Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Hỏi đáp về một số di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng (tiếp theo) Hỏi đáp về một số di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng (tiếp theo) , Người xứ Nghệ Kiev
 

                         BÌNH THUẬN

Câu hỏi: Hãy cho biết đôi nét về di tích Dục Thanh?

Trả lời:

              Ảnh nguồn - Internet

 

    Di tích Dục Thanh từ lâu đã trở thành một trong những địa danh gắn liền với thân thế và sự nghiệp của người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh.

    Dục Thanh là nơi Hồ Chí Minh đã ở và dạy học năm 1910, trước lúc Người vào sài Gòn để đi tìm đường cứu nước. Khu di tích này rộng 1 héc-ta bao gồm trường Dục Thanh, nhà ngủ, nhà thờ Nguyễn Thông, hồ sen, hòn non bộ, bức bình phong, vườn cây ăn quả cây cảnh...

    Trường Dục Thanh là một trường tư thục tiến bộ do hai người con của cụ Nguyễn Thông – một chí sĩ yêu nước – là Nguyễn Trọng Lồi và Nguyễn Quý An cùng công ty Liên Thành xây dựng năm 1908. Trường nằm trên một khu đất bằng phẳng bên bờ sông Phan Thiết (nay là ngôi nhà số 39 bến Trưng Nhị). Dục Thanh là trường giảng dạy có chất lượng cao lúc đó. Trường có hai ban: ban Hán văn và ban Pháp văn (có chương trình quốc ngữ). Trường có từ lớp tư đến lớp nhất, gồm 100 học sinh và 7 thầy giáo.

    Đầu năm 1910, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tên Bác lúc đó) vào Phan Thiết, được hai hội viên của công ty Liên Thành là Trương Gia Mô và Hồ bá Bang giới thiệu vào dạy tại trường Dục Thanh.

    Thời gian dạy học tại đây, thầy Thành đã cải tiến phương pháp giảng dạy và truyền bá lòng yêu nước cho mỗi học trò. Mỗi khi vào lớp, thầy Thành thường rung chuông để tất cả học sinh đứng dậy đọc những bài thơ yêu nước như: “Á tế á ca”, “Việt Nam hồn”... Hàng tuần vào tối thứ năm, học sinh thuyết trình đề tài tiếng Việt trước cả lớp. Những ngày nghỉ, thầy Thành dẫn học sinh đi du ngoạn cảnh làng Sơn Khê, bãi biển Phan Thiết, đình làng Đức Nghĩa. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành gợi mở cho học sinh lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc qua những chuyện kể về các anh hùng có công dựng nước và giữ nước.

    Cuối năm 1910, thầy Nguyễn Tất Thành từ giã trường Dục Thanh vào Sài Gòn chuẩn bị bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước.

    Trong khu di tích trường Dục Thanh hiện nay còn Ngọa Du Sào là nhà thờ cụ Nguyễn Thông. Trong Ngọa Du Sào có bộ ván ba tấm mà thầy Thành nằm, chiếc bàn đọc sách, chiếc hòm sắt, tủ sắt của thầy Thành.

    Năm 1976 trường Dục Thanh được sửa chữa và phục chế toàn bộ và trở thành khu di tích Dục Thanh. Nơi đây đã in dấu chân của Bác ngay từ những ngày đất nước còn chìm trong tăm tối.

Câu hỏi: Hãy cho biết đôi nét về nhà lưu giữa bảo vật vương quốc Chăm và nhóm di tích tháp cổ Pô-Sha-Nư?

Trả lời:

    Nhà lưu giữ bảo vật vương quốc Chăm do bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ của dòng vua Chăm cuối cùng lưu giữ ở xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, cách thành phố Phan Thiết khoảng 60 ki-lô-mét về phía Bắc. Nhà lưu giữ bảo vật vương quốc Chăm là một bộ sưu tập di sản văn hóa hoàng tộc Chăm bao gồm những báu vật của vua Poklông-Mơh Nai và một số ít của các vị vua Chăm các thế kỷ trước. Bộ sưu tập có hơn 100 di vật nguyên gốc quý hiếm đủ các loại hình và chất liệu khác nhau. Đáng chú ý là những di vật bằng vàng (vương miện, bông tai, vòng xuyến), vải (áo bào, đôi hia) của vua Pôklông-Mơh Nai và hoàng hậu Popia Sơm. Bộ sưu tập phản ánh nghệ thuật của nghề thủ công mỹ nghệ, điêu khắc, chạm trổ rất phát triển của người Chăm trước đây.

             Ảnh nguồn - Internet

 

    Nhóm di tích tháp cổ Pô-Sha-Nư: Đây là cả một tổng thể kiến trúc đền tháp của người Chăm, còn gọi là tháp Phú Hài thuộc phường Thanh Hải, thành phố Phan Thiết, thờ các tiểu tiên nữ con gái thần mẹ Pô Nagar. Đây là tuyệt tác của dân tộc Chăm để lại cho nhân loại. Nhóm tháp này gồm 3 tháp và nhiều tháp bị đổ khác nay chỉ còn lại phế tích và nền móng. Ba ngôi tháp hiện còn phân bổ trên hai tầng đất, quay mặt về hướng Đông. Cả ba ngôi tháp đều là tháp vuông nhiều tầng, có niên đại thế kỷ VIII, mang phong cách Mỹ Sơn E1 (phong cách kiến trúc Chăm cổ). Có một số yếu tố kiến trúc như cột trụ tròn ở các cửa, mi cửa... tương tự như ở các đền tháp Khmer.

    Nhóm tháp Chàm Pô-Sha-Nư tọa lạc trên một ngọn đồi có tên “Lầu Ông Hoàng”, cách thành phố Phan Thiết 6 ki-lô-mét về phía Đông Bắc.

    Bên cạnh khu tháp Pô-Sha-Nư là các di tích “Lầu Ông Hoàng”, chùa Bửu Sơn, núi Cố nơi có mộ nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông.

 (Xin đón đọc phần tiếp theo: Cà Mau)


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66031836

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July