Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 10/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Hỏi đáp về một số di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng (tiếp theo) Hỏi đáp về một số di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng (tiếp theo) , Người xứ Nghệ Kiev
 

                                             AN GIANG

                                       KHU LƯU NIỆM CHỦ TỊCH TÔN ĐỨC THẮNG

                                          

                                                                         Ảnh nguồn - Internet

Câu hỏi: Hãy cho biết đôi nét về khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm trên Cù lao Ông Hổ?

Trả lời:

    Cù lao Ông Hổ là quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, thuộc xã Mỹ Hoà Hưng, cách trung tâm thành phố Long Xuyên bởi một nhánh sông Hậu chảy qua. Từ thành phố Long Xuyên, xuống thuyền ngược dòng sông Hậu ta sẽ gặp Cù lao Ông Hổ. Tại Cù lao này có khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Khu lưu niệm này được xây dựng tháng 5 năm 1998 nhân 110 năm ngày sinh của Chủ tịch (1888 - 1998).

    Tôn Đức Thắng sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân khá giả ở Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên, nay là thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Truyền thống gia đình, quê hương và thời cuộc tác động mạnh và ảnh hưởng nhiều đến chí hướng, tình cảm và nhân cách của Tôn Đức Thắng.

    Năm 1906 lên Sài Gòn bắt đầu cuộc đời làm thợ, Tôn Đức Thắng tham gia vào phong trào yêu nước của thợ thuyền và trở thành hạt nhân lãnh đạo các cuộc đấu tranh của học sinh trường Bách Nghệ (Bá Nghệ), công nhân Ba Son. Năm 1915, với trình độ tay nghề giỏi, Tôn Đức Thắng thi vào học trường thợ máy Châu Á ở Sài Gòn. Năm 1916, Tôn Đức thắng bị động viên trở thành lính thợ làm việc trên chiến hạm France. Ngày 29 tháng 4 năm 1919, Tôn Đức Thắng tham gia cuộc binh biến của hải quân Pháp ở Biển Đen ủng hộ nước Nga Xô Viết. Bị trục xuất khỏi nước Pháp, Tôn Đức thắng trở về Sài Gòn tích cực tham gia hoạt động nghiệp đoàn, xây dựng những cơ sở công hội bí mật tại Sài Gòn – Chợ Lớn và trở thành người lãnh đạo công hội bí mật đầu tiên ở Việt Nam, tham gia vào quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuối năm 1929, Tôn Đức thắng bị thực dân Pháp bắt giam ở khám lớn Sài Gòn, sau đó bị kết án 20 năm khổ sai và bị đày ra Côn Đảo. Bị đọa đày trong địa ngục trần gian Côn Đảo, Tôn Đức Thắng vẫn giữ khí tiết của người cộng sản, kiên trung bất khuất, son sắt giữ trọn niềm tin vào cách mạng. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, từ Côn Đảo trở về, đồng chí bắt tay ngay vào cuộc chiến đấu mới của đồng bào Nam Bộ và nhân dân cả nước chống thực dân Pháp trở lại xâm lược.

    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Tôn Đức Thắng chịu nhiều gian nan, thử thách, song vẫn giữ vững tấm lòng kiên trung, bất khuất, giữ vững niềm tin vào cách mạng. Đồng chí Tôn Đức thắng từng giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nhà nước. Ở bất cứ cương vị nào, đồng chí cũng nêu cao tấm gương mẫu mực về lòng trung thành, sự tận tụy, phấn đấu hy sinh, đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị, để cho nhân dân cả nước, trong đó có nhân dân An Giang mãi mãi noi theo.

    Đồng chí Tôn Đức Thắng là niềm tự hào của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam cũng như của quê hương An Giang.

    Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng được chia thành 3 nơi chính:

    Đền tưởng niệm có kết cấu kiểu cổ lầu, bước qua 9 bậc cấp ta sẽ đến nền điện làm bằng gỗ giáng hương, đi tiếp ta sẽ gặp đỉnh trầm. Trên vị trí trang trọng là tượng bán thân của chủ tịch Tôn Đức Thắng. Chi tiết trang trí trên bao lan phía trên có rồng chầu cuốn thư với dòng chữ “Tôn Đức Thắng” màu vàng, hai bên chạm hình cây trúc, dưới cùng là cá hoá long đỡ bao lan. Phía trên cao của điện trang trí biể tượng ngũ phúc (phúc, lộc, thọ, khang, ninh).

   Một ngôi nhà sàn kiểu Nam Bộ ba gian, hai chái, do thân phụ Chủ tịch tôn Đức Thắng là cụ Tôn Văn Đế xây dựng với lối kiến trúc hình chữ “Quốc” năm 1887. Đây là nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã sống những năm tuổi thơ. Toàn bộ khung của ngôi nhà làm bằng gỗ, cột là gỗ tràm, mái ngói lợp ống. Sau nhiều năm hoạt động cách mạng Chủ tịch Tôn Đức Thắng không có điều kiện về thăm nhà nhiều lần. Người chỉ trở lại nhà vào các năm 1920, 1945 và 1975. Ngôi nhà được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích ngày 6 tháng 12 năm 1989. Phía sau nhà có 4 ngôi mộ của thân phụ, thân mẫu và hai vợ chồng người em trai của Chủ tịch. Bộ Văn hóa đã ra quyết định công nhận đây là một di tích lịch sử mang tầm cỡ Quốc gia. Để tưởng nhớ công lao to lớn của Bác Tôn, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 110 của Bác Tôn, nhân dân tỉnh An Giang đã tiến hành làm lễ khánh thành khu lưu niệm của Bác Tôn với nhiều công trình mới được xây dựng xung quanh ngôi nhà Bác Tôn như: Đền thờ Bác Tôn được xây dựng trong khuôn viên 1.6000 mét vuông với kiến trúc cổ lầu tam cấp đặc sắc, đối diện với đền thờ là nhà trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn, nơi đây các hình ảnh, hiện vật, các tư liệu và phim ảnh sống động giúp chúng ta hiểu thêm về Bác Tôn, một tấm gương sáng của dân tộc ta. Đối điện cửa vào là hai câu đối bằng quốc ngữ: “Tựa lưng Bảy Núi, uống nước Cửu Long, Mỹ Hoà Hưng ngời danh xứ sở/ Khơi lửa Ba Son, kéo cờ Bắc Hải, Tôn Đức thắng rạng tiếng non sông”.

    Không chỉ có thế, đến với Cù lao chúng ta có thể thưởng thức các loại trái cây, món ăn đặc sản và nghe đàn ca tài tử, làm quen với cuộc sống của người dân Nam Bộ, thăm các bè cá ven bờ cù lao... Nơi đây, quý khách có thể tận hưởng được hương vị cuộc sống của vùng sông nước Nam Bộ.

 (Xin đón đọc phần tiếp theo Tỉnh An Giang - Di tích lịch sử Tức Dụp) 


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 8
Total: 69987178

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July