Xem Video: Tái hiện phiên chợ quê đậm chất Nam Bộ
Ngày 26/9, tại khu phố Tân Thành (TP. Hội An, Quảng Nam) diễn ra một hoạt động dịch vụ thương mại du lịch độc đáo “phiên chợ làng chài Tân Thành” do Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức. Phiên chợ có quy mô gần 100 gian hàng, là điểm gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, mua bán, thanh lý đồ dùng cũ hoặc mới, có thể chưa sử dụng và ẩm thực địa phương….nhằm khơi dậy giá trị sinh hoạt mang tính văn hóa, nhân văn, khơi dậy hoạt động sản xuất – kinh doanh – dịch vụ hiện đang còn rất trầm lắng do tác động của dịch Coѵīɗ – 19
Việc tổ chức phiên chợ xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng. Người dân làng chài Tân Thành, doanh nghiệp du lịch Hội An muốn có một nơi để giao lưu, trao đổi sản phẩm, sản vật địa phương. Đặc biệt là có thể thanh lý những sản phẩm cũ còn sử dụng tốt, đồ tái chế. Điều này sẽ thúc đẩy việc tăng cường kinh tế tuần hoàn, hạn chế dần việc xả rác ra môi trường
Theo ông Phan Xuân Thanh - Chủ tịch Hiệp hội du lịch Quảng Nam khi dịch bệnh được đẩy lùi với thương hiệu đã được xây dựng du khách sẽ đến với Hội An, Việt Nam, nhưng số lượng đến thế nào tùy thuộc vào việc doanh nghiệp, địa phương có những hoạt động thế nào, có tạo được các sản phẩm có giá trị cộng đồng hay không. Các địa phương đều tập trung vào kích cầu thông qua giảm giá, nên địa phương nào tạo ra được sản phẩm độc đáo, tạo được điểm nhấn và khai thác hiệu quả lợi thế của địa phương, có ý nghĩa hơn thì sẽ có cơ hội thu hút du khách hơn
Du lịch Hội An đã chịu 2 cú sốc lớn bởi dịch bệnh. Việc chủ động tổ chức một cách tự quản đối với chợ phiên trong ngắn hạn sẽ mang lại sức sống trong tuyến phố, tạo sức hút người dân Hội An đến tham gia. Và khi du lịch phục hồi, chợ phiên sẽ trở thành một điểm đến, tạo được sức hút đối với du khách. Trong dài hạn, hướng đến tạo một sản phẩm du lịch bền vững của Hội An trong tương lai
Chị Nguyễn Thu Thảo (Cẩm Thanh, Hội An): Do ảnh hưởng của dịch Coѵīɗ – 19 nên du lịch tại Hội An trầm lắng. Khi có chợ phiên thì mọi người hào hứng, đến để giao lưu với nhau, cuối tuần có nơi đến. Chúng tôi có sản phẩm đậu khuôn làm từ đậu nành không biến đổi gen có hàm lượng dinh dưỡng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm là sản phẩm mới nên cũng muốn giới thiệu đến người tiêu dùng. Chị Thảo cho biết, từ khi sống ở Hội An đã không sử dụng nilon và nhựa dùng 1 lần. Nên khi bán đậu quyết định dùng lá chuối để gói. Hồi đầu cũng lo ngại người tiêu dùng sẽ không đón nhận, nhưng ở Hội An mọi người đều rất hào hứng với việc dùng lá chuối để gói đậu thay vì dùng bao nilon. Giờ nhắc đến đậu gói lá chuối thì biết đến thương hiệu “đậu phụ thật” của chị
Gian hàng nhỏ của gia đình cô Nadine Ziegeldort gồm những đồ dùng cá nhân như sách, đồng hồ, kính mắt, giày dép, quần áo mỗi loại một vài sản phẩm, và được điều hành, giao dịch bởi các bạn nhỏ là con và cháu cô Nadine Ziegeldort
Cô Nadine Ziegeldort đến từ Australia. Cô và gia đình đã sống ở Hội An được 10 năm. Chị gái Nadine Ziegeldort cùng gia đình sang du lịch và gặp Coѵīɗ – 19 nên còn mắc kẹt ở lại Hội An. "Chúng tôi cảm thấy rất an toàn và an tâm với công tác chống dịch Coѵīɗ – 19 của Hội An, Việt Nam. Chúng tôi tham gia phiên chợ làng chài Tân Thành để các con được trải nghiệm việc kinh doanh. Các bé sẽ bán, trao đổi những đồ dùng của mình để có một khoản thu nhập nho nhỏ rồi dùng nó mua những sản phẩm của các quầy hàng khác tại phiên chợ, hoặc trao tặng những sản phẩm còn tốt được nhưng không sử dụng để những sản phẩm đó hữu ích hơn”, cô Nadine Ziegeldort cho hay
Anh Agga (Anh) cho biết hiện đang làm việc ở Việt Nam và mới cùng bạn Hội An du lịch. “Chúng tôi đến phiên chợ và được giao lưu với nhiều người, ở đây họ bán nhiều hàng hóa phong phú và không khí rất là sôi động. Người Hội An rất thân thiện, chúng tôi có rất nhiều bạn khi đi du lịch Việt Nam. Chúng tôi rất an tâm khi học tập và sinh sống ở đây”, Agga chia sẻ
Phiên chợ thu hút rất đông người dân, du khách đến tham quan, mua sắm. Người dân khối phố Tân Thành, Hội An cho biết đã rất lâu mới thấy không khí vui vẻ như vậy. Phiên chợ sẽ được tổ chức vào mỗi thứ 7 hàng tuần, thí điểm trong 3 tháng. Sau đó sẽ đánh giá, hoàn thiện để tổ chức tốt hơn