Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Âm nhạc của các dân tộc thiểu số làm giàu kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam Âm nhạc của các dân tộc thiểu số làm giàu kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam , Người xứ Nghệ Kiev
 

Âm nhạc của các dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định tạo nên bản sắc riêng, sự phong phú, đa dạng của âm nhạc dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loại hình âm nhạc dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ bị mai một, cần được bảo tồn, gìn giữ.

Nghệ nhân Mào Văn Ết nói về cách thức chế tác một cây đàn tính tẩu. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN 

Phong phú kho tàng âm nhạc dân tộc

Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc, mỗi một dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng, ngôn ngữ tiếng nói riêng, trong đó có nền âm nhạc mang sắc thái riêng, bao gồm kho tàng dân ca, nhạc cụ phong phú, đặc sắc gắn liền với đời sống tinh thần, vật chất và tâm linh của đồng bào.

Lấy ví dụ, với đồng bào người Thái, điệu khắp – một làn điệu dân ca đặc trưng, giàu bản sắc văn hóa đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu được trong các cuộc vui, lễ hội, đám cưới, lễ mừng nhà mới, mừng cơm mới, mừng năm mới… Có người từng ví, mỗi khi tiếng khắp cất lên sẽ làm rạo rực, xao xuyến lòng người. Tiếng khắp khiến người đang ăn ngừng cầm đũa, buông bát. Người đang nói, đang cười cũng phải ngừng câu chuyện, người đang uống rượu cũng buông cần, đặt chén. Tiếng khắp khiến xa cũng thành gần, khiến người lạ cũng thành quen…

Tương tự, làn điệu H’ri - một làn điệu dân ca Chăm xuất phát từ trong lao động, sản xuất được đồng bào Chăm sử dụng rộng rãi trong ngày hội làng, đám ma, đám cưới… Trong sinh hoạt gia đình, làn điệu H’ri là lời ru người mẹ dùng căn dặn con về điều hay, lẽ phải và dạy con sau này lớn lên làm người có ích cho xã hội. Trong những đêm trăng và đêm hội làng, các chàng trai, cô gái cũng sử dụng làn điệu H’ri để hát đối đáp, trao lời thề, lời nguyện ước…

Từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước, rất nhiều bài dân ca của đồng bào các dân tộc được phát trên đài phát thanh thời đó đã in sâu vào ký ức nhiều thế hệ người Việt Nam. Có thể kể đến bài “Mưa rơi” dân ca Khơ Mú, bài “Ru em” dân ca Xơ Đăng, bài “Inh lả ơi” dân ca Thái, bài “Con gà gáy le te” dân ca Cống Khao...

Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi một dân tộc, đều có những nét độc đáo riêng biệt về đặc điểm của âm nhạc dân tộc mình, như hát giao duyên đối đáp, hát đồng dao; hát Then, Mo của người Dao, Tày, Thái; hát Tang ca, hát ống của người Mông; múa chiêng, trống của người Mông, Dao; đàn tính của người Tày, Thái; cồng chiêng của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên…

Có thể khẳng định, kho tàng âm nhạc cổ truyền của đồng bào các dân tộc thiểu số vô cùng phong phú, đặc sắc, góp phần tạo nên bản sắc dân tộc trong âm nhạc Việt Nam. Đặc biệt, trong quá trình cộng cư và giao lưu tiếp biến văn hóa lâu đời giữa các dân tộc ở các vùng miền, dẫn đến âm nhạc của các dân tộc càng thêm đa dạng. Cũng là then Tày, nhưng then Tày ở Hà Giang, khác với then Tày Tuyên Quang, Bắc Kạn, Yên Bái… Tương tự, ở nhiều loại hình âm nhạc khác như cồng chiêng, âm nhạc Chăm, … ở mỗi địa phương lại có những nét riêng, hoặc một màu sắc riêng.

Theo Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Bình Định, nguyên Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam, âm nhạc của các dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định tạo ra sự đa sắc, đa hương cho vườn hoa nghệ thuật âm nhạc truyền thống. Các dân tộc ít người có những tư duy về vấn đề giai điệu, điệu thức, điệu quãng, nhạc cụ và cách thể hiện riêng. Điều đó góp phần tạo nên bản sắc riêng từng dân tộc, tạo nên sự phong phú đa dạng của âm nhạc dân tộc Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Gìn giữ, bảo tồn âm nhạc dân tộc

Có một kho tàng âm nhạc dân tộc phong phú, song do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, đặc biệt là trong điều kiện đất nước hội nhập, phát triển, cùng với sự phát triển của công nghệ, điều kiện sống cũng như môi trường sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số có những thay đổi, một bộ phận âm nhạc của các dân tộc thiểu số đang gặp phải những khó khăn, thách thức, đứng trước nguy cơ mai một.

Lấy ví dụ từ loại hình hát ống của đồng bào Mông tại Chiềng Tương, Yên Châu, Sơn La. Trước đây, nhóm nam nữ tham gia hình thức dân ca này sử dụng hai chiếc ống, nối với nhau bằng một sợi dây làm công cụ để chuyển tải âm thanh. Người hát sẽ hát vào một ống, người nghe kéo căng sợi dây và úp ống còn lại vào tai. Cứ như vậy, họ thay nhau hát những câu giao duyên, trao đổi tình cảm từ bãi nương này sang bãi nương khác. Nhưng bây giờ, họ đã có giải pháp tốt hơn, là sử dụng điện thoại di động hoặc vào mạng xã hội… còn hình thức hát ống ở đây đã mai một.

Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc thừa nhận, trước đây, ở các bản người Tày, Thái, Mông, Dao…, hầu hết mọi người đều biết hát dân ca, chơi nhạc cụ truyền thống và trình diễn các bài múa, nhưng đến nay, số nghệ nhân này còn rất ít, phần lớn là những người đã cao tuổi, còn giới trẻ đã không mấy mặn mà với âm nhạc dân tộc, thậm chí có nơi, người trẻ còn không biết tiếng của đồng bào dân tộc mình, nên không biết hát giao duyên, không biết hát các làn điệu dân ca của đồng bào các dân tộc mình, dẫn đến nguy cơ mai một âm nhạc dân tộc.

Trước những nguy cơ mai một các loại hình âm nhạc truyền thống của đồng bào các dân tộc, vấn đề bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống các dân tộc đang được đặt ra cấp bách, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.

Hầu hết, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đều cho rằng, để bảo tồn âm nhạc dân tộc, ngoài việc xây dựng các cơ chế, chính sách, các đề án, chương trình bảo tồn âm nhạc dân tộc, cần quan tâm hơn nữa đến các nghệ nhân, bởi nghệ nhân là những người nắm giữ di sản âm nhạc cổ truyền, là những người hiểu biết sâu sắc nhất về phong tục, tập quán, tính cách tộc người, nên họ biết tìm ra phương pháp phù hợp nhất, khả thi nhất để tập hợp cả tộc người cùng chung tay gìn giữ âm nhạc cổ truyền. Nghệ nhân cũng là những người có khả năng truyền dạy di sản cho các thế hệ sau, là người cải biến, cầm lái xu hướng đổi thay của âm nhạc dân gian dân tộc trong từng thời kỳ.

Nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan cho rằng "vấn đề bảo tồn, phát huy nghệ thuật dân gian, trong đó có âm nhạc dân gian các dân tộc đã được nói đến từ rất lâu. Các hội thảo báo cáo nhiều đến nỗi có người khi nghe đến cụm từ này đã bật thốt lên: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Nhưng dù vậy, chúng ta vẫn cần phải nói tiếp, bởi việc bảo tồn, phát huy vốn di sản văn hóa nghệ thuật cổ truyền cũng vận động, cũng biến đổi theo nhịp sống, cách sống của mỗi cộng đồng dân tộc, theo cách tư duy văn hóa, chính trị ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ. Vì thế, chúng ta vẫn phải bàn về bảo tồn – một khi chúng ta còn nhu cầu giữ lại những di sản phi vật thể quý giá này trong đời sống xã hội".


Phương Lan/ dantocmiennui.vn

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/am-nhac-cua-cac-dan-toc-thieu-so-lam-giau-kho-tang-am-nhac-truyen-thong-viet-nam-20200325171012713.htm



  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65114905

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July