CAO BẰNG
Ảnh nguồn - Internet
Câu hỏi: Pắc Bó từ lâu đã trở thành di tích thiêng liêng của cách mạng Việt Nam. Hãy cho biết đôi nét về khu di tích Pắc Bó?
Trả lời:
Sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngày 8 tháng 2 năm 1941 Bác Hồ đã trở về Tổ quốc. Mảnh đất thiêng liêng đầu tiên đón Bác trở về đó chính là Pắc Bó. Pắc Bó là một vùng đồi núi hiểm trở thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng ở về phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng, sát biên giới Việt Trung. Đằng sau những dãy núi đá của làng Pắc Bó là khu di tích cách mạng Pắc Bó. Ở đây dân cư thưa thớt, phần lớn là đồng bào Nùng sống thành từng chòm nhỏ. Đường lên hang Pắc Bó, cây cối um tùm, rậm rạp, đá tai mèo lởm chởm. Cửa hang Pắc Bó rất nhỏ lại luôn ẩm ướt nên rất khó vào bên trong hang. Phía trên cao của hang có một khoảng trống, ánh sáng lọt vào được đủ để đọc sách và làm việc. Trên vòm hang có nhiều nhũ đá lởm chởm, đâm tua tủa trông tự nhiên và rất đẹp mắt. Trên vách đá trong hang còn bút tích Bác Hồ ghi bằng chữ số La Mã và chữ Hán đề ngày 8 tháng 2 năm 1941, ngày Bác bắt đầu về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Mặt hang Pắc Bó gồ ghề, ẩm thấp. Giường nằm của Bác là hai cây gỗ, mấy cành cây kê lên những tảng đá trong hang. Bên cạnh giường có một hốc đá sâu hoắm là nơi Bác Hồ giấu tài liệu.
Pắc Bó theo tiếng Tày là “miệng nguồn” – đầu nguồn. Pắc Bó là ngọn nguồn của sông Giàng, một nhánh sông Bằng chảy về Cao Bằng. Ở vùng Pắc Bó có nhiều núi cao, khe suối, rừng cây rậm rạp. Sáng sớm sương mù giăng khắp các đỉnh núi mờ xanh, đến trưa ánh mặt trời tỏa xuống những rừng cây đại ngàn... Trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ đó, sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, nay trở về Bác đã đặt tên cho con suối trước hang là “suối Lê –nin”, còn ngọn núi cao nhất vùng là “núi Các Mác”. Trong hang Pắc Bó có nhiều nhũ đá đẹp. Bác Hồ đã dùng dao tạc thành một pho tượng Các Mác – vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản thế giới.
Ảnh nguồn - Internet
Ở Đắc Bó, ban ngày Bác ngồi làm việc ở tảng đá bên bờ suối Lê-nin. Cách Pắc Bó không xa còn có một số địa điểm khác nữa như hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, lán Khuổi Nậm... đã từng là nơi tổ chức các lớp huấn luyện cán bộ, các cuộc họp quan trọng của Trung ương do Bác Hồ đích thân chủ trì. Tờ báo “Việt Nam Độc lập” do Bác chủ trương cũng ra đời ở đây. Viết về những ngày hoạt động cách mạng ở Đó Người đã làm thơ”
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng, vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Ở Pắc Bó từ ngày 8 tháng 2 năm 1941 đến tháng 7 năm 1941 đến tháng 7 năm 1942 Bác lại từ biệt quê hương sang Trung Quốc với tư cách là đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh nhưng không may bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Tháng 9 năm 1943 Bác được trả tự do, lúc này từ Liễu Châu (Trung Quốc) Bác lại trở về Pắc Bó. Tới giữa năm 1945 Người trở về Tân Trào lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.
Pắc Bó đã trở thành di tích lịch sử thiêng liêng của cách mạng Việt Nam. Với địa thế sơn thủy hữu tình, Pắc Bó cũng đã đón nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế tới thăm.
(Xin đón đọc phần tiếp theo: Cần Thơ)
|