Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Hỏi đáp về một số di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng (tiếp theo) Hỏi đáp về một số di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng (tiếp theo) , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

                Bảo tàng Quang Trung (Bình Định) - Ảnh nguồn Internet

 

Câu hỏi: Hãy cho biết đôi nét về Bảo tàng Quang Trung?

Trả lời:

    Bảo tàng Quang Trung và tượng đài người anh hùng của dân tộc được xây dựng trên khu đất của làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định (nơi sinh ra người anh hùng Nguyễn Huệ).

    Nguyễn Huệ là người anh hùng dân tộc có công dẹp loạn nước, đánh đuổi quân xâm lược. Năm 1788, ông thống lĩnh đại quân từ Phú Xuân (Huế) hành quân thần tốc 35 ngày đêm ra Bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long (nay là Hà Nội). Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế hiệu là Quang Trung.

    Đến Bảo tàng Quang Trung, ta sẽ tận mắt được xem các hiện vật trưng bày về những chiến tích của vua Quang Trung. Đặc biệt chúng ta có dịp thưởng thức điệu múa trống võ Tây Sơn, một số môn võ truyền thống của Bình Định. Nơi đây vẫn còn lưu giữ được gốc me cổ thụ soi mình bên giếng nước cổ trong mảnh vườn xưa của gia đình Tây Sơn tam kiệt. Du khách đến đây thường tự tay múc nước giếng uống để mong lưu giữ trong mình truyền thống hào hùng của cha ông.

Câu hỏi: Hãy cho biết đôi nét về thành Hoàng Đế và thành Thị Nại?

Trả lời:

   Thành Hoàng Đế: Thành này còn có tên gọi là Đồ Bàn. Thành Hoàng Đế thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn 27 ki-lô-mét về hướng Tây Bắc. Thành được xây dựng vào cuối thế kỷ X, dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya. Đây là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa. Các vua Chăm đã đóng đô ở đây từ thế kỷ thứ XI đến thế kỷ XV. Di tích hiện nay không còn nguyên vẹn, chỉ còn sót lại các bức tường thành. Tường thành xây bằng đá ong, có hào, đường lát đá hoa cương.

    Trong thành có những di tích cũ của người Chăm như giếng vuông, tượng, nghê, voi, bên cửa hậu có gò Thập Tháp. Trên gò vốn có 10 ngôi tháp Chàm, trong đó có ngôi tháp Cánh Tiên cao gần 20 mét, góc tháp có tượng rắn làm bằng đá trắng và hai voi đá cùng nhiều tượng có hình thù kỳ dị. Chùa Thập Tháp Di Đà nằm ở phía Bắc thành. Chùa Nhạn Tháp nằm ở phía Nam thành. Đây là những ngôi chùa cổ, ở đó còn lưu giữ nhiều di tích, hiện vật liên quan đến văn hóa Chăm-pa và phong trào Tây Sơn. Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung ương Hoàng đế và đóng quân ở đây, gọi là Hoàng đế thành. Ông cho mở rộng về phía Đông, xây dựng nhiều công trình lớn. Năm 1799, thành bị quân nhà Nguyên chiểm, đổi gọi là thành Bình Định. Năm 1814, nhà Nguyễn phá bỏ thành cũ, xây thành mới, cách thành cũ khoảng 5 ki-lô-mét về phía Nam.

    Thành Thị Nại: Trước đây là trung tâm của vương quốc Chăm-pa trong quá trình di chuyển từ Quảng Nam vào Quảng Ngãi trước áp lực của nhà nước phong liến Đại Việt. Thành Thị nại là đô thị cổ duy nhất và tồn tại trong suốt năm thế kỷ (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV). Thị Nại cũng là cảng và thương cảng.

    Theo các cứ liệu nghiên cứu lịch sử thì niên đại của thành Thị Nại (hay cảng Thị Nại) được xây cất sớm nhất vào năm 803, muộn nhất là năm 1000, khi người Chăm dời vào đóng đô ở đồ bàn thì thành đã có rồi. Thành Thị Nại cách bờ Đông của đầm Thị Nại 5 ki-lô-mét, cách thành Đồ Bàn 22 ki-lô-mét ở phía Tây – Tây Bắc, cách Tháp Đôi 24 ki-lô-mét về phía Đông – Đông Nam. Thành hiện còn dài 200 mét, dày khoảng 3 mét, cao khoảng 1,8 mét. Bờ thành nằm dọc sông Côn thuộc xã Phước Quang và một phần xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước.

Câu hỏi: Hãy cho biết đôi nét về hệ thống chùa chiền ở Bình Định đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử?

Trả lời:

    Tỉnh Bình Định có một hệ thống đền, chùa khá phong phú và đa dạng. Sau đây là một số ngôi chùa nổi tiếng đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa.

    1.Chùa Thập Tháp:

    Chùa Thập Tháp tọa lạc trong phạm vi thành Đồ Bàn, được xây dựng vào năm 1665, thời chúa Nguyễn Thái Tông, Nguyễn Phúc Tần, tại xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn 27 ki-lô-mét về hướng Tây bắc. Chùa này do nhà sư Nguyễn Thiều (pháp danh Siêu Bạch) thiết kế và xây dựng.

    Chùa ở trên một ngọn đồi thoáng mát có dòng suối Bàn Khê chảy bao quanh cùng với hồ sen, tạo nên một không gian tĩnh mịch và nên thơ. Trong khuôn viên của chùa là vườn cây trái bốn bề xanh tốt. Chùa có lối kiến trúc phương Đông theo hình chữ “khẩu” với 4 khu chính: Chính điện, Phương trượng, Đông đường và Tây đường.

    Là một trong những ngôi chùa lớn ở Bình Định, chùa Thập Tháp đã nhiều lần được tôn tạo, trùng tu. Nơi đây được các nhà văn hóa, khảo cổ chú ý nghiên cứu và được nhiều du khách đến thăm thú. Chùa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa từ đầu năm 1990 và là một trong những điểm tham quan du lịch hấp dẫn của tỉnh Bình Định.

    2.Chùa Long Khánh:

    Chùa Long Khánh tọa lạc tại số 141 đường Trần Cao Vân, thành phố Quy Nhơn. Chùa được xây dựng dưới thời vua Lê Dụ Tông (thế kỷ XVIII). Chùa này là nơi truyền bá tín ngưỡng Phật giáo trong cả vùng thời bấy giờ. Hiện nay chùa còn lưu giữ hai hiện vật quý, đó là Thái Bình Hồng Chung (chuông Hồng Thái) được đúc vào năm 1805, triều vua Gia Long và tấm dấu biểu trưng “Long Khánh tự” được in vào năm 1813 triều vua Gia Long.

    Ngoài chùa Thập Tháp và chùa Long Khánh, ở Bình Định còn có các ngôi chùa khác cũng được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử – văn hoá như: chùa Sơn Long, chùa Hang (chùa Thạch Cốc), chùa Tịnh xá Nguyễn Thiều...

Câu hỏi: Ở Bình Định có một quần thể Tháp Chàm nổi tiếng được du khách trong và ngoài nước biết đến. Hãy cho biết đôi nét về quần thể di tích lịch sử – văn hóa này?

Trả lời:

    Tháp Chàm từ lâu đã được Nhà nước công nhận là một quần thể di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Quần thể Tháp Chàm có bốn ngọn tháp có kiến trúc khá đặc biệt như sau:

    1.Tháp Dương Long:

    Tháp Dương Long nằm ở xã Bình Hoà, huyện Tây Sơn. Từ quốc lộ 1, tại Gò Găng, cách thành phố Quy Nhơn 40 ki-lô-mét và thành phố Đà Nẵng 270 ki-lô-mét có lối rẽ hướng Tây vào sân bay Phù Cát. Trước cổng sân bay rẽ tay trái đi tiếp chừng 9 ki-lô-mét nữa là tới tháp Dương Long.

    Dương Long là một cụm gồm có 3 tháp lớn nhất trong ố những Tháp Chàm hiện còn. Tháp ở giữa cao nhất, khoảng 4 mét, hai tháp bên cao 22 mét. Đây là cụm tháp được xây dựng vào thế kỷ thứ XII, có kiến trúc rất đẹp.

    Phần thân của tháp được xây gạch, các góc được ghép những tảng đá lớn và nhiều chi tiết điêu khắc trang trí bằng đá. Cửa tháp quay hướng Đông và được nâng lên khá cao, chừng khoảng 1, 5 mét và khung cửa là những khối đá lớn. Nửa phần trên của tháp gần như hoàn toàn bằng những khối đá được xếp chồng lên nhau rất khéo. Ở các góc là những mảng chạm khắc lớn với hình của nhiều con vật như chim thần Garuda, voi, đại bàng... Các mặt phẳng của tường được phủ nhiều bức phù điêu lớn. Đặc biệt là những đỉnh tháp ở đây được cách điệu như những bông hoa sen lớn có nhiều lớp cánh hoa vươn lên trời cao.

    2.Tháp Bánh Ít:

    Tháp Bánh Ít nằm trên quả đồi cao thuộc thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách thành phố Quy Nhơn 25 ki-lô-mét. Khu tháp bánh Ít hiện chỉ còn 4 tháp Chính, tháp nam, tháp Cổng và tháp Đông, trong đó tháp Chính cao tới 22 mét. Kiến trúc của tháp Bánh Ít mang phong cách nghệ thuật điêu khắc Bình Định (thế kỷ XI) với những đường gờ nhỏ chạy dọc theo tường, hoa văn trang trí hình hoa lá chỉ có trên các diềm mái và những cảnh ca múa trên các vòm cửa giả. Những bức phù điêu chạm khắc hình vũ nữ nhảy múa và nhiều tác phẩm điêu khắc có giá trị như tượng Siva bằng đá, tượng thần Ganesa, tượng nữ thần Uma, tượng thần Bhama bằng đồng từ thời Pháp thuộc... đã được các nhà khảo cổ tìm thấy ở đây (một số đã bị đem về Pháp).

    Di tích tháp Bánh Ít được hội tụ bởi nhiều nét kiến trúc khác nhau. Đây là một trong những công trình tháp lớn nhất còn lại của vương triều Chăm-pa đang được các nhà khoa học nghiên cứu.

    3.Tháp Cánh Tiên:

    Tháp Cánh Tiên nằm giữa Đồ Bàn, thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn cách thành phố Quy Nhơn 27 ki-lô-mét về hướng Tây Bắc. Tháp Cánh Tiên có bề mặt vuông, nhiều tầng xây bằng gạch, cao gần 20 mét, trông xa giống như cánh của nàng tiên đang bay lên trời. Đây là một trong những ngôi tháp điển hình cho phong cách kiến trúc của Bình Định từ thế kỷ thứ XII. Kết cấu của tháp gồm: tiền sảnh và điện thờ. Hiện nay tiền sảnh đã bị đổ sụp. Phía ngoài thân tháp, các mặt tường được trang trí những cột ốp và các khung dọc nhô ra. Không giống với các tháp Chàm khác, tháp Cánh Tiên được xây dựng một phần bằng sa thạch ở phía ngoài các cột ốp tường, tường và các góc diềm mái. Tại bốn góc mỗi tầng của tháp này là chi tiết bằng đá hình đuôi phượng nhô ra.

   Đứng từ xa nhìn tháp Cánh Tiên, ta còn thấy giống như một ngọn lửa khổng lồ lung linh trong gió.

    4.Tháp Đôi:

uploads/200902/06_131133_9.jpg

                   Tháp Đôi Quy Nhơn - Ảnh nguồn - Internet

 

    Tháp Đôi nằm ở địa phận phường Đống Đa của thành phố Quy Nhơn, cách trung tâm thành phố khoảng 3 ki-lô-mét. Tháp có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII. Tháp Đôi hay còn gọi là tháp Hưng Thạch. Hiện ở đây còn hai ngôi tháp. Một tháp cao 18 mét và một tháp cao 20 mét. Cả hai tháp có cấu trúc đặc biệt, không giống như các tháp Chăm nhiều tầng truyền thống. Tháp gồm có 2 phần chính: thân tháp vuông và phần mái tháp mặt cong đều bằng nhau.

    Ngoài những tháp kể trên, Bình Định còn có tháp Phú Lộc ở xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn (cách Quy Nhơn 35 ki-lô-mét về phía Tây Bắc); tháp Bình Lâm ở xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước (cách Quy Nhơn 22 ki-lô-mét) được xây dựng từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV dưới thời vương quốc Chăm-pa.

                     (Xin đón đọc phần tiếp theo: Bình Phước)


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66027143

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July