Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Hỏi đáp về một số di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng (tiếp theo) Hỏi đáp về một số di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng (tiếp theo) , Người xứ Nghệ Kiev
 

                                                           THÀNH PHỐ HÀ NỘI

                                             THÀNH CỔ THĂNG LONG - HÀ NỘI

                                  

                                   Thành cổ Hà Nội  - Ảnh nguồn Internet

 

Câu hỏi: Hãy cho biết những nét cơ bản về thành cổ Thăng Long – Hà Nội?

    Trả lời:

    Kinh thành Thăng Long – Hà Nội đã từng tồn tại trong nhiều thế kỷ. Thời Lý thành Thăng Long xây dựng trên vị trí thành Đại La. Thăng Long hồi đó có mặt phía Bắc giáp Hồ Tây; phía Tây giáp sông Tô Lịch; phía Đông là đường Lý Nam Đế hiện tại. Đến thời Trần, thời hậu Lê thành vẫn ở vị trí cũ nhưng thay đổi về quy mô và các công trình ở trong thành. Đến thời Nguyễn, kinh đô rời vào Phú Xuân (Huế), thành Hà Nội là Tổng Trấn Bắc Hà. Quy mô thành Hà Nội thời kỳ này nhỏ hơn so với trước đó.

    Thành cổ Thăng Long – Hà Nội xưa có ba vòng (tam trùng thành quách).

    Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm Thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và một số ít cung tần mỹ nữ. Phần thành này có nhiều tên gọi qua các triều đại: Cung Thành (thời Lý), Long Phượng Thành (thời Trần) và Cấm Thành (thời Lê). Cửa duy nhất ở giữa Tử Cấm Thành và Hoàng Thành là Đoan Môn.

    Vòng thứ hai (ở giữa) là Hoàng Thành, khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều. Giữa Hoàng Thành với Kinh Thành có rất nhiều cửa nhưng đến nay chỉ còn lại một cửa là Bắc Môn, hiện thuộc địa phận phố Phan Đình Phùng.

    Vòng ngoài cùng đắp bằng đất, gọi là Kinh Thành. Kinh Thành là nơi ở và sinh sống của dân cư. Nối giữa Kinh Thành với bên ngoài có nhiều cửa. Thời Lê, kinh thành Thăng Long có 16 cửa ô, đến thời Nguyễn có 12 cửa ô. Đầu thế kỷ 20 vẫn còn 5 cửa ô: ô Chợ Dừa, ô Đống Mác, ô Cầu Dền, ô Cầu Giấy và ô Quan Chưởng. Đến nay chỉ còn lại ô Quan Chưởng (tên cũ là “Đông Hà Môn”, nghĩa là cửa phía Đông sông), bốn cửa ô còn lại chỉ còn trong hoài niệm của người Hà Nội. Dấu vết một số đoạn thành đất của thành Thăng Long xưa vẫn còn như đường Đại La, Hoàng Hoa Thám, La Thành.

    Vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ một tập bản đồ cả nước, gọi là Hồng Đức bản đồ, trong đó có bản đồ thành Đông Kinh. Tuy nhiên bản đồ gốc từ thời Lê không còn nữa, ngày nay chỉ còn lưu lại được 9 tấm bản đồ Đông Kinh thời Lê. Trong những tấm bản đồ này người đời sau có sao chép và thêm bớt ít nhiều, nhưng cũng cho ta thấy một hình ảnh cụ thể về thành Đông Kinh. Theo những bản đồ này thì Hoàng Thành được xây bằng đá, trên có ụ bắn. Thành được mở 3 cửa: cửa Đông hay còn gọi là cửa Đông Hoa (vị trí cũ nhìn ra phố Hàng Cân, Hàng Đường ngày nay), cửa Nam hay cửa Đại Hưng (vị trí cũ khoảng cửa Nam hiện nay) và cửa Bảo Khánh (phía Nam hồ Bảo Khánh, khu Giảng Võ).

    Cung Thành hình chữ nhật, xây bằng gạch. Cửa chính của Cung Thành mở về phía Nam gọi là Đoan Môn và hai bên có hai cửa phụ gọi là Đông Tràng An và Tây Tràng An.

    Nhà Lê xây dựng và bố trí lại nhiều cung điện, lầu gác trong Cung Thành. Kiến trúc trung tâm là điện Kính Thiên được xây dựng lại từ năm 1428, đến năm 1467 làm thêm hai lan can bằng đá, chạm rồng ở thềm điện. Trước kinh điện Kính Thiên có điện Thị Triều, nơi các quan vào chầu vua, bên phải là điện Chi Kính, bên trái là điện Vạn Thọ. Ngoài ra còn có các điện Cần Chánh, Cẩn Đức, Thuý Ngọc, Giảng Võ, Thạch Thất...

    Triều Mạc thay thế triều Lê, Đông Kinh trở lại tên gọi Thăng Long là đô thành của triều Mạc. Để đề phòng những cuộc tiến công của quân Lê – Trịnh, nhà Mạc lo tăng cường hệ thống các thành luỹ phòng vệ quanh thành Thăng Long. Trên bản đồ Hà Nội hiện nay, thành này bắt đầu từ phường Nhật Chiêu (tức Nhật Tân ngày nay) chạy theo phía Hồ Tây, qua Bưởi, Cầu Giấy theo đường Giảng Võ – La Thành qua ô Chợ Dừa, Kim Liên rồi theo đường Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân... ra tới sông Hồng. Thành này rộng hơn thành Đại La và đưa toàn bộ khu Hồ Tây vào trong phạm vi thành Thăng Long đời Mạc. Thành cao hơn thành Thăng Long cũ, rộng 25 trượng, đào ba lần hào, trồng tre dài mấy mươi dặm để bọc lấy ngoài thành.

    Hoàng Thành và Cung Thành thời Lê – Trịnh hầu như không có gì thay đổi, Hoàng Thành không được tu bổ nên bị sụt lở nhiều chỗ và có thể thu hẹp phần phía Đông và phía Tây so với quy mô hồi cuối thời Lê Sơ.

    Sang thời nhà Nguyễn, kinh đô chuyển vào Huế, thành Thăng Long được dùng làm trụ sở của Bắc Hà Tổng Trấn gồm 11 trấn và làm nơi đón tiếp sứ thần nhà Thanh. Năm 1805, vua Gia Long cho phá bỏ Hoàng Thành cũ xây lại thành theo quy cách mới. Thành này hình vuông, chu vi hơn 1.285 trượng (hoảng 5 ki-lô-mét). Tường thành cao 1 trượng 2 thước, 3 tấc, dày 4 trượng (khoảng 16 mét), phía dưới xây bằng đá xanh, đá ong, phía trên xây bằng gạch hộp. Thành mở ra 5 cửa: Bắc, Đông, Tây, Đông Nam và Tây Nam.

    Căn cứ vào những di tích hiện còn và bản đồ Hà Nội do Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến vẽ năm 1831 thì thành Thăng Long đời Nguyễn ứng với ô vuông mà 4 cạnh là đường Phan Đình Phùng ở phía Bắc, đường Hùng Vương ở phía Tây, đường Trần Phú ở phía Nam và đường Phùng Hưng ở phía Đông. Vết tích vật chất của các cổng thành và tường chỉ còn lại đoạn ở phía Bắc (đường Phan Đình Phùng) với tấm biển bằng đá xanh có khắc chữ “Chính Bắc Môn”. Những biển đá Nam Môn và Tây Môn đã được đưa vào trưng bày tại vườn cảnh của Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Trong thành Hà Nội hiện nay chỉ còn lại bốn cụm kiến trúc tính từ Nam đến Bắc. Đó là Đoan Môn còn tương đối nguyên vẹn, nằm ở phía Nam điện Kính Thiên, thẳng trục Cột Cờ. Tiếp đến là điện Kính Thiên. Điện này bị quân Pháp đánh phá năm 1866, nay chỉ còn lại thềm đá có bậc lên xuống gồm 10 bậc với lan can rồng đá. Điện còn 4 cổng kiểu 3 mái chồng nhau.

    Tiếp đến là Hậu Lâu: Hậu Lâu còn gọi là lầu công chúa hay còn gọi là hậu điện, có thể là nơi ở của các cung tần mỹ nữ trong đoàn tùy tùng mỗi khi vua ra Hà Nội. Kiến trúc này hiện nay tình trạng còn khá tốt, nhưng khi xưa người Pháp đã phá lấp nhiều cỗ làm biến dạng. Lầu xây bằng gạch, phía dưới hình hộp, trên các công trình kiến trúc với 5 tầng mái đan xen nhau.

    Cửa Bắc: quay hướng Bắc, chếch 150 độ, dạng hình thang, có hai cánh gà hình tam giác. Lòng mái hình vòm cuốn xây gạch, một viên đặt ngang xen một viên đặt dọc liên kết thêm bằng vữa tam hợp. Mép cửa kè đá hình chữ nhật, diềm trên bằng đá, trang trí viền cánh sen. Phía trên cửa có hai ống máng bằng đá để thoát nước từ trên Vọng Lâu xuống, trang trí vân mây xoắn. Nóc Vọng Lâu đã bị phá, nay chỉ còn lại nền. Trên cổng thành là tấm hoành phi bằng đá đề ba chữ “Chính Bắc Môn”.

    Những di tích của thành Hà Nội còn lại rất ít nhưng vô cùng quý giá. Hiện nay chúng ta còn giữ lại được di tích Đoan Môn thời Lý và điện Kính Thiên thời Lê với bậc thềm có lan can rộng toàn bằng đá. Tháng 12 năm 2003, kết thúc việc khai quật một phần khu thành cổ, hơn 4 triệu hiện vật đã được phát hiện. Nhiều tầng văn hóa qua các triều đại suốt từ thế kỷ thứ VII đến XIX về toà thành Đại La – Thăng Long – Hà Nội đã phát lộ. Du khách có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng những di tích này khi về thăm thủ đô.  

(Xin đón đọc phần tiếp theo Cột Cờ Hà Nội)


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65993403

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July