏ quà cho con cho cháu”.

Theo quan niệm của người Cống, năm mới người già sẽ phát lộc cho con trẻ là các thứ quà bánh dân gian, và món quà ấy nhất thiết phải đựng trong những giỏ tre được các cụ già đan. Theo tục lệ vào sáng mùng một đầu năm mới Tết Ngô cổ truyền của người Cống (tháng 6 âm lịch), các cháu đến nhà mừng tuổi ông bà, sau đó ông bà sẽ trao những giỏ quà cho các cháu.

Ông Lý Văn So (75 tuổi), bản Láng Phiếu cho biết: “Tết Ngô được tổ chức sau khi bà con thu hoạch xong mùa màng. Theo cách tính của người Cống, thì Tết vào khoảng đầu tháng 6 âm lịch, khi mùa mưa về ấy là khi vụ ngô đã bắt đầu vào kỳ thu hoạch. Để đón Tết Ngô, người Cống thường phải chuẩn bị trước đó nửa năm như nuôi con lợn cho thật béo, cho con gà thật săn thịt và trồng cây ngô thật sai bắp để cuối năm trình báo thần linh tổ tiên".

Chỉ có người già mới được sắp lễ dâng cúng tổ tiên

Trước ngày Tết, gia đình sẽ có một buổi họp để phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho cái Tết được trọn vẹn, chu đáo nhất theo đúng phong tục truyền thống. Trong mâm lễ dâng cúng không thể thiếu trên ban thờ của người Cống, đó là những món được chế biến từ ngô như bánh ngô, cơm ngô, ngô luộc, rượu ngô và những sản vật của núi rừng để dâng lên thần linh trên trời và tổ tiên cầu mong đấng thần linh phù hộ, độ trì cho con cháu năm tới có mùa màng bội thu, sức khỏe dồi dào, bản làng yên vui.

Bánh ngô được làm từ ngô nếp non tẽ hạt đem xay mịn, rồi trộn đều với mật ong. Sau đó dùng lá dong gói lại, đem đồ chín rồi chọn 4 chiếc tròn đẹp nhất thể hiện 4 mùa trong năm. Cơm ngô là ngô non nạo nhỏ trộn với gạo nếp, được gói trong lá dong thành những gói to đem đồ lên, khi cơm chín có mùi thơm của ngô nếp non quyện với hương thơm gạo nếp tỏa ra một mùi hương quyến rũ. Đây là những món ăn truyền thống được làm bằng ngô non sau khi thu hoạch nên nó mang ý nghĩa biết ơn sâu sắc đến thần linh, tổ tiên.

Ngoài ra, trong mâm lễ của người Cống còn phải có thịt lợn, gồm thủ, đuôi và chân thể hiện mong ước "đầu xuôi đuôi lọt". Riêng phần nội tạng của lợn sẽ luộc khoanh tròn đặt vào lá dong cạnh thủ lợn, điều này thể hiện lòng thành của con cháu với tổ tiên. Ngoài ra còn có thịt gà, nấm rừng, ngọn rau bí, cơm lam, cá suối nướng… Đặc biệt không thể thiếu 12 con cua đá tượng trưng cho 12 tháng trong năm.

Đồng bào người Cống ở Nậm Khao quan niệm, cua là con vật bảo vệ mùa màng. Khi hạt ngô được trồng xuống đất, mọc mầm, chuột và chim muông đến phá hoại, cua sẽ dùng càng đuổi những con vật phá hoại đi. Sau khi bắt cua dưới suối lên bà con làm sạch, tách đôi, moi hết thịt cua và nhồi bột ngô vào mình cua rồi lắp lại thành hình con cua đem đồ chín sau đó bày lên bàn thờ cùng các lễ vật khác. Theo như lời của già làng nơi đây thì mọi lễ vật khi dâng lên bàn thờ tổ tiên phải được làm chín, kiêng bày đồ tươi sống. Trong cuộc sống mới hiện đại, lễ vật dâng cúng trong Tết Ngô không bắt buộc phải đủ đầy, mâm lễ cúng tổ tiên có thể nhiều hay ít món, tuỳ vào điều kiện của mỗi gia đình.

Những giỏ quà sau khi dâng cúng, chủ nhà thường treo ở cửa sổ khi có con trẻ đến chơi sẽ tặng lấy may

Anh Chang Văn Tân, Trưởng bản Láng Phiếu cho biết: Theo tục lệ, hàng năm vào Tết “Mùa mưa”, cả bản dậy thật sớm, ai ai cũng nhanh chân ra suối tắm gội và lấy nước về dâng lên tổ tiên. Năm nay, thực hiện nghiêm chỉ đạo của huyện, của tỉnh về phòng chống Covid-19, bản bỏ qua tục lệ tắm suối, gội đầu. Tuy nhiên, Tết Ngô vẫn được tổ chức bình thường tại các gia đình, nhưng hạn chế tụ tập, chúc tụng đông người như mọi năm”.

Bước sang ngày đầu năm mới, sau khi dâng cúng tổ tiên thần linh xong, cả nhà sum vầy bên mâm cơm gia đình chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Trong những ngày Tết, thực hiện quy định của bản, mọi người đến thăm nhà nhau, chúc nhau lời chức tốt đẹp, nhưng phải bảo đảm an toàn, đúng với khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế về phòng chống dịch Covid -19.

Tết Ngô gắn liền với những sinh hoạt văn hóa tộc người, mang tính cộng đồng cao, là một kho tàng văn hóa dân gian với nhiều loại hình nghệ thuật, xứng đáng được quan tâm đầu tư, bảo tồn và phát huy góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

(Theo baodantoc.vn)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/doc-dao-tet-ngo-cua-nguoi-cong-o-nam-khao-20210806163122871.htm



  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65204278

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July