Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Làng nghề kim hoàn: Mạch ngầm văn hiến Làng nghề kim hoàn: Mạch ngầm văn hiến , Người xứ Nghệ Kiev
 

23/05/2020

(HNM) - Trong nghìn năm lịch sử, đất kinh kỳ luôn là nơi hội tụ tinh hoa cả nước, bao gồm cả những nghệ nhân, thợ tinh xảo của đủ mọi nghề từ khắp bốn phương. Trong đó, nghề kim hoàn có bề dày lịch sử với những câu chuyện thăng trầm lý thú như một mạch ngầm văn hiến vẫn luôn chảy mãi trong lòng Thăng Long - Hà Nội.

Với những đóng góp trong việc giữ gìn, duy trì nghề đậu bạc Định Công, nghệ nhân Quách Văn Hiểu đã được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Tinh hoa Hà Nội

Dân gian xưa có câu: “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã”. Có thể thấy, nghề đậu bạc ở Định Công từ xa xưa đã được đánh giá là một trong 4 nghề tinh hoa nhất kinh thành Thăng Long.

Theo truyền thuyết, vào thế kỷ VI, thời Tiền Lý, làng Định Công có ba anh em Trần Điền, Trần Điện, Trần Hòa. Họ học được nghề làm đồ trang sức bằng vàng bạc (nghề đậu bạc) và mở cửa hàng lấy tên là “Kim hoàn”. Nhờ cần cù, khéo léo nên sản phẩm họ làm ra rất tinh xảo. Ba anh em dạy dân làng cùng làm nghề, truyền từ đời này sang đời khác. Từ đó, nghề làm vàng bạc làng Định Công được khắp nơi biết đến. Để ghi nhớ công ơn, dân làng Định Công lập đền thờ ba anh em họ Trần, vào ngày 12 tháng Hai âm lịch hằng năm tổ chức lễ hội tri ân ba vị tổ nghề rất trang trọng.

Với lịch sử khoảng 1.500 năm, nghề đậu bạc Định Công có nhiều nét độc đáo so với các làng nghề khác như Châu Khê (Hải Dương), Đồng Xâm (Thái Bình). Thợ kim hoàn Định Công khi chế tác sản phẩm vàng bạc tinh xảo luôn thực hiện 3 khâu quan trọng là chạm, đậu và trơn. Chạm tức là chạm trổ các hình vẽ, hoa văn, họa tiết trên mặt các đồ trang sức hoặc các sản phẩm bằng vàng bạc như các loại chóp nón, kiềng, vòng, khánh, ống vôi, ống nhổ... Kỹ thuật đậu tức là kéo vàng bạc đã nung chảy thành sợi rồi từ những “sợi chỉ” này kết hình hoa lá, chim muông gắn vào đồ trang sức. Tiếp đó là kỹ thuật trơn, người thợ không cần chạm trổ mà phải “cườm” cho sản phẩm nhẵn, bóng, trơn. Thợ kim hoàn lành nghề phải giỏi cả ba kỹ thuật chuyên môn trên và biết thủ thuật luyện kim cổ truyền. Theo kinh nghiệm, muốn có vàng tốt, tức là vàng đủ 10 tuổi, người thợ phải nắm được kỹ xảo cổ truyền gọi là “chở vàng”.

Nói đến nghề kim hoàn tại Hà Nội cũng không thể không nhắc đến phố Hàng Bạc. Con phố dài gần 300m thuộc quận Hoàn Kiếm là một trong những phố cổ của “36 phố phường Hà Nội”. Từ xa xưa, phố Hàng Bạc đã hình thành 3 nghề có quan hệ gắn bó với nhau. Thứ nhất là nghề đúc bạc nén do người làng Châu Khê (xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) lên Thăng Long cư trú, lập nghiệp thời Lê Thánh Tông (1460-1497). Thứ hai là nghề đổi bạc cũng do người làng Châu Khê đảm nhận đổi tiền kẽm lấy bạc nén, bạc vụn (vì thế, thời Pháp thuộc phố này được gọi là Rue des Changeurs - phố Những người đổi tiền). Thứ ba là nghề kim hoàn với những kỹ thuật chạm, đậu, trơn tinh xảo học từ thợ kim hoàn Định Công.

Thời kỳ hoàng kim của nghề kim hoàn tại đất kinh kỳ là giai đoạn trước năm 1945. Trong một thời gian dài các sản phẩm kim hoàn có tính thẩm mỹ cao là niềm tự hào của Thăng Long - Hà Nội. Từ năm 1954, nghề kim hoàn gặp khó khăn, đến sau năm 1972 thì gần như mai một hẳn.

Từ năm 1983, làng nghề kim hoàn Định Công và nghề kim hoàn ở Hà Nội nói chung bắt đầu được hồi sinh, ngày càng khởi sắc, nhận được nhiều đơn đặt hàng lớn ở trong, ngoài nước.

Còn đó những trăn trở

Nghệ nhân Quách Văn Trường, người có công phục hồi nghề kim hoàn truyền thống của làng Định Công, cho biết: Vào năm 1983, Ban tổ chức một festival thủ công mỹ nghệ quốc tế ở Nga biết tiếng làng nghề kim hoàn Định Công nên đã đặt làm sản phẩm hoa bướm đậu bằng đồng cài ve áo để làm quà lưu niệm. Dẫu thời điểm đó còn nhiều khó khăn nhưng ông Trường vẫn quyết tâm khôi phục nghề. Ông đã cùng nhiều thợ giỏi trong làng vừa sản xuất, vừa dạy nghề. Trong vòng 2 năm sau khi diễn ra festival, nhiều gia đình đã quay trở lại sống với nghề truyền thống.

Nếu như nghệ nhân Quách Văn Trường là người “đặt nền móng” cho quá trình hồi sinh của làng nghề kim hoàn Định Công thì nghệ nhân Quách Văn Hiểu lại là người có công quảng bá, đưa hình ảnh nghề đậu bạc đến gần hơn với công chúng và bạn bè quốc tế. Tác phẩm của ông đã đoạt nhiều giải thưởng quan trọng tại các triển lãm lớn. Năm 2004, lần đầu tiên làng nghề Định Công đoạt Huy chương vàng tại một hội chợ triển lãm thủ công mỹ nghệ với tác phẩm “Hộp tú cầu đậu bạc”. Năm 2008, tác phẩm “Hộp quạt Xuân Hương” của nghệ nhân Quách Văn Hiểu là một trong 6 tác phẩm đoạt giải thưởng ASEAN - tác phẩm xuất sắc về nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ các nước ASEAN. Đây cũng là tác phẩm duy nhất của Việt Nam đoạt giải. Với những đóng góp trong việc giữ gìn, duy trì nghề đậu bạc Định Công, ông Quách Văn Hiểu đã được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Mặc dù vậy, việc lưu giữ, phát triển nghề kim hoàn truyền thống của Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Nghệ nhân Quách Văn Trường bày tỏ: “Tôi mong muốn có được nơi trưng bày, quảng bá nghề kim hoàn Định Công và một trung tâm để đào tạo nghề. Trước đây, nghề kim hoàn Định Công chỉ truyền cho người trong làng nhưng bây giờ tôi sẵn sàng dạy cho những ai yêu nghề, muốn học hỏi”. Còn nghệ nhân Quách Văn Hiểu chia sẻ: “Nghề đậu bạc đòi hỏi người thợ phải kiên trì, thường xuyên nâng cao tay nghề nên hiện giờ người trẻ không mấy mặn mà. Việc thiếu thợ lành nghề hiện vẫn là một trong những khó khăn của làng nghề Định Công, bởi để có được một nghệ nhân giỏi có thể mất khoảng 10 năm”.

Chia sẻ những trăn trở về nghề kim hoàn tại Hà Nội, ông Nguyễn Chí Thành (sinh năm 1950), một thợ kim hoàn lâu năm ở phố Hàng Bạc cho biết: Gia đình ông lập nghiệp tại Hà Nội từ năm 1902, đến nay đã có 5 thế hệ theo nghề kim hoàn. Đây là nghề chế tác kim loại quý nên đòi hỏi người thợ phải trung thực, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp. Có lẽ vì vậy mà từ trước tới nay gia đình ông chưa từng dạy nghề cho ai ngoài huyết thống. Thế nhưng, những năm gần đây, có nhiều người trẻ đam mê với nghề kim hoàn đã tìm đến học hỏi và ông sẵn lòng chia sẻ những bí quyết của nghề. Hiện con trai của ông cũng đang phát triển nghề kim hoàn Việt Nam tại Thụy Điển…

Trải bao thăng trầm lịch sử, nghề kim hoàn như một mạch ngầm vẫn chảy mãi ở đất kinh kỳ văn hiến bởi được hun đúc từ sự tâm huyết của các nghệ nhân. Thật mừng là những năm gần đây, tinh hoa nghề cổ lại được bồi đắp thêm bởi sự đam mê “tầm sư học đạo” của các thế hệ trẻ. Những đơn hàng liên tục từ thị trường trong nước và quốc tế đã mang đến tín hiệu vui, báo hiệu sự khởi sắc của nghề kim hoàn, một nét đẹp tinh hoa của Thăng Long - Hà Nội.

 

Vy Anh

Nguồn hanoimoi.com.vn

http://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/van-hoa/822723/lang-nghe-kim-hoan-mach-ngam-van-hien



  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65109628

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July