Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống lụa Mã Châu Bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống lụa Mã Châu , Người xứ Nghệ Kiev
 

18/05/2020

 

Huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vốn nổi danh với những sơn hào hải vị, những sản vật tinh hoa nức tiếng. Một trong những sản vật trứ danh của Duy Xuyên mà bất cứ du khách nào khi đến đây cũng muốn sở hữu để sử dụng hoặc để làm quà tặng cho người thân, bạn bè đồng nghiệp, đó là lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu.

 Du khách chọn mua lụa tơ tằm Mã Châu tại gian trưng bày thành phẩm của Công ty TNHH tơ lụa Mã Châu ở thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. 

Không ai biết chính xác lụa Mã Châu xuất hiện vào thời gian nào. Theo tương truyền và một số người già tại đẩy kể lại, nghề dệt lụa Mã Châu xuất hiện ở đây khoảng 4 - 5 trăm năm nay. Ngay từ khi xuất hiện, lụa Mã Châu đã nức tiếng khắp nơi bởi sự tinh tế trong hoa văn và sự phối màu hài hòa của người thợ dệt.

Lụa tơ tằm Mã Châu đẹp, bền nhờ được dệt từ những kén tơ do tằm được nuôi bằng lá cây dâu sinh trưởng từ nguồn phù sa màu mỡ do ba con sông Thu Bồn, Vu Gia, Bà Rén bồi đắp cùng với sự khéo léo, cẩn thận, tay nghề giỏi của người thợ…

Để có một sản phẩm lụa tơ tằm đạt chất lượng và thẩm mỹ, người thợ phải sản xuất, làm việc hết 100% tâm trí trong các công đoạn: nuôi tằm - ươm tơ - dệt lụa - tẩy nhuộm màu để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hoàn mỹ nhất. Nhờ thế, lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu sẽ có những đặc tính mà các vải lụa công nghiệp không thể có được, đó là: thoát nhiệt, thoát ẩm, chống hôi, chống độc tố.

Theo những người lớn tuổi trong làng cho biết, thời phong kiến, lụa Mã Châu là một trong những sản vật để cống tiến cho triều đình nhà Nguyễn may trang phục cho các vua, hoàng hậu, hoàng tử công chúa và quan lại trong triều.

Theo anh Trần Hữu Phương, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn tơ lụa Mã Châu cho biết: Hiện nay, với 39 cán bộ, công nhân viên, bình quân mỗi năm, công ty sản xuất được khoảng 200 ngàn mét lụa các loại, đạt doanh số khoảng 10 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí nguyên liệu, điện, lương công nhân từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng, công ty còn lãi được khoảng 1 tỷ đồng. Để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống của quê hương, tất cả các công đoạn sản xuất đều được các công nhân của công ty thực hiện theo quy trình truyền thống. Đó cũng là tâm niệm của anh và của người dân làng nghề sản xuất lụa Mã Châu.

Được biết, trong thời gian vừa qua, do quy luật phát triển của cuộc sống và nhu cầu của người dân, một số hộ dân của làng nghề đã phải chuyển đổi phần lớn diện tích trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa sang làm nghề khác. Hiện nay, nguồn nguyên liệu tơ tằm của công ty phải nhập từ nơi khác về để sản xuất. Nhằm đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu, hiện nay, huyện Duy Xuyên đã quy hoạch hơn 200 ha chuyên canh trồng dâu nuôi tằm phục vụ nguồn nguyên liệu chất lượng cho làng nghề duy trì sản xuất, phát triển.

Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn tơ lụa Mã Châu cho biết: Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng và số lượng tơ lụa Mã Châu cung ứng cho thị trường, Công ty sẽ đầu tư nâng cấp, cải tiến quy trình công nghệ sản xuất truyền thống. Đến năm 2022, dự kiến, Công ty sẽ sản xuất và cung ứng cho thị trường khoảng 1 triệu mét vải lụa tơ tằm các loại, đạt doanh thu khoảng 50 tỷ đồng/năm. Sau khi trừ đi các chi phí, công ty lãi được trên 5 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, công ty sẽ giải quyết việc làm được cho khoảng 100 lao động, với mức lương khoảng 10 triệu đồng/người/tháng.

 Công nhân Công ty TNHH tơ lụa Mã Châu ở thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam thực hiện một công đoạn trong quy trình sản xuất lụa

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Trang, du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Thỉnh thoảng, công ty hay gia đình chị vẫn thường tổ chức đi du lịch ở Quảng Nam. Mỗi lần đến Quảng Nam, làng lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu là một địa chỉ mà hầu như lần nào chị cũng ghé qua. Đến với làng nghề lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu, ngoài việc tham quan, tìm hiểu về các công đoạn dệt vải truyền thống, chị và mọi người còn lựa chọn được những tấm vải đẹp, có giá trị để về làm quà. Đi du lịch Quảng Nam mà không có lụa tơ tằm Mã Châu mang về làm quà là chưa đến Quảng Nam.

Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm lụa tơ tằm Mã Châu, hiện nay, công ty đã ký hợp đồng cung ứng lụa cho hơn 10 đơn vị doanh nghiệp thiết kế thời trang xuất khẩu, lập một trang mạng bán hàng online để cung ứng cho người tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Công ty sẽ ký hợp đồng quảng bá, cung cấp sản phẩm lụa tơ tằm Mã Châu với các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ để quảng bá và cung ứng lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu cho thị trường người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Công ty cũng sẽ mở thêm tour du lịch tham quan trải nghiệm làng nghề lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu để phục vụ du khách tham quan, tìm hiểu. Dự kiến, tour du lịch sẽ thu hút khoảng 3.000 du khách đến tham quan, tìm hiểu/năm, bình quân mỗi lượt khách đến tham quan, tìm hiểu và mua sắm, chi phí hết khoảng 500 ngàn đồng/lượt. Mỗi năm, tour du lịch sẽ đạt doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí, công ty có lãi 500 triệu đồng/năm.

Trịnh Bang Nhiệm / TTXVN

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/bao-ton-phat-trien-lang-nghe-truyen-thong-lua-ma-chau-20200518090352852.htm



  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65110243

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July